Lạm phát là gì? 4 Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát

Ngày đăng: 31/08/2023 lượt xem

Lạm phát là gì?

Lạm phát (Inflation) là sự gia tăng giá cả, sự suy giảm sức mua theo thời gian và sự mất giá của đồng tiền. Tốc độ giảm sức mua có thể được phản ánh trong mức tăng giá trung bình của một giỏ hàng hóa và dịch vụ được chọn trong một khoảng thời gian.

Sự gia tăng giá cả, thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, có nghĩa là cùng một khoản tiền nhưng sẽ mua được ít hàng hoá hơn so với các giai đoạn trước. Lạm phát trái ngược với giảm phát, xảy ra khi giá giảm và sức mua tăng.

Ví dụ: Năm 2020 một tô bún bò có giá trung bình 30.000 đồng, nhưng đến năm 2023, để ăn một tô bún bò đó, người dân phải trả 45.000 đồng

Lạm phát được tính bằng tỷ lệ phần trăm và chia làm 3 cấp độ như sau:

  • Lạm phát tự nhiên (0 đến dưới 10%): Các hoạt động kinh tế, đời sống người dân vẫn sẽ vẫn diễn ra bình thường, ổn định và ít rủi ro.
  • Lạm phát phi mã (10 đến dưới 1000%): Đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng khiến thị trường tài chính sụp đổ, nền kinh tế bị tác động mạnh. Tâm lý người dân sẽ đi gom hàng và tìm đến các hình thức đầu tư ít biến động.
  • Siêu lạm phát (trên 1000%): Giá cả tăng vọt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và kinh tế của quốc gia. Nền kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn, thảm họa kinh tế và khó để khôi phục lại bình thường.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là gì?

Các chỉ tiêu đo lường lạm phát

Dưới đây là một số chỉ tiêu phổ biến được sử dụng để đo lường lạm phát:

  1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index): CPI đo lường thay đổi giá cả của một nhóm các mặt hàng và dịch vụ mà người tiêu dùng thường sử dụng hàng ngày. CPI theo dõi giá của các mặt hàng như thức ăn, nhiên liệu, thuê nhà, quần áo, và nhiều mặt hàng khác. Sự tăng giá của CPI thường được coi là biểu hiện của lạm phát.
  2. Chỉ số giá sản xuất (PPI – Producer Price Index): PPI đo lường thay đổi giá của các mặt hàng và dịch vụ từ góc độ của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng. Nó có thể phản ánh sự tăng giá trong quá trình sản xuất trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sự tăng giá của PPI có thể gợi ý về sự gia tăng chi phí sản xuất và có thể ảnh hưởng đến giá cả cuối cùng cho người tiêu dùng.
  3. Chỉ số giá nhà (HPI – House Price Index): HPI đo lường thay đổi giá của bất động sản như nhà ở và căn hộ. Một tăng giá nhanh chóng của bất động sản có thể gây lạm phát trong lĩnh vực này.
  4. Chỉ số lương (Wage Index): Đo lường tăng trưởng lương là một yếu tố quan trọng liên quan đến lạm phát. Khi lương tăng, người tiêu dùng thường có nhiều tiền hơn để tiêu, và điều này có thể dẫn đến tăng cầu và giá cả.
  5. Lạm phát cố định (Core Inflation): Lạm phát cố định loại bỏ các yếu tố thay đổi mạnh, như giá nhiên liệu và thực phẩm, để đo lường lạm phát cơ bản. Nó cho thấy tình hình lạm phát mà không bị ảnh hưởng bởi biến động ngắn hạn trong giá nhiên liệu và thực phẩm.
  6. Tỉ lệ lãi suất (Interest Rates): Tỷ lệ lãi suất của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến lạm phát. Tăng lãi suất có thể giảm lạm phát bằng cách làm giảm tiền trong nền kinh tế và tạo áp lực giảm giá cả.
  7. Tốc độ tăng trưởng tiền tệ (Money Supply Growth): Sự gia tăng nhanh chóng của tổng cung tiền có thể gây ra lạm phát. Các chỉ tiêu như M1, M2, và M3 đo lường tổng cung tiền và được theo dõi để theo dõi sự thay đổi trong lạm phát.
  8. Đầu tư và tiêu dùng: Sự tăng trưởng trong đầu tư và tiêu dùng cũng có thể ảnh hưởng đến lạm phát. Khi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và cầu cao, nhu cầu tăng lên có thể đẩy giá cả lên.
  9. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Economic Growth Rate): Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến lạm phát. Tăng trưởng mạnh mẽ có thể dẫn đến áp lực tăng giá.
  10. Yếu tố toàn cầu: Lạm phát có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố toàn cầu như giá dầu, sự biến động của tỷ giá hối đoái, và sự thay đổi trong thị trường thế giới.

Các chỉ tiêu trên cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ lạm phát trong nền kinh tế và giúp chính phủ và các nhà kinh tế đánh giá và điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ để kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định kinh tế.

4 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát là gì?

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát là sự tăng giá của một loại hàng hóa nào đó sẽ kéo theo sự tăng giá của các loại hàng hóa khác. Có thể hiểu đơn giản đây là tình trạng nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng kéo theo sự tăng của các loại hàng hóa khác khiến đồng tiền bị mất giá. Lạm phát do cầu kéo được xem là nguyên nhân chính gây ra lạm phát.

Ví dụ: Vào thời điểm giữa tháng 6/2022, xăng E5 RON92 có giá 32.873 đồng/lít. Giá xăng tăng kéo theo giá nguyên liệu đầu vào như vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi, phân bón hay giá xe khách, xe taxi, xe ôm công nghệ lẫn truyền thống. Ngoài ra theo đại diện từ Tổng cục Thống kê cho biết “xăng dầu tăng 10% thì lạm phát tăng thêm 0,36 điểm, đồng thời làm cho nền kinh tế giảm 0,5 điểm”

Lạm phát do xuất khẩu

Khi số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng, hàng hóa sẽ được gom để xuất khẩu khiến lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường nội địa giảm mạnh. Do tình trạng thu gom hàng để tập trung cho xuất khẩu tăng nên giá hàng hóa cũng tăng theo và xảy ra lạm phát.

Ví dụ: Khi đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản, phần lớn nguồn thuỷ hải sản trong nước sẽ được cung cấp cho xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung thuỷ hải sản trong nước làm do giá các mặt hàng thuỷ hải sản tăng cao và xảy ra lạm phát.

Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát

Lạm phát do nhập khẩu

Khi thuế nhập khẩu tăng thì giá hàng nhập khẩu cũng tăng theo. Từ đó, giá bán hàng hoá trong nước cũng sẽ tăng lên và đến một mức độ nhất định sẽ xảy ra lạm phát.

Bên cạnh đó, tăng tỷ giá hối đoái cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Tỷ giá hối đoái tăng đồng nghĩa với việc giá hàng hóa xuất khẩu thấp hơn so với hàng hóa cùng loại ở thị trường nước ngoài, điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Tuy nhiên đối với nhập khẩu thì tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá hàng nhập khẩu tăng lên, xảy ra lạm phát. Nếu tỷ giá hối đoái giảm đồng nghãi với việc đồng nội tệ tăng giá, giá hàng nhập khẩu cũng rẻ hơn và lạm phát được kiểm soát.

Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, nguy cơ lạm phát nhập khẩu có thể thấy rõ khi giá các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là xăng dầu, sắt thép… đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng kéo theo giá thành sản phẩm trong nước tăng theo.

Ví dụ: Giá các nguyên vật liệu, linh kiện điện tử, sản xuất xe hơi tăng cao. Trong khi đó Việt Nam lại nhập khẩu 100% các nguyên vật liệu, linh kiện này từ nước ngoài.

Lạm phát tiền tệ

Lạm phát tiền tệ xảy ra khi Ngân hàng nhà nước in nhiều tiền hơn hoặc mua thêm nhiều ngoại tệ dẫn đến lượng tiền có sẵn nhiều, nhu cầu dịch vụ và hàng hoá tăng cao.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ, siêu lạm phát ở Hy Lạp sau chiến tranh thế giới thứ hai là ví dụ điển hình cho tình trạng này. Năm 1944, Hy Lạp vừa trải qua chiến tranh thế giới thứ hai và nền kinh tế của đất nước này gặp nhiều khó khăn. Lúc đó, đồng drachma của Hy Lạp đã bị mất giá và lạm phát tiền tệ đã xảy ra.

Nguyên nhân của lạm phát tiền tệ ở Hy Lạp vào thời điểm này chủ yếu là do việc chính phủ phát ra quá nhiều đồng tiền để chi trả cho các chiến sự, trong khi không có đủ sản xuất và tài nguyên để đáp ứng nhu cầu. Để kiểm soát tình trạng lạm phát này, chính phủ Hy Lạp đã áp dụng các biện pháp như tăng thuế và giảm chi tiêu. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới đã cung cấp vốn để hỗ trợ Hy Lạp tái thiết và ổn định nền kinh tế.

Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế và thị trường chứng khoán

Sau khi biết được lạm phát là gì và nguyên nhân dẫn đến lạm phát, hãy cùng Stock Insight tìm hiểu sự tác động của lạm phát đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế

“Cơn bão” lạm phát đi qua để lại ảnh hưởng lớn nhất chính là nền kinh tế. Nếu tỷ lệ lạm phát ở mức kiểm soát được thì sẽ có thể thúc đẩy, tăng trưởng nhẹ nền kinh tế. Tuy nhiên nếu tỷ lệ lạm phát ở mức cao, báo động đỏ sẽ xảy ra những biến động như sau:

  • Mất cân bằng cung cầu: Khi cung lớn hơn cầu hay cầu vượt quá cung sẽ tác động đến sức mua, sản lượng và giá cả dịch vụ, hàng hoá trên thị trường.
  • Giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi đồng nội tệ mất giá mà giá hàng hóa, nguyên vật liệu vẫn tăng cao thì nền kinh tế sẽ rơi vào giai đoạn khủng hoảng.
  • Tăng khoảng cách giàu nghèo: Khi lạm phát xảy ra, nhiều người gom hàng, đầu cơ tích trữ, đẩy giá hàng hoá lên quá cao. Lúc này người giàu lại càng giàu, còn người nghèo lại càng phải chật vật, khó khăn để tiếp cận với nguồn hàng thiết yếu hàng ngày, dẫn đến nghèo càng nghèo hơn.

Ngoài ra lạm phát còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, công ăn việc làm, thu nhập của người dân. Khi lạm phát xảy ra, nhu cầu tiêu dùng và các khoản chi phí của người dân sẽ cao hơn. Nếu đúng theo lẽ tự nhiên thì tiền lương thưởng của người lao động cũng sẽ tăng với mức tương ứng. Tuy nhiên thực tế tiền lương của người lao động chưa theo kịp tốc độ tăng giá hàng hoá, thị trường hàng hóa.

Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và nền kinh tế của một quốc gia
Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và nền kinh tế của một quốc gia

Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán

Lạm phát tăng vừa phải, kết hợp với tăng cung tiền và mở rộng chi tiêu chính phủ sẽ khiến thị trường chứng khoán tăng nóng. Ngược lại, khi lạm phát tăng cao là tín hiệu tiêu cực đối với thị trường chứng khoán. Khi lạm phát tăng cao buộc Ngân hàng nhà nước phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất. Khi lãi suất tiết kiệm tăng sẽ thu hút tiền từ thị trường tài chính.

Mặt khác, áp lực lạm phát gia tăng sẽ tác động đến chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân công, chi phí lãi vay, chi phí đầu vào,…Như vậy, lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn hết, lạm phát sẽ làm giảm tăng trưởng thu nhập kỳ vọng, tạo áp lực lên giá cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán tất yếu sẽ đưa ra dự báo về mức độ lạm phát hàng năm, từ đó điều chỉnh mức sinh lợi kỳ vọng để thoát khỏi ảnh hưởng của lạm phát. Tuy nhiên, nếu lạm phát đột ngột tăng mạnh trong thời gian ngắn sẽ khó mà kiểm soát được. Nếu lạm phát giảm và ngân hàng nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa thì thị trường chứng khoán sẽ tăng trở lại. Khi lạm phát tăng ở mức độ vừa phải kết hợp với chính sách thắt chặt tiền tệ, thị trường chứng khoán sẽ đi ngang.

Các biện pháp kiểm soát tình trạng lạm phát

Tuỳ vào tình trạng lạm phát ở mỗi quốc gia mà sẽ có những cách kiểm soát lạm phát khác nhau. Nhưng thông thường sẽ có những các biện pháp phổ biến sau:

  • Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh: Khi lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường tương đương với nhu cầu hàng hóa của người dân thì lạm phát mới có xu hướng giảm xuống. Riêng đối với các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cần phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến thị trường. Từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng, phù hợp với tình hình thực tế.
  • Giảm phát hành tiền: Như đã chia sẻ ở trên, sự mất giá của đồng nội tệ chính là nguyên nhân gây ra lạm phát. Vì bậy, việc ngừng phát hành thêm tiền để giảm lượng tiền đưa vào lưu thông là giải pháp giúp kiểm soát lạm phát. Hơn nữa cần nhà nước cần nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
Các biện pháp kiểm soát tình trạng lạm phát
Các biện pháp kiểm soát tình trạng lạm phát

Mở tài khoản online chứng khoán HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật  tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

FED là gì

FED là gì? Tác động của FED đến thị trường chứng khoán Việt Nam

FED, hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đóng vai trò then chốt trong việc điều hành chính sách tiền tệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các...

đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán ngắn hạn cho nhà đầu tư mới

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn là một chiến lược được nhiều nhà đầu tư muốn thu hồi vốn và đạt lợi nhuận nhanh chóng. Vậy đầu tư chứng khoán...

vốn hóa là gì

Vốn hóa là gì? Cách phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường

Vốn hóa là gì?  Vốn hóa (Capitalization) là một đánh giá định lượng về cấu trúc vốn của một công ty. Vốn hoá ở đây có thể đề cập đến...