Các giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngày đăng: 13/03/2023 lượt xem

Có thể nhiều nhà đầu tư chưa biết thì thị trường chứng khoán cũng có tình chu kỳ. Chu kỳ chứng khoán có quan hệ cực kỳ mật thiết đối với chu kỳ kinh tế. Vậy chu kỳ thị trường chứng khoán là gì, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Tổng quan về chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Không có nền kinh tế nào thể tăng trưởng mãi, mà kinh tế thường hoạt động theo chu kỳ. Chu kỳ kinh tế thể hiện ở các sự kiện sẽ được lặp lại sau một thời gian. Dù cho sự kiện kinh tế chính xác ở các chu kỳ không giống nhau, nhưng chúng vẫn sẽ có những điểm đặc trưng tương tự. Một chu kỳ kinh tế gồm có bốn giai đoạn

  • Suy thoái kinh tế (Recession)
  • Đáy chu kỳ (Trough)
  • Phục hồi kinh tế (Recovery)
  • Đỉnh chu kỳ (Peak)

Tương tự với chu kỳ kinh tế, chu kỳ thị trường chứng khoán cũng có bốn giai đoạn

Năm 2022 chu kỳ kinh tế thế giới và Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào?

Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Sơ bộ ngày 26/9/2022, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ mất đà tăng trưởng vào năm 2022. Sau khi phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19, sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cuộc xung đột ở Ukraine, sự bùng phát liên tục của đại dịch Covid-19 ở một số khu vực trên thế giới, và sức ép ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế thế giới. năng lượng và giá thực phẩm.

GDP toàn cầu trì trệ trong quý 2 năm 2022 và giá trị sản xuất của các nền kinh tế G20 đều giảm. Mặc dù dự báo tăng trưởng cho quý 3 năm 2022 vẫn tương đối tích cực, được hỗ trợ bởi tăng trưởng ở Trung Quốc, nhưng có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.

Dưới đây là tổng quan biến động chung của kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian vừa qua:

  • Thương mại hàng hóa toàn cầu giảm trong nửa cuối năm 2022
  • Giá cả và lạm phát tăng
  • Điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt

Một số yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế thế giới như:

  • Xung đột Ukraine tăng giá năng lượng
  • Lạm phát vẫn cao
  • Các điều kiện tài chính thắt chặt hơn gây ra tình trạng túng quẫn ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển
  • Tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác
  • Nền kinh tế thế giới được chia thành nhiều nhóm khác nhau với các tiêu chuẩn công nghệ, hệ thống thanh toán và tiền tệ dự trữ khác nhau.
Chu kỳ kinh tế luôn ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán
Chu kỳ kinh tế luôn ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán

Chu kì thị trường chứng khoán là gì?

Chu kỳ thị trường chứng khoán là thuật ngữ được các chuyên gia tạo ra để đề cập đến các xu hướng hay mô hình xuất hiện trong các thị trường chứng khoán khác nhau. Thị trường sẽ lên xuống theo một chu kỳ nhất định, và mỗi thị trường lại có thể có những chu kỳ khác nhau. Trong một chu kỳ, một số chứng khoán sẽ tăng giá mạnh, một số thì lại giảm sâu, đó là mô hình kinh doanh của công ty có phù hợp với điều kiện phát triển hay không.

Thị trường chứng khoán hoạt động theo tính chu kỳ
Thị trường chứng khoán hoạt động theo tính chu kỳ

Vai trò của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế

Đối với nhà đầu tư

Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp cho những nhà đầu tư các lựa chọn phong phú, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng như giảm thiểu rủi ro. Tham gia vào thị trường chứng khoán cũng cơ hội đầu tư cho tất cả mọi người. Đầu tư chứng khoán có thể đem lại lợi nhuận cực lớn nếu so với các kênh đầu tư khác.

Đối với các doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán giúp các công ty có khả năng huy động vốn nhờ vào việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Tham gia thị trường chứng khoán cũng là cơ hội để các công ty thu hút nguồn vốn từ thị trường quốc tế, giúp tăng khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng cơ hội kinh doanh

. Thị trường chứng khoán cũng góp phần đánh giá chính xác một công ty thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Các công ty luôn phải thay đổi để có thể cạnh tranh một cách hiệu quả hơn.

Đối với nền kinh tế

Thị trường chứng khoán chính là nơi điều phối vốn cho nền kinh tế của một quốc gia. Thị trường chứng khoán cũng góp phần phát triển kinh tế ở mỗi đất nước, là nơi thu hút vốn một cách hiệu quả cho cả nền kinh tế. Với riêng Việt Nam, thị trường chứng khoán dù trải qua khá nhiều biến động nhưng luôn khẳng định được vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Mỗi chu kỳ thị trường chứng khoán cũng gắn liền với chu kỳ kinh tế.

Thị trường có vai trò cực kỳ lớn đối với nền kinh tế
Thị trường có vai trò cực kỳ lớn đối với nền kinh tế

4 Giai đoạn của chu kì thị trường chứng khoán

Chu kỳ thị trường chứng khoán có bốn giai đoạn: giai đoạn tích lũy, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn phân phối và giai đoạn suy thoái. Mỗi giai đoạn của chu kỳ thị trường chứng khoán đều có những đặc điểm dễ nhận biết.

Giai đoạn tích lũy

Tích lũy sẽ xảy ra sau khi thị trường chạm đáy. Giá cổ phiếu đi ngang, giao động hẹp trong 1 khoảng thời gian dài, khối lượng giao dịch cạn kiệt dần, khi khối lượng nhỏ đi dần, tức lực bán yếu dần, cạn cung giá rẻ. Các nhà đầu tư giá trị thường mua cổ phiếu trong giai đoạn này.

Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn này xảy ra khi thị trường đã ổn định một thời gian và giá đã tăng lên một mặt bằng cao hơn. Giá cổ phiếu bứt phá khỏi giá cơ sở và vượt qua các ngưỡng kháng cự, đỉnh giá sau cao hơn giá trước, giá đáy sau cao hơn đáy giá trước. Cùng với đó là khối lượng giao dịch ngày càng tăng. Lúc này, cổ phiếu bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý và yêu thích của mọi người hơn.

Giai đoạn phân phối

Các nhà đầu tư bắt đầu tranh nhau mua cổ phiếu. Các nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ thoát ra ở giai đoạn này. Giá cổ phiếu tiếp tục chinh phục mức cao mới nhưng mức tăng giá không đáng kể, trong khi khối lượng giao dịch tăng mạnh, hoặc yếu đi. Điều đó đồng nghĩa với việc bên bán là bên chiếm ưu thế khi mà nhiều cổ phiếu đã đạt đỉnh.

Giai đoạn suy thoái

Xu hướng giảm xảy ra khi giá cổ phiếu bắt đầu trượt dốc. Giá ngừng tăng khiến những người nắm giữ cổ phiếu bắt đầu mất kiên nhẫn. Họ bắt đầu bán và điều này nhanh chóng lan rộng dẫn đến một đợt bán tháo hàng loạt. Giá chuyển sang xu hướng giảm.

Trong từng giai đoạn của chu kỳ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư nên làm gì?

Mỗi giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư cần phải có đối sách khác nhau.

  • Tích lũy – Giá cổ phiếu giao động đi ngang với biên độ hẹp trong thời gian kéo dài sau xu hướng giảm mạnh. Các nhà đầu tư giá trị thường mua vào cổ phiếu trong thời gian này

    .

  • Tăng trưởng – Giá cổ phiếu bứt phá mạnh từ vượt lên trên các ngưỡng kháng cự, đỉnh giá sau cao hơn đỉnh trước, đáy giá sau cao hơn đáy trước, đây là lúc các nhà đầu tư nên mua vào

    .

  • Phân phối – Các nhà đầu tư mới bắt đầu tranh mua cổ phiếu. Còn các nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ bán ra ở giai đoạn này. Giá cổ phiếu tiếp tục tăng nhưng thực tế không đáng kể.
  • Suy thoái – Giá ngừng tăng khiến các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu bắt đầu mất kiên nhẫn. Cổ phiếu được bán ra nhiều dẫn đến hiện tượng bán tháo của đám đông, giá cổ phiếu chuyển sang xu hướng giảm.
Nhà đầu tư cần nắm bắt chu kỳ thị trường để đưa ra quyết định chính xác
Nhà đầu tư cần nắm bắt chu kỳ thị trường để đưa ra quyết định chính xác

Lời kết

Bài viết này đã giúp bạn biết các thông tin về chu kỳ thị trường chứng khoán. Để có thể có chiến lược đầu tư một cách hiệu quả, các nhà đầu tư có thể tham gia mở tài khoản trên HSC. Đội ngũ Stock Insight sẽ luôn hỗ trợ hết mình cho các nhà đầu tư, cung cấp cho các bạn những thông tin đáng giá để từ đó thu được lợi nhuận ổn định và tăng trưởng cao. Đừng quên cập nhật những tin tức thị trường chứng khoán hôm nay nhé!

mở tài khoản chứng khoán

Bài viết cùng chuyên mục

Quỹ đóng

Quỹ đóng là gì? 8 Bí quyết lựa chọn quỹ đóng hiệu quả

Khi nói đến đầu tư, quỹ đóng đã trở thành một trong những công cụ phổ biến và hấp dẫn đối với nhà đầu tư cá nhân và tổ chức....

lưu ký chứng khoán

Lưu ký chứng khoán là gì? Mục đích và quy định khi lưu ký

Lưu ký chứng khoán là gì? Lưu ký chứng khoán là một quy trình quan trọng trong lĩnh vực chứng khoán, được thực hiện để tiếp nhận, an toàn bảo...

lập kế hoạch tài chính cá nhân

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân đơn giản, dễ thực hiện

Kế hoạch tài chính cá nhân là cơ sở quan trọng giúp nhà đầu tư quản lý chi tiêu cá nhân một cách có tổ chức và thông minh. Đây...