Khối lượng giao dịch và các nguyên tắc sử dụng

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Khối lượng giao dịch là gì?

Khối lượng giao dịch (Volume) đề cập đến tổng số lượng cổ phiếu được mua bán hoặc khớp lệnh trong một khoảng thời gian cụ thể trên sàn giao dịch chứng khoán, thị trường hàng hóa, thị trường ngoại tệ hoặc trong các hoạt động giao dịch tài chính khác. Đây là một chỉ số quan trọng trong phân tích kỹ thuật, được sử dụng để đánh giá sự quan tâm và tình trạng thị trường, cũng như để đưa ra dự đoán về xu hướng giá cổ phiếu hoặc tài sản tương ứng.

Khối lượng giao dịch (KLGD) là biểu hiện cho dòng tiền đang hoạt động trên thị trường. KLGD tăng tức là dòng tiền được bơm vào thị trường, còn KLGD giảm là dòng tiền rút ra khỏi thị trường.

Khối lượng được xem là động lực để thúc đẩy đà tăng/giảm của giá. Bởi suy cho cùng, giá vận động được là nhờ vào dòng tiền, giá chỉ là kết quả của sự vận động của dòng tiền. Do đó, dòng tiền hay KLGD thường sẽ đi trước diễn biến của giá (ở đây chúng ta xét đến dòng tiền lớn).

khối lượng giao dịch và các nguyên tắc sử dụng

 

Các nguyên tắc để sử dụng khối lượng giao dịch hiệu quả

Khi giá đang trong một xu hướng giảm thì việc dòng tiền tăng mạnh có thể là một dấu hiệu cho thấy chỉ số sắp có những nhịp hồi phục khi dòng tiền tham gia bắt đáy đang tích cực hơn.

Trong trường hợp giá đang trong xu hướng tăng thì việc dòng tiền tăng mạnh theo đà tăng của giá lại là một dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro đảo chiều (tạo đỉnh) bởi hiện tượng phân phối của các nhà đầu tư lớn.

Nếu giá đang trong nhịp tích lũy thì việc dòng tiền thu hẹp dần là một tín hiệu cảnh báo rủi ro đảo chiều. Và đột nhiên sau đó xuất hiện phiên bứt hẳn qua khỏi vùng giá tích lũy với KLGD lớn thì đây là sự xác nhận cho chúng ta biết giá sẽ mở ra một nhịp tăng/giảm mới.

Việc dòng tiền mạnh hay yếu sẽ được so sánh với ngưỡng trung bình của chúng. Có thể là trung bình 20 phiên hoặc 50 phiên gần nhất.

nguyên tắc khối lượng đi trước giá- khối lượng giao dịch
tìm hiểu nguyên tắc khối lượng đi trước giá- khối lượng giao dịch

Hình bên trên cho chúng ta thấy rõ chỉ số duy trì đà tăng rất mạnh nhưng kéo theo đó là KLGD cũng tăng theo và hầu hết những phiên này có KLGD đều đạt trên mức trung bình 50 phiên gần nhất. Đây là dấu hiệu báo hiệu chỉ số sẽ xuất hiện nhịp đảo chiều trong thời gian tới.

tìm hiểu nguyên tắc khối lượng đi trước giá- khối lượng giao dịch
tìm hiểu nguyên tắc khối lượng đi trước giá- khối lượng giao dịch

Cách sử dụng khối lượng để xác nhận xu hướng

Một nguyên tắc dễ nhận thấy là xu hướng giá thường phản ánh sự mất cân đối giữa cung và cầu. Khi cung (số lượng chứng khoán được bán ra) áp đảo và vượt mặt cầu (số lượng chứng khoán được mua vào), sự cân bằng bị phá vỡ và giá bắt đầu giảm. Ngược lại, nếu cầu mua vào mạnh mẽ và vượt qua lực bán ra, giá sẽ tăng và tạo ra xu hướng tăng.

Do đó, việc theo dõi sự biến động của khối lượng giao dịch có tác động lớn và có thể giúp xác nhận xu hướng. Mức độ biến động lớn của khối lượng càng cao, xu hướng đó càng trở nên mạnh mẽ, ổn định và bền vững hơn.

Sử dụng khối lượng để xác nhận xu hướng thị trường
Sử dụng khối lượng để xác nhận xu hướng thị trường

Trong giao dịch chứng khoán, có thể xuất hiện hiện tượng giá tăng mà khối lượng giao dịch không tăng theo. Mặc dù vậy, điều này vẫn có thể thể hiện sức mạnh của xu hướng tăng.

Đặc biệt, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khi lực mua vào mạnh mẽ và đưa giá chứng khoán đến giới hạn tăng, có thể xuất hiện hiện tượng “dư mua giá trần” lớn mặc dù khối lượng giao dịch chỉ ở mức thấp. Tương tự, trong trường hợp giảm giá của cổ phiếu, khi thanh khoản thấp nhưng giá vẫn đang giảm mạnh, đây có thể là do hiện tượng “dư bán giá sàn” lớn.

Ngoài việc theo dõi biến động của khối lượng giao dịch từng phiên hoặc giai đoạn, nhà đầu tư có thể sử dụng các chỉ báo để so sánh diễn biến khối lượng giao dịch.

Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, việc sử dụng đường trung bình động 20 ngày (MA20) trên biểu đồ khối lượng giao dịch có thể giúp đánh giá xu hướng tăng giảm. Nếu khối lượng giao dịch vượt qua đường trung bình động MA20, điều này cho thấy khối lượng đang tăng và điều này thường kèm theo xu hướng tích cực của giá.

Nhà đầu tư dài hạn có thể sử dụng các đường trung bình động với khoảng thời gian dài hơn hoặc điều chỉnh biểu đồ giá sang khung thời gian lớn hơn (hàng tuần, hàng năm) để có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng và khối lượng giao dịch của cổ phiếu.

Sử dụng khối lượng để xác nhận xu hướng
Sử dụng khối lượng để xác nhận xu hướng

Bài viết cùng chuyên mục

trái phiếu là gì

Trái phiếu là gì? 5 Cách phân loại trái phiếu bạn nên biết

Trái phiếu là gì? Trái phiếu là một loại công cụ tài chính mà công ty, tổ chức hoặc chính phủ phát hành để vay tiền từ nhà đầu tư....

ETF – Arbitrage và ứng dụng thực tế

Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá – Arbitrage được thực hiện như thế nào? Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá – Arbitrage là hình thức giao dịch đặc...

nến heikin ashi là gì

Nến Heiken Ashi là gì? Ứng dụng Heiken Ashi trong giao dịch

Lý thuyết: Nến Heiken Ashi Nến Heiken Ashi là gì? Heiken-Ashi, Heiken nghĩa là “trung bình” và Ashi nghĩa là “nhịp độ”, là một loại “thanh trung bình” bắt nguồn...