Không quá lạm dụng một công cụ hay chỉ báo

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Trong trường phái phân tích kỹ thuật thì có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, có người thì theo phong cách cổ điển chỉ sử dụng thuần giá và khối lượng, có người thì theo phong cách đo lường sóng bằng cách kết hợp công cụ Ellliot và Fibonacci, còn có người thì sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để đưa ra quyết định.

không quá lạm dụng một công cụ hay chỉ báo

Chúng ta không thể phủ nhận rằng cũng có rất nhiều nhà đầu tư thành công theo một phong cách riêng, bằng cách này hay cách khác đều được nhưng phải hiểu rõ bản chất vận động của các công cụ hay chỉ báo mà chúng ta sử dụng để phân tích. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ xem xét ở một góc nhìn đa chiều hơn bằng cách kết hợp các công cụ, chỉ báo này lại với nhau để tạo thành sức mạnh tổng hợp rất đáng tin cậy thay vì  chỉ sử dụng đơn thuần và phụ thuộc hoàn toàn vào công cụ hay chỉ báo nào đó.

Trong phân tích kỹ thuật có 5 yếu tố mà nhà đầu tư phải thực sự chú ý và nhiệm vụ của chúng ta là đi phân tích 5 yếu tố này để tìm ra bức tranh tổng thể. Đó là:

(1) Xu hướng giá đang như thế nào?

(2) Sức mạnh xu hướng ra sao?

(3) Sức mạnh giá tích cực hay tiêu cực

(4) Sức mạnh dòng tiền lạc quan hay bi quan

(5) Mức độ biến động là cao hay thấp.

Với việc xác định rõ được 5 yếu tố này thì chúng ta sẽ tìm ra những công cụ hay chỉ báo thích hợp để tìm ra sự vận động của chỉ số hiện tại.

Về xu hướng

Đây là thành tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong quá trình phân tích. Các công cụ phổ biến nhất để xác định xu hướng thị trường là các đường trung bình di động, các đường xu hướng (Trend-line).

công cụ phổ biến nhất để xác định xu hướng

Sức mạnh xu hướng

Khi đã xác định được xu hướng chính của chỉ số thì bước tiếp theo đó là xác định sức mạnh của xu hướng đó để đưa ra kết luận là xu hướng đó có thể được tiếp diễn hay cảnh báo rủi ro đảo chiều. Công cụ mà giới trader hay sử dụng nhất đó chính là MACD. Đây là chỉ báo đo lường sự biến động của 2 đường trung bình so với đường trung bình của chính nó (Signal) để tìm quán tính tăng giảm của chỉ số hiện tại so với quá khứ.

xác định sức mạnh của xu hướng

Sức mạnh giá

Bước tiếp theo là chúng ta đi đo lường sức mạnh giá hay sức mạnh nội tại của những nhịp tăng/giảm của chỉ số. Ở yếu tố này thì RSI là công cụ được sử dụng rộng rãi, qua đó cho chúng ta thấy được thực tế vận động của chỉ số đang mạnh hay yếu, đang giao động ở vùng quá mua/bán, kháng cự/hỗ trợ đo lường bằng quán tính giá.

đo lường sức mạnh nội tại của nhịp tăng/giảm

Sức mạnh dòng tiền

Yếu tố này là yếu tố mang tính quyết định và thường có những biểu hiện trước diễn biến của giá. Giới trader cũng sử dụng khá đa dạng các công cụ, chẳng hạn như OBV, MFI, Chaikin money flow…Cách phân tích thường hay được sử dụng nhất là tìm kiếm sự phân kỳ/sự không đồng thuận giữa giá và dòng tiền để tìm kiếm cơ hội đảo chiều.

Mức độ biến động

Mức độ biến động đo lường độ rộng của giá với sự so sánh tương quan ở các ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ trong quá khứ. Bollinger Band là chỉ báo được sử dụng hiệu quả nhất để đo lường biến động. Chỉ báo cho biết độ giãn của một uptrend/downtrend, nếu giá chạm tới vùng đó là tín hiệu cảnh báo có rủi ro. Tất nhiên, Bollinger Band kết hợp với các công cụ khác sẽ cho những điểm ra vào lệnh rất đáng tin cậy.

mức độ biến động

Có thể thấy việc chúng ta chỉ sử dụng duy nhất một công cụ/chỉ báo nào đó sẽ không giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về diễn biến vận động của thị trường để từ đó không tìm thấy cơ hội và đặc biệt là né tránh được các rủi ro tiềm ẩn. Cho nên, nhà đầu tư nên linh hoạt sử dụng kết hợp các công cụ/ chỉ báo nhưng phải sử dụng đúng mục đích cũng như là hiểu rõ bản chất mà các công cụ/ chỉ báo mà chúng ta sử dụng.

Mở tài khoản online chứng khoán HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật  tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

Lịch sử hình thành và phát triển của quỹ IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là gì? Mục đích và vai trò của quỹ trong kinh tế toàn cầu

  Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là gì? Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund) là một tổ chức quốc tế có nhiệm vụ thúc đẩy tăng...

Tỷ giá hối đoái thường được biểu diễn dưới dạng cặp tiền tệ, như VNĐ/USD

Tỷ giá hối đoái là gì? Cách tính và tác động đến nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) là tỷ lệ mà một loại tiền tệ sẽ được trao đổi với một loại tiền tệ khác....

chọn cổ phiếu dài hạn

Nên chọn cổ phiếu nào để đầu tư dài hạn hiệu quả?

Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư đều hi vọng sẽ mang về lãi như kỳ vọng. Nhưng không phải mọi khoản đầu tư đều nhanh chóng sinh lời, nhiều...