Mã chứng khoán là gì? Những quy định khi cấp mã chứng khoán tại Việt Nam

Ngày đăng: 25/07/2024 lượt xem

Mã chứng khoán có thể hiểu gồm có mã cổ phiếu, mã trái phiếu, mã tín phiếu… Nhưng phổ biến nhất vẫn là mã cổ phiếu. Mã chứng khoán là một trong những khái niệm quan trọng mà nhà đầu cần biết trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Vậy mã chứng khoán là gì, và có những quy định cụ thể nào đối với việc đặt tên mã chứng khoán, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Mã chứng khoán là gì?

Khi nhà đầu tư nhìn vào bảng giá giao dịch chứng khoán, hoặc khi đặt lệnh mua bán chứng khoán… thì sẽ thấy rất nhiều những bộ ký tự hiển thị trên màn hình. Những bộ ký tự này được gọi là mã chứng khoán.

Vậy mã chứng khoán là gì, chúng ta có thể hiểu mã chứng khoán là một bộ gồm những ký tự chữ cái, cũng có thể là chữ cái và số được dùng để gọi tên của một tổ chức niêm yết công khai trên sàn chứng khoán. Ở thị trường Việt Nam, cơ quan duy nhất được quyền cấp mã chứng khoán là Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (gọi tắt là VSD).

Chúng ta có thể nêu lên một vài mã chứng khoán được niêm yết công khai trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh mà mức độ phổ biến của nó mang tính “quốc dân” hầu như ai cũng một đôi lần nghe qua:

Một số ví dụ về mã chứng khoán phổ biến hiện nay:

VCB – Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

ACB – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

VNM – Công ty cổ phần sữa Việt Nam

FPT – Công ty cổ phần FPT

MWG – Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động

HPG – Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Các mã chứng khoán có ý nghĩa gì?

Tại sao nhà đầu tư cần phải quan tâm tới tên gọi mã chứng khoán? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa của mã chứng khoán là gì để có câu trả lời hợp lý nhất.

Ý nghĩa về nhận diện công ty và tính tiện lợi khi giao dịch

Qua một vài ví dụ về mã cổ phiếu ở trên, chúng ta có thể thấy đối với cổ phiếu thì mã chứng khoán chỉ gồm 3 ký tự. Nhưng nó giúp nhà đầu tư nhận diện công ty niêm yết một cách trực quan nhất. Thay vì phải nói Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (tương đối dài) thì người ta chỉ cần nói MWG thì hầu như ai trong giới chứng khoán cũng hiểu là đang nói về Thế giới di động.

Và nếu so sánh ví von rằng mã chứng khoán giống như “nickname” thì cũng không phải là sai. 

Điều này càng có ý nghĩa hơn nữa trong việc giao dịch. Nếu bạn phải nhờ môi giới đặt lệnh mua bán cho mình, thay vì đọc một tràng dài đầy đủ tên công ty của cổ phiếu mà bạn muốn mua thì bạn chỉ cần đọc rõ ràng ba ký tự là đã đầy đủ thông tin, rất đơn giản và thuận tiện trong giao dịch đúng không nào.

Ý nghĩa thứ hai của mã chứng khoán là tính duy nhất

Mã chứng khoán tại Việt Nam chỉ được cấp bởi VSD nên mã chứng khoán là duy nhất và không trùng lắp với bất kỳ mã chứng khoán nào đã được cấp trước đó và vẫn còn đang niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực phân loại và thống kê

Mã chứng khoán sẽ giúp cho việc phân loại và thống kê nhất là những bản điểm tin sau giờ giao dịch được tin giản và thu gọn đáng kể, giúp nhà đầu tư dễ nhìn dễ theo dõi tin tức về thị trường.

Một số quy định chung về việc cấp mã chứng khoán tại Việt Nam

Mã chứng khoán chỉ gồm ký tự và số, nhưng không phải được cấp theo tùy hứng mà có những quy định bắt buộc, rõ ràng:

Quy định về tên gọi: Mã chứng khoán tại Việt Nam không phụ thuộc tên viết tắc của tổ chức niêm yết. VSD sẽ xem xét dựa trên các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK), tên viết tắt của các tổ chức như tổ chức phát hành, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ, sự lựa chọn mã từ Tổ chức phát hành (TCPH) và đặc biệt là phải đối chiếu xem mã chứng khoán này đã được cấp cho TCPH nào trước đó hay chưa, điều này đảm bảo rằng một mã chứng khoán là duy nhất.

