GAP là gì? Tận dụng khoản trống GAP trong chứng khoán

Ngày đăng: 04/01/2023 lượt xem

GAP là gì?

GAP (khoảng trống giá) là một hiện tượng xảy ra sau khi mở cửa phiên giao dịch, giá cổ phiếu không nối tiếp với bước giá của ngày hôm trước mà vọt nhảy (lên hoặc xuống) nhiều bước tạo ra khoảng trống lớn trên đồ thị giá. Khi giá vọt nhảy lên gọi là GAP UP, khi giá vọt nhảy xuống gọi là GAP DOWN.

gap-la-gi

Minh họa GAP trên đồ thị giá

Ví dụ:

Giả sử vào ngày hôm trước, cổ phiếu của công ty XYZ đóng cửa ở mức giá 100.000 đồng mỗi cổ phiếu. Khi mở cửa phiên giao dịch mới, giá cổ phiếu XYZ bất ngờ mở tại mức giá 107.000 đồng mỗi cổ phiếu, không có bước giá nào ở mức giá 100.000 đồng. Trong trường hợp này, chênh lệch giữa giá đóng cửa của phiên trước (100.000 đồng) và giá mở cửa của phiên mới (107.000 đồng) tạo ra một khoảng trống lớn trên biểu đồ giá, và được gọi là GAP UP.

Các dạng của khoản trống GAP

GAP tạo xu hướng

Gap tạo xu hướng là một dạng biến động giá bắt đầu một xu hướng mới. Cụ thể hơn, giá vọt tăng hoặc vọt giảm nhiều bước giá ngay đầu phiên giao dịch và tiếp diễn xu hướng cho đến nhiều phiên giao dịch sau đó. Đây được xem là khoảng trống giá mang lại lợi nhuận cao nhất trong các dạng GAP.

GAP theo xu hướng

Gap theo xu hướng là một dạng khoảng trống theo hướng giá đã tạo trước đó. Thường thì GAP xuất hiện trong một xu hướng mạnh với rất ít nhịp điều chỉnh. So với tạo xu hướng, khoảng trống giá theo xu hướng sẽ mang lại lợi nhuận kỳ vọng ít hơn. Tuy nhiên nó vẫn là một dạng có thể giúp nhà đầu tư theo xu hướng kiếm được lợi nhuận.

gap theo xu hướng

GAP gẫy xu hướng

Gap gẫy xu hướng là một dạng khoảng trống giá được tạo ra khi một xu hướng kết thúc. Trong hầu hết các trường hợp xu hướng tăng, giá sẽ cố rướn thêm một hai nhịp cao hơn hẳn trước khi kết thúc. Do vậy, với trường hợp GAP gẫy xu hướng xuất hiện, nhà đầu tư nên theo sát phản ứng của thị trường để có thể đưa ra nhận định hợp lý. Thường thì dạng này sẽ cho nhà đầu tư một tín hiệu để thoát khỏi vị thế đang có trên thị trường nhưng không có nghĩa nó sẽ bắt đầu một xu hướng mới.

4 Mô hình khoảng trống giá (Gap)

Có 4 loại khoảng trống giá phổ biến là: Common Gap, Breakaway Gap, Runaway Gap và Exhaustion Gap.

Common Gap

Common Gap được xem là không có ý nghĩa giúp ích nhiều trong giao dịch. Nó xuất hiện khi có tin về chia cổ tức, sự xuất hiện không đi kèm khối lượng giao dịch gia tăng. Loại Gap này thường được lấp Gap ngay sau những phiên sau đó.

common gap

 

Break Away Gap

Break Away Gap xuất hiện khi hành động giá bị phá vỡ vượt khỏi vùng giao dịch ổn định một cách mạnh mẽ bất ngờ. Chúng ta sẽ có vùng kháng cự và vùng hỗ trợ, giá sẽ dao động trong vùng này. Để phá vỡ vùng này cần có kích thích hưng phấn của người mua ( phá kháng cự ) hoặc sự thất vọng của người bán ( phá hỗ trợ). Điều kiện để giúp chúng ta nhận ra khoảng trống giá này là khối lượng giao dịch tăng đột biến.

Việc xuất hiện khối lượng tăng ở chổ này là do nhiều người bất ngờ nhận thấy việc mua trước đó là sai lầm, hoặc bán trước đó là sai lầm sẽ bán mạnh. Điều này cho thấy 1 sự thay đổi, một cơ hội. Điểm phá vỡ sẽ chuyển từ hỗ trợ sang kháng cự (Gap giảm) và kháng cự thành hỗ trợ (Gap tăng). Và sau Gap này ta sẽ có 1 đường xu hướng mới cho chứng khoán. ​

break away gap

Run Away Gap

Run Away Gap được tạo ra do sự gia tăng quan tâm đến cổ phiếu. Với Gap tăng, nó thể hiện cho 1 lượng nhà đầu tư đúng ngoài thị trường trong suốt xu hướng tăng của nó trước đó, họ chờ đợi sự phá vỡ kháng cự của giá mới quyết định tham gia thị trường. Gap này thể hiện sự hoảng loạn tâm lý nhà đầu tư. Cho ta 1 tính hiệu tốt cho xu hướng tăng tiếp tục cùng với những tin tức tốt của chứng khoán.

Với Gap giảm, điều này xảy ra khi sự gia tăng bán ra của nhưng nhà đầu tư trung dài hạn, bất ngờ tham gia thị trường. Điều này trở nơn nghiệm trong cho những người nắm cổ phiếu ví sẽ không biết bán cho ai. Giá sẽ giảm mãi cho đến khi gập được người đồng ý mua.

runaway gap

Exhausion Gap

Exhausion Gap xảy ra gần sự kết thúc của xu hướng tăng hoặc là đáy của xu hướng giảm. Đi kèm với Gap là khối lượng gia tăng mạnh, chúng ta có thể sẽ nhầm nó với Runaway Gaps, nếu khong để ý đến khối lượng của nó tăng đột biến. Với thị trường down-trend, sự xuất hiện của Gap là mất kiên nhẫn của một lượng nhà đầu tư đang nắm giử cổ phiếu. Một sự thanh lý không được bình thường.

Gap sẽ nhanh chống được lấp đảo ngược xu hướng giảm. Tương tự vậy với thị trường up-trend, việc mua quá mức khi người mua mất kiên nhẫn với cổ phiếu tiết cung. Khối lượng lớn khớp lệnh bất ngờ xuất hiện, có sự chốt lời, và cầu cổ phiếu sụt giảm.

Biểu đồ Exhaustion GAP
Biểu đồ Exhaustion GAP

Nguồn hình: Investopedia

Có nên đuổi theo GAP khi xuất hiện ngay đầu phiên?

Loại GAP đầu phiên là dạng khoảng trống giá xuất hiện ngay khi thị trường mở cửa, và nó tạo khoảng trống giá so với phiên giao dịch trước đó. Đây thường là cơ hội để giao dịch và kiếm lợi nhuận. Do vậy, nhà đầu tư có thể canh vào các nhịp giá tạo khoảng trống trên đồ thị để giao dịch và kiếm lợi nhuận.

Tuy nhiên, để đuổi theo GAP khi xuất hiện, nhà đầu tư phải xác định đây là dạng Gap tạo xu hướng hay Gap theo xu hướng. Thường thì theo xu hướng sẽ có mức độ rủi ro thấp hơp dạng tạo xu hướng. Lý do là vì nhà đầu tư đã có một xu hướng khá mạnh khẳng định trước đó. Với tính chất xu hướng mạnh, các nhịp điều chỉnh để có cơ hội vào lệnh giá tốt tương đối thấp. Và lúc này nhà đầu tư nên đuổi theo Gap.

Trong các trường hợp còn lại, nhà đầu tư nên quan sát diễn biến để xác định dạng GAP trước khi thật sự tham gia giao dịch.

Có nên đuổi theo gap khi xuất hiện ngay đầu phiên

Làm cách nào để tận dụng khoảng trống giá?

Khoảng trống giá (GAP) thường xảy ra bất ngờ và không có dấu hiệu cảnh báo trước, tạo ra một thách thức trong việc dự đoán và tận dụng lợi ích từ chúng. Một cách tiếp cận hiệu quả là:

  1. Chốt lời hoặc cắt lỗ nhanh chóng: Khi bạn may mắn mua vào một chứng khoán với mức giá mở cửa cao hơn một cách đột ngột, hãy cân nhắc chốt lời hoặc cắt lỗ một cách nhanh chóng để đảm bảo việc tận dụng lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro.
  2. Tham gia theo hướng của khoảng trống: Hãy chú ý đến các xu hướng trong thị trường có khoảng trống giá, vì chúng thường có xu hướng điều chỉnh để lấp đầy khoảng trống. Nếu khoảng trống được xác nhận là ổn định, hãy xem xét việc tham gia vào xu hướng di chuyển của khoảng trống ở mức giá thích hợp, tận dụng cơ hội lợi nhuận từ việc điều chỉnh giá.

Bằng cách tiếp cận này, bạn có thể tận dụng một cách hiệu quả khoảng trống giá, biến chúng từ những thách thức không lường trước thành cơ hội lợi nhuận trong giao dịch chứng khoán.

Điều gì xảy ra nếu GAP được lấp đầy và giá tiếp tục tăng?

Khi một khoảng trống giá (GAP) được lấp đầy và sau đó giá tiếp tục tăng, điều này mang theo một thông điệp quan trọng. Thường, đây là dấu hiệu cho thấy khoảng trống ban đầu không đủ mạnh hoặc đã bị phá vỡ, hoặc có thông tin mới xuất hiện, thay đổi tình hình.

Ví dụ, giả sử một cổ phiếu đã trải qua một sự tăng giá đột ngột tạo ra một khoảng trống cao độ. Ban đầu, bạn có thể xem xét việc mua cổ phiếu nếu khoảng trống này được lấp đầy và giá tiếp tục tăng. Tuy nhiên, nếu giá vượt qua mức giá ban đầu của khoảng trống và giảm, đây có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy khoảng trống ban đầu không đủ mạnh hoặc có sự biến đổi trong tình hình.

Trong tình huống như vậy, bạn có thể xem xét chuyển đổi lệnh mua thành lệnh bán và tham gia vào một vị trí ngược lại theo hướng phản chiều. Khoảng trống giá có tiềm năng mang lại lợi nhuận nhanh chóng, nhưng cũng cần quan tâm đến rủi ro, do tính thanh khoản thấp và biến động cao. Tuy nhiên, với kỹ thuật và kiến thức phù hợp, bạn có thể tận dụng cơ hội từ những biến động này.

Kết luận

Khoảng trống giá (GAP) trong giao dịch chứng khoán mang theo cơ hội và thách thức. Để tận dụng hiệu quả, hãy cân nhắc chốt lời hoặc cắt lỗ nhanh chóng và tham gia theo hướng của khoảng trống. Điều quan trọng là theo dõi kỹ diễn biến thị trường, đặc biệt khi GAP được lấp đầy và giá tiếp tục tăng, để tránh rủi ro không cần thiết và tận dụng mọi cơ hội tiềm ẩn.

Ralph Nelson Elliott, một nhà phân tích kỹ thuật người Mỹ đã nói: “Mọi khoảng trống giá không phải là một lỗi kỹ thuật, nó thể hiện sự thay đổi tâm lý và nhu cầu.”

Bài viết cùng chuyên mục

So sánh sự khác nhau giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật chứng khoán

So sánh sự khác nhau giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật chứng khoán

Trong chứng khoán, ngoài kiến thức về các thuật ngữ thì phân tích chứng khoán là điều thiết yếu mà mọi nhà đầu tư phải thực hiện. Có 2 kiểu...

VN Diamond

VN Diamond là gì? Cách xem chỉ số VN Diamond

Chỉ số VN Diamond là gì?  VN Diamond (Vietnam Diamond Index) – cổ phiếu Kim Cương Việt Nam là một chỉ số chứng khoán được xây dựng và quản lý...

Cách học đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới

Bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về đầu tư chứng khoán? Nguồn lợi nhuận của chứng khoán sinh ra thật sự hấp dẫn hơn nhiều so với lãi...