Đáo hạn phái sinh là gì? 5 lưu ý cho NĐT mới khi giao dịch trong ngày đáo hạn
Đáo hạn phái sinh là gì là một câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư thắc mắc. Đây được xem là một trong những thời điểm quan trọng và có nhiều biến động trên thị trường chứng khoán. Hiểu rõ về đáo hạn phái sinh cũng như lịch đáo hạn phái sinh và nắm vững các lưu ý quan trọng sẽ giúp nhà đầu tư mới tránh được những rủi ro không đáng có và tối ưu hóa cơ hội sinh lời. Bài viết này từ Stock Insight sẽ cung cấp đến bạn cái nhìn tổng quan về khái niệm đáo hạn phái sinh và chia sẻ 5 lưu cần thiết để bạn giao dịch hiệu quả trong ngày đáo hạn.
Mục Lục
Ngày đáo hạn phái sinh là gì?
Định nghĩa ngày đáo hạn phái sinh
Ngày đáo hạn phái sinh có thể hiểu là ngày cuối cùng hợp đồng có hiệu lực. Nhà đầu tư có thể mua/ bán hợp đồng phái sinh cho đến ngày cuối cùng của hợp đồng, tại ngày này nếu nhà đầu tư không tự chủ động đóng vị thế của mình thì hệ thống sẽ tự mặc định làm điều này, tất toán hợp đồng chuyển thành tiền mặt và qua tháng tiếp theo để giao dịch.
Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh thường là ngày thứ năm của tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật lao động 2019 nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày nghỉ lễ, tết thì ngày giao dịch liền trước đó sẽ được tính là ngày đáo hạn.
Ví dụ: Trong tháng 3/2022 có hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là VN30F2203. Ngày giao dịch đầu tiên của hợp đồng này là ngày 22/07/2021, ngày giao dịch cuối cùng là ngày 16/03/2022. Đến ngày 17/03, các hợp đồng phái sinh sau khi kết thúc sẽ được thanh lý bằng tiền, ngày này cũng được gọi là ngày thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai VN30F2203.
Các loại chứng khoán phái sinh
Hợp đồng kỳ hạn | Hợp đồng tương lai | Hợp đồng quyền chọn | Hợp đồng hoán đổi | |
Khái niệm | Là hợp đồng thỏa thuận cam kết mua hoặc bán giữa các bên về một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định tại thời điểm ấn định trước trong tương lai. | Là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. | Cho phép nhà đầu tư sở hữu nó có quyền mua hoặc bán một tài sản cơ sở với mức giá ấn định trước đó hoặc mức giá được xác định trong tương lai. | Là sự thỏa thuận giữa hai bên về một giao dịch để trao đổi về dòng tiền. |
Ưu điểm | Công cụ phòng chống rủi ro hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Linh hoạt về thời hạn thực hiện hợp đồng, quy mô hợp đồng, thời gian giao dịch…
|
Tính thanh khoản cao.
Tạo cơ hội thu lợi nhuận hấp dẫn chỉ với một khoản ký quỹ có giá trị nhỏ hơn so với giá trị hợp đồng. Giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro biến động giá hiệu quả, khi bán hợp đồng tương lai nhà đầu tư hạn chế thua lỗ thị trường cơ sở.
|
Không bắt buộc thực hiện, người mua quyền có thể không thực hiện nếu thấy bất lợi.
Sử dụng quyền chọn để giảm thiểu rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa, lãi suất…
|
Là công cụ quản lý và phòng chống hiệu quả các rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá…
Giúp các doanh nghiệp ấn định được mức lợi nhuận trên các giao dịch kinh tế
|
Ví dụ | Công ty A bán cho công ty B 10.000 thùng dầu vào tháng 5/2020 theo một hợp đồng tương lai với giá 1.800.000đ/thùng. Đến tháng 5/2020, giá dầu lên 2.000.000 đ/thùng thì hoặc là A sẽ phải giao cho B 10.000 thùng dầu với giá 1.800.000 đ/thùng hoặc A sẽ không phải giao dầu mà thanh toán khoản chênh lệch cho B 200.000 x 10.000 = 2.000.000.000đ. | Công ty A và công ty B ký kết hợp đồng tương lai. Theo đó, công ty A mua công ty B 20 tấn gạo giao hạn vào tháng 10/2020 với giá 7 triệu /tấn. Đến tháng 10/ 2020 giá gạo tăng lên 10 triệu/tấn thì hoặc công ty A vẫn bán cho công ty B 20 tấn gạo với giá 7 triệu/tấn hoặc công ty A sẽ không phải giao gạo mà thanh toán khoản chênh lệch cho công ty B: 3 triệu X 20 = 60 triệu. | Ông A mua hợp đồng quyền chọn mua cổ phần HCM của ông B với giá thực hiện 15.000đ/ cổ phần. Vào thời điểm đáo hạn, giả thiết giá một cổ phần của HCM lên đến 20.000đ/ cổ phần. Ông A sẽ thực hiện quyền chọn mua, ông B buộc phải bán cho ông A cổ phần HCM với giá 15.000đ/cổ phần. Như vậy ông B bị lỗ 5.000đ/ cổ phần, ông A lời 5000đ/ cổ phần. | A có một khoản tiền tiết kiệm $100,000 với lãi suất cố định 5%/ năm. B cũng có một khoản đầu tư $100,000 với lãi suất biến động, trung bình 5%/năm. A và B ký một hợp đồng hoán đổi theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ khoản đầu tư của B, còn A trả cho B lợi tức 5,000 usd/ năm. Nhờ hợp đồng hoán đổi, B vẫn giữ nguyên được khoản đầu tư của mình, trong khi có thu nhập ổn định, còn A lại có cơ hội nhận lợi tức từ khoản đầu tư của B mặc dù không thực sự sở hữu nó. |
Hiện tại ở Việt Nam chỉ mới có sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai.
Ảnh hưởng của ngày đáo hạn đối với thị trường và nhà đầu tư
Sau khi đã hiểu được khái niệm đáo hạn phái sinh là gì thì câu hỏi tiếp theo chính là ảnh hưởng của nó đối với thị trường và nhà đầu tư. Trước tiên, nhà đầu tư cần nắm rõ ngày đáo hạn phái sinh để chủ động đóng các vị thế đang nắm giữ như chốt lời hoặc cắt lỗ. Thông thường, vào những ngày này thị trường thường có những biến động mạnh đi kèm vì nhiều nhà đầu tư buộc phải thực hiện vị thế của mình, sự biến động lên xuống bất ngờ của chỉ số VN30 trên thị trường cơ sở.
5 lưu ý cho nhà đầu tư mới khi giao dịch trong ngày đáo hạn
Tìm hiểu về thời gian và quy trình đáo hạn
Nhà đầu tư cần nắm rõ thời gian chính xác ngày đáo hạn phái sinh để ra những quyết định giao dịch phù hợp với chiến lược đầu tư của mình.
Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả trong ngày đáo hạn
Giá của tài sản cơ sở có thể biến động rất mạnh trong ngày đáo hạn phái sinh. Các nhà đầu tư có khả năng mua/bán khối lượng lớn cổ phiếu, việc này tác động đến giá cổ phiếu và lan tỏa sang thị trường phái sinh.
Ngoài ra, nếu vào ngày này có những thông tin lớn liên quan đến kinh tế, chính trị cũng làm ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá thị trường.
Phân tích kỹ thuật trước và sau ngày đáo hạn
Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật phù hợp
Những chỉ báo mà các nhà đầu tư thường sử dụng trong thị trường phái sinh cũng tương tự như thị trường cơ sở. Chỉ báo xác định xu hướng như đường MA, MACD,… Chỉ báo xác định biên độ dao động như RSI,…
Nhận diện các mẫu hình giá đặc trưng
Một trong những mấu chốt thành công trong giao dịch là nắm bắt đúng thời điểm ra vào lệnh. Mô hình nến đảo chiều là một công cụ hiệu quả cho việc áp dụng này. Mô hình nến đảo chiều tăng sẽ xuất hiện sau một xu hướng giảm, báo hiệu sự kết thúc của một đợt giảm và thị trường hồi phục đi lên và ngược lại là mô hình nến đảo chiều giảm.
Mô hình vai đầu vai: gồm 1 đỉnh (vai phải), 1 đỉnh cao hơn (điểm đầu) và kết thúc ở điểm thấp hơn (vai trái). Có 2 loại vai đầu vai, đó là vai đầu thuận – báo hiệu giá đảo chiều từ tăng sang giảm và vai đầu vai ngược, báo hiệu giá đảo chiều từ giảm sang tăng.
Ngoài những mô hình mẫu trên, nhà đầu tư có thể tham khảo thêm những mô hình khác phù hợp với cách thức đầu tư của mình trong phiên đáo hạn phái sinh.
Quản lý rủi ro và chiến lược giao dịch
Đặt mục tiêu lợi nhuận và rủi ro rõ ràng giúp nhà đầu tư luôn chủ động trong mọi hoàn cảnh. Một trong những giải pháp hữu hiệu trong quá trình giao dịch là sử dụng lệnh điều kiện.
Lệnh điều kiện là loại lệnh đặt kèm có điều kiện. Sau khi nhà đầu tư hoàn thành thao tác đặt lệnh, lệnh sẽ ở trạng thái chờ kích hoạt, khi nào lệnh đạt điều kiện đặt ra lệnh sẽ được kích hoạt và đẩy vào sàn. Với sử dụng các lệnh điều kiện giúp nhà đầu tư chủ động trong việc chốt lời/ cắt lỗ. Đối với vị thế long, giá chốt lời phải lớn hơn giá đặt lệnh mở vị thế; giá cắt lỗ phải nhỏ hơn giá đặt lệnh mở vị thế. Đối với lệnh short, thực hiện ngược lại.
Làm quen với các phương pháp giao dịch hiệu quả trong ngày đáo hạn
Scalping: Mua bán nhanh chóng để kiếm lời từ biến động ngắn hạn
Scalping thường xuất hiện ở các sàn giao dịch Forex, phương pháp này ít xuất hiện ở Việt Nam, tuy nhiên lại phù hợp với thị trường phái sinh ở Việt Nam vì ứng dụng trong giao dịch T+0. Phương pháp này phù hợp với những nhà đầu tư trading liên tục vì đây là cách thức giao dịch với tần suất dày đặc với lợi nhuận nhỏ, đòi hỏi nhà đầu tư xác định chính xác biến động giá trong thời gian cực ngắn có thể tính bằng giây, bằng phút.
Swing trading: Tận dụng các xu hướng ngắn hạn từ biến động đáo hạn.
Do ngày đáo hạn phái sinh thường xảy ra các biến động, với phương pháp này, những cơ hội giao dịch tốt là tận dụng các điểm có khả năng đảo chiều xu hướng, có thể gọi là phương pháp đoán đỉnh/ đáy, nơi mà tại đây thị trường đảo chiều. Tuy nhiên, với việc nhà đầu tư cố gắng đoán đỉnh/ đáy luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn nên nhà đầu chỉ nên áp dụng khi có sự hấp dẫn đủ lớn để đánh đổi.
Vậy các lợi ích và nhược điểm của giao dịch trong ngày đáo hạn phái sinh là gì? Cùng đọc tiếp để tìm hiểu thêm nhé!
>> Mở tài khoản giao dịch Phái sinh 2 phút tại đây: https://register.hsc.com.vn/
Các lợi ích và nhược điểm của giao dịch trong ngày đáo hạn
Lợi ích
Vào ngày đáo hạn, do nhiều nhà đầu tư cần tất toán hợp đồng nên những ngày này biến động thường lớn đi kèm với khối lượng cao, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội trading để tìm kiếm lợi nhuận.
Bất lợi
Mặc dù vào ngày đáo hạn phái sinh có phần lớn hợp đồng rơi vào thế đóng hợp đồng bắt buộc khiến cho khối lượng giao dịch của thị trường tăng nhưng nguy cơ thanh khoản thấp vẫn xảy ra do nhiều nhà đầu tư định hướng lại vị thế của mình trước ngày đáo hạn để phản ánh đúng đắn hơn với quan điểm về dự đoán thị trường của họ. Ngoài ra, vào ngày đáo hạn phái sinh, các nhà tạo lập thị trường có thể tác động đến chỉ số giá cơ sở để hợp đồng phái sinh biến động theo hướng có lợi cho họ.
Kết luận
Qua bài viết trên, Stock Insight mong rằng đã đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích về ngày đáo hạn phái sinh là gì hay lịch đáo hạn phái sinh cũng như các lưu ý khi giao dịch trong thời điểm này. Từ đó giúp nhà đầu tư tối đa hóa danh mục, phương pháp đầu tư. Chúc nhà đầu tư thuận lợi, đầu tư thành công.
Hoàng Thị Ngọc
Account Manager