Quy trình cấp mã: Khi TCPH sẽ nộp Giấy đề nghị cấp mã chứng khoán kèm theo hồ sơ đăng ký chứng khoán. Việc cấp mã sẽ được thực hiện đồng thời với việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán. Thời gian cho việc xem xét và cấp mã là 02 ngày kể từ ngày TCPH nộp hồ sơ.

Quy định về công bố thông tin: Sau khi thực hiện việc cấp mã, VSD sẽ gửi văn bản thông báo xác nhận thông tin mã chứng khoán được cấp cho TCPH và công bố trên trang thông tin điện tử của VSD.

Quy định về thay đổi mã chứng khoán: TCPH sẽ không được thay đổi mã chứng khoán đã được VSD cấp ngoại trừ trường hợp TCPH hủy đăng ký chứng khoán, cũng có trường hợp ngoại lệ nhưng rất ít, căn cứ vào đề nghị của TCPH, VSD có thể chấp thuận thay đổi mã chứng khoán của TCPH sau khi có ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (tuy nhiên không áp dụng đối với TCPH đang niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán). Và khi TCPH hủy đăng ký chứng khoán thì VSD cũng sẽ tự động hủy mã chứng khoán.

Những quy định riêng khi cấp mã chứng khoán 

Quy định về mã Cổ phiếu

Mã cổ phiếu là bộ ba ký tự được quy định cụ thể như sau: 

  • 3 chữ cái in hoa, ví dụ: BVH, GVR, SAB,…
  • 2 chữ cái in hoa và 1 ký tự số, ví dụ: VE1, VE3, VE8, DL1,…
  • 1 chữ cái in hoa và 2 ký tự số, ví dụ L10, L14,….

Và quan sát trên bảng giá thì nhà đầu tư dễ dàng nhận ra, đối với cổ phiếu thì bộ 3 ký tự gồm 3 chữ cái in hoa là phổ biến nhất.

Quy định về mã Trái phiếu

Thường có 9 ký tự và có 3 loại trái phiếu: Trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.

Trái phiếu chính phủ gồm có 3 loại: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu địa phương

mã chứng khoán là gì
Quy định về mã Trái phiếu
mã chứng khoán
Quy định về mã Trái phiếu
các mã chứng khoán
Quy định về mã Trái phiếu
mã chứng khoán là gì
Quy định về mã Trái phiếu

Quy định về mã Tín phiếu

mã chứng khoán
Quy định về mã Tín phiếu

Quy định về mã Chứng chỉ quỹ đầu tư

các mã chứng khoán
Quy định về mã Chứng chỉ quỹ đầu tư

>>> Xem tổng hợp các Mã chứng khoán đang giao dịch trên thị trường tại đây: https://one.hsc.com.vn/

Kết luận

Hi vọng với những chia sẻ về mã chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về mã chứng khoán là gì cũng như quy định cụ thể đối với việc cấp mã cho từng loại chứng khoán. Điều này sẽ giúp ích cho nhà đầu tư trong việc gọi tên và hiểu nhanh những thông tin cơ bản của Tổ chức phát hành thông qua mã chứng khoán, từ đó có thêm cơ sở để đưa ra quyết định nên đầu tư vào loại chứng khoán nào nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho mình.

Phan Thị Thanh Thủy
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Vị thế của các ETFs nội tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Vị thế của các ETFs nội tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Dù mới ra đời trong vài năm trở lại đây nhưng quỹ ETFs nội đang ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Không...

lãi suất là gì

Lãi suất là gì? 4 Cách phân loại lãi suất cực dễ hiểu

Lãi suất là gì? Lãi suất là tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền gốc được gửi vào hoặc cho vay, mà người vay phải trả cho người cho...

Lợi nhuận từ ETF và phương pháp quản trị rủi ro khi giao dịch ETF

Lợi nhuận từ ETF và phương pháp quản trị rủi ro khi giao dịch ETF

Các quỹ ETF (Exchange-Traded Fund) đang trở thành công cụ đầu tư phổ biến nhờ vào tính thanh khoản cao và khả năng đa dạng hóa đầu tư. Điều này...