Nến Hammer là gì? Đặc điểm và cách ứng dụng trong giao dịch

Ngày đăng: 15/10/2023 lượt xem

mô hình nến hammer là gì

Mô hình nến Hammer là gì?

Nến Hammer là mô hình nến đảo chiều của Nhật dựa trên các đáy, chúng có dạng như cây nến ngắn hay cây búa nên chúng được gọi tên theo đặc điểm nhận dạng là Hammer (cây búa). Mô hình nến Hammer được hình thành trong phiên có biến động giá rất mạnh nhưng khi đóng cửa giá hồi phục mạnh và chỉ còn thấp đôi chút so với mức mở cửa phiên.

Mức biến động mạnh của phiên đã hình thành nên mô hình nến giống dạng của chiếc búa trong đó cán búa chính là toàn bộ phần biến động giảm đã diễn ra trong phiên. Mô hình nến hammer chuẩn cần đáp ứng tiêu chí có phần cán búa dài hơn ít nhất là 02 lần so với phần đầu búa. Phần đầu búa thể hiện mức chênh lệch giữa mức giá mở và đóng cừa của phiên giao dịch.

mô hình nến hammer

Đặc điểm của nến Hammer

  • Có phần thân nến khá nhỏ trong khi phần bóng nến phía dưới rất dài.
  • Thường xuất hiện sau các nhịp giảm mạnh.
  • Thể hiện nỗ lực hồi phục rất mạnh của giá và nó thường đi kém với tín hiệu tích cực hàm ý về lực mua đang quay trở lại.
  • Mức giá đóng cửa có thể thấp hoặc cao hơn mở cửa tuy nhiên mức đóng nên thấp hơn nhằm tạo ra phần đầu búa một cách rõ ràng nhất.
  • Phần bóng nến phía dưới nên dài hơn ít nhất là 02 lần so với phần đầu búa.
  • Cho thấy tín hiệu tiềm năng của sự đảo chiều tăng giá trở lại. Giá cần tiếp nối đà tăng ngay sau khi nến hammer xuất hiện để xác nhận tín hiệu đảo chiều.
  • Trader thường chờ nến hammer hoàn thiện mới tiến hành mở vị thế mua.

Ý nghĩa và cách dùng nến Hammer

Nến hammer thường xuất hiện trong giai đoạn giảm giá, và đây là dấu hiệu của sự hình thành một đáy. Nó biểu thị rằng sức mua đang gia tăng và đang ngăn chặn áp lực bán ra, tạo ra tiềm năng đảo chiều xu hướng.

Hiệu quả của nến hammer thường cao hơn khi nó xuất hiện sau ít nhất 03 nến giảm giá, với mỗi nến có mức đóng cửa thấp hơn nến trước đó. Một điểm đặc biệt quan trọng là nến hammer thường có hình dạng giống chữ “T”, giúp dễ dàng nhận biết.

Tuy nhiên, để xác nhận tín hiệu đảo chiều xu hướng, cần phải có sự xuất hiện của các nến tăng giá sau đó. Xác nhận đến khi có nến đóng cửa cao hơn nến hammer, chỉ ra sự tham gia mạnh mẽ của lực cầu. Khi tín hiệu được xác nhận, có thể mở vị thế mua mới hoặc triển khai chiến lược dừng bán. Mức stop-loss thường được đặt dưới vùng bóng nến của mô hình nến hammer.

Ví dụ về nến Hammer

ví dụ về nến hammer

Trên đây là ví dụ về hiện tượng đảo chiều xu hướng khi xuất hiện nến Hammer trên đồ thị VN30. Với mô hình nến hammer xuất hiện vào thời điểm đầu năm 2019, tín hiệu xác nhận đảo chiều dần xuất hiện với các nến liền sau duy trì mức đóng cửa tạo “Gap” tăng giá và cao hơn nến hammer.

Trader có thể dùng thêm các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ tin cậy của tín hiệu đảo chiều đối với VN30. Cụ thể, dải Bollinger bắt đầu hỗ trợ giá ngay trong phiên xuất hiện nến hammer. Chỉ báo MACD cũng cho tín hiệu phân kỳ dương trở lại đồng thời có sự đồng thuận từ tín hiệu tăng dần của RSI sau khi hoàn thiện mô hình Vai-Đầu-Vai đảo chiều. Cuối cùng là sự cải thiện dần đều của thanh khoản trong các phiên tiếp theo.

Hạn chế của mô hình nến Hammer

Một trong những thách thức chính là không có đảm bảo rằng giá sẽ tiếp tục tăng sau khi nến được xác nhận. Dù một cây búa có thể đẩy giá lên mạnh, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc xu hướng tăng sẽ duy trì. Người giao dịch có thể phải đối mặt với việc đặt điểm dừng lỗ xa điểm vào lệnh, điều này có thể tăng nguy cơ mất vốn mà không đồng nghĩa với việc có được phần thưởng tiềm năng lớn.

Mô hình nến Hammer cũng không cung cấp mục tiêu giá cụ thể, điều này làm cho việc xác định lợi nhuận tiềm năng trở nên khó khăn. Việc quyết định điểm thoát cần phải dựa vào các mô hình khác hoặc kết hợp với phân tích nến khác để có cái nhìn tổng thể và đưa ra quyết định giao dịch hợp lý.

Một số lưu ý

● Nến hammer không nên dùng một cách đơn độc đặc biệt là với ý nghĩa xác nhận tín hiệu đảo chiều xu hướng. Trader thường kết hợp phân tích giá và xu hướng giá và các chỉ báo kỹ thuật khác kết hợp với nến hammer để xác nhận các mô hình đảo chiều.

● Nến hammer có thể xuất hiện trên các khung đồ thị thời gian khác nhau có thể là đồ thị phút, ngày hoặc tuần.

● Nến Hammer có thể bị nhầm lẫn với mô hình Doji do nến này cũng có phần thân nến mỏng. Tuy nhiên bản chất của nến Doji là có bóng trên và bóng dưới trong khi Hammer thường chỉ có bóng dưới do lực Cầu mạnh cuối phiên mạnh và đưa giá về tiệm cận giá mở cửa. Doji thường cho tín hiệu lưỡng lự do sự cân bằng giữa Cung và Cầu đang được thiết lập trong khi Hammer cho tín hiệu đảo chiều tăng rõ hơn do có phần bóng dưới rất dài.

so sánh mẫu hình nến hammer và mẫu hình nến doji

Kết luận

Tóm lại, mô hình nến Hammer là một công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, giúp nhà đầu tư nhận diện các tín hiệu đảo chiều xu hướng trên thị trường. Nến Hammer xuất hiện khi có sự tăng mạnh của lực mua, ngăn chặn áp lực bán ra, và có thể là dấu hiệu của sự hình thành một đáy giá.

Đối với những người giao dịch, việc kết hợp nến Hammer với phân tích kỹ thuật và sự đánh giá tổng thể của thị trường là quan trọng. Hiểu rõ nhược điểm và hạn chế của mô hình này sẽ giúp người đầu tư đưa ra quyết định mua/bán dựa trên thông tin đầy đủ và chính xác.

Bài viết cùng chuyên mục

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là gì? Công cụ và vai trò đối với nền kinh tế

Chính sách tiền tệ là cách vận hành dòng tiền lưu thông trên thị trường. Vậy chính sách tiền tệ là gì, công cụ và vai trò của chính sách...

chỉ số EPS là gi

Chỉ số EPS (Earning Per Share) là gì? Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Chỉ số EPS (Earning Per Share) – một trong những chỉ số quan trọng nhất trong thị trường tài chính. Trong bài viết này, StockInsight sẽ giải thích về ý...

Tự do tài chính là khi tiền không còn được phép chi phối quyết định của bạn

Tự do tài chính là gì? 4 lời khuyên hữu ích dành cho bạn

Tự do tài chính là gì? Tự do tài chính là trạng thái mà tài chính của bạn đủ để chi trả cho các nhu cầu của cuộc sống hàng ngày...