Hướng dẫn cách đọc bảng giá phái sinh cho người mới bắt đầu

Ngày đăng: 23/08/2024 lượt xem

Bước đầu sơ khai khi bắt đầu tìm hiểu và giao dịch phái sinh thì chúng ta cần phải hiểu rõ hết những gì được hiển thị trên bảng điện. Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ bảng giá phái sinh chỉ trong một lần đọc.

Tìm hiểu những thuật ngữ trên bảng giá phái sinh

Trên thị trường hiện đang có rất nhiều các trang web về bảng giá từ nhiều công ty chứng khoán và các bên khác nhà đầu tư có thể tìm kiếm dễ dàng để sử dụng.

Nhà đầu tư có thể sử dụng bảng giá phái sinh hiện đại được cung cấp từ công ty chứng khoán HSC tại đây.

bảng giá phái sinh
Giao diện bảng giá phái sinh của CTCK HSC

Hoặc để trải nghiệm mới mẻ hơn với bảng giá kiểu mới từ hệ thống giao dịch HSC ONE nhà đầu tư có thể lựa chọn mở tài khoản để sử dụng dịch vụ này.

bang gia phai sinh
Bảng giá hiện đại từ hệ thống giao dịch HSC ONE

Cách xem diễn biến tổng quan của các rổ chỉ số chính

bảng giá hàng hóa phái sinh

Mục đầu tiên của bảng giá phái sinh sẽ là những biểu đồ nhỏ về các rổ chỉ số chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam như VNINDEX, VN30, VN AllShare, HNX index, HNX30, UPCOM index giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về diễn biến thị trường chung trong phiên giao dịch.

Ngoài ra, ở góc phải màn hình là những lựa chọn về ngôn ngữ và màu sắc hiển thị của bảng giá. 

Các kỳ hạn hiện tại của hợp đồng phái sinh

bảng giá chứng khoán phái sinh

Như trên bảng giá hiển thị rõ 4 loại kỳ hạn ở tại thời điểm ngày 18/7/2024

  • VN30F1M: VN30F2407, ngày đáo hạn 18/07/2024 ( trên bảng giá hiển thị dấu “ * ” bên cạnh thể hiện hợp đồng này sẽ đáo hạn cùng ngày)
  • VN30F2M: VN30F2408, ngày đáo hạn 15/08/2024
  • VN30F1Q: VN30F2409, ngày đáo hạn 19/09/2024
  • VN30F2Q: VN30F2412, ngày đáo hạn 19/12/2024

Một số thuật ngữ trên bảng giá phái sinh

CK Mã hợp đồng Thể hiện các kỳ hạn của hợp đồng phái sinh tại thời điểm
Tháng đáo hạn Thời gian đáo hạn hợp đồng Với hiển thị theo cấu trúc yyyymmdd (năm, tháng, ngày)
TC Giá tham chiếu Là giá đóng cửa của hợp đồng phái sinh ngày hôm trước.
Trần Giá trần Mức giá cao nhất trong ngày của hợp đồng phái sinh.

Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + 7%)

Sàn Giá sàn Mức giá thấp nhất trong ngày của hợp đồng phái sinh.

Giá sàn = Giá tham chiếu x (1 – 7%)

Giá mua, giá bán, bước giá

bảng giá phái sinh

  • Khung 1: bên dư mua (bên trái) với lần lượt 3 giá mua gần nhất với ưu tiên thứ tự từ giá cao đến thấp kèm với khối lượng từng giá mua.
  • Khung 2: bên dư bán (bên phải) tương tự với 3 giá bán gần nