Sideway là gì? Chiến lược giao dịch trong thị trường Sideway

Ngày đăng: 27/07/2024 lượt xem

Thị trường chứng khoán không phải lúc nào cũng biến động theo xu hướng tăng hay giảm rõ ràng. Đôi khi, thị trường đi ngang và không thể hiện rõ xu hướng, tình trạng này được gọi là thị trường sideway. Giao dịch trong thị trường này đòi hỏi các chiến lược khác biệt so với thị trường có xu hướng. Bài viết này từ Stock Insight sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm sideway và cung cấp những chiến lược giao dịch hiệu quả để tận dụng cơ hội trong giai đoạn thị trường đi ngang.

Sideway là gì?

Định nghĩa thị trường Sideway

Điều quan trọng nhất trong giao dịch chứng khoán là việc xác định và dự đoán xu hướng thị trường. Với xu hướng tăng là điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có thể mua và nắm giữ cổ phiếu. Khi xu hướng giảm, nhà đầu tư phải bán cổ phiếu phòng ngừa rủi ro hoặc giao dịch short. Tuy nhiên với trạng thái xu hướng đi ngang, nhà đầu tư sẽ rất khó để giao dịch trong thời gian này.

Sideway là thuật ngữ nhằm diễn tả thị trường, giá cổ phiếu đang không hình thành xu hướng cụ thể. Đây là giai đoạn thị trường diễn ra khá trầm lắng, diễn biến đi ngang tích luỹ. Phe mua, bán tương đối cân bằng.

Những đặc điểm của dạng thị trường này

  • Thị trường dao động trong biên ngang hỗ trợ và kháng cự.
  • Mức độ biến động thường rất thấp.
  • Khối lượng giao dịch thấp là điểm đặc trưng của xu hướng đi ngang.
  • Giai đoạn này thường sẽ có rất ít về mặt tin tức thị trường, doanh nghiệp.

Những nguyên nhân rơi vào trạng thái sideway

Thị trường, giá cổ phiếu đang trong giai đoạn tích luỹ cho xu hướng mạnh trước đó.

  • Nếu thị trường có xu hướng giảm trước đó thì trạng thái sideway diễn ra để thị trường tích luỹ, cân bằng trở lại để tạo đáy phục hồi.
  • Nếu trước đó là xu hướng tăng thì trạng thái sideway diễn ra nhằm tích lũy cân bằng để tiếp tục xu hướng hoặc là phân phối cổ phiếu. 

Cách nhận biết thị trường sideway trong phân tích kỹ thuật

sideway

Với đồ thị cổ phiếu trên ta có thể thấy những đặc điểm của đường giá sideway:

  • Đường giá dao động nằm trong biên độ quanh giá 18 đến 20.
  • Khối lượng giao dịch thấp dần đều trong giai đoạn đi ngang.
  • Chỉ báo ADX diễn biến dưới vùng 23, có thể xác định thị trường đang biến động yếu.

Đường giá chỉ diễn biến bên trong Bollinger bands. Điều chỉnh khi giá chạm dải trên và phục hồi khi giá chạm dải dưới. 

Phương pháp giao dịch với thị trường sideway

Đầu tiên chúng ta cần phải làm rõ thị trường sideway là giai đoạn giao dịch cực kỳ khó bởi sự không rõ ràng trong xu hướng. Nhưng một số chiến lược giao dịch vẫn sẽ có thể giúp nhà đầu tư giao dịch hiệu quả trong giai đoạn này.

Giao dịch thị trường sideway với chỉ báo ADX và Bollinger band: Đây là phương pháp giao dịch có sự kết hợp tuyệt vời giữa 2 chỉ báo xác định xu hướng dễ dàng. 

thị trường sideway
Giao dịch thị trường sideway với chỉ báo ADX và Bollinger band
  • Đầu tiên ta sử dụng chỉ báo ADX để xác nhận xu hướng đường giá. Có thể thấy, đường ADX (màu đỏ) hầu như chỉ diễn biến dưới vùng 23 thì chúng ta có thể xác nhận đường giá đang trong giai đoạn biến động yếu. Xác nhận xu hướng sideway
  • Đường giá hầu như chỉ dao động trong dải Bollinger. Ta có thể thực hiện lệnh mua khi đường giá tiệm cận dải dưới và lệnh bán khi đường giá tiệm cận dải trên Bollinger.

Những lưu ý khi giao dịch trong thị trường sideway

Vì là giai đoạn rất khó giao dịch nên hạn chế mua, bán mức tỷ trọng tài khoản lớn với cường độ cao để tránh việc lợi nhuận không đủ bù phí giao dịch.

Chỉ nên sử dụng một phần nhỏ tài khoản để thực hiện giao dịch trong giai đoạn sideway để tránh những chuyển biến xu hướng bất ngờ xảy ra. 

Giai đoạn này sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ kém hiệu quả nên hạn chế sử dụng tài khoản margin cao.

>>> Chọn tài khoản chứng khoán số đẹp tại HSC: https://register.hsc.com.vn/

Kết luận

Giao dịch trong thị trường sideway có thể là thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội nếu bạn áp dụng các chiến lược phù hợp. Hiểu rõ đặc điểm của thị trường sideway và biết cách nhận diện các mẫu hình giá sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định giao dịch chính xác hơn. Hãy luôn cập nhật kiến thức và thực hành các chiến lược này để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Với sự kiên nhẫn và kỹ năng, bạn có thể thành công ngay cả trong giai đoạn thị trường đi ngang. 

Để biết thêm thông tin chi tiết và chuyên sâu về các sự kiện kinh tế, về ngành và triển vọng doanh nghiệp liên quan đến các cơ hội đầu tư, quý nhà đầu tư có thể tham khảo các buổi livestream định kỳ của HSC và tham gia các buổi hội thảo online dành riêng cho quý nhà đầu tư của HSC.

Thiên Phú
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? (Update 2023)

ROE là gì?  ROE (Return of Equity), còn được gọi là Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, dùng để đo...

Nhiều nhà đầu tư mới thắc mắc chỉ số ROI là gì trong chứng khoán

ROI là gì? Ưu điểm, hạn chế và công thức tính chỉ số ROI 2023

Chỉ số ROI là gì? Tại sao chỉ số ROI lại quan trọng?  ROI (Return on Investment) là chỉ số được dùng để xác định lợi nhuận trong quá khứ...

ROA là gì? Giải mã chi tiết công thức tính và ứng dụng trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số ROA là gì?  ROA (Return on Assets) là một chỉ số được dùng để tính toán khả năng sinh lợi của một công ty so với tài sản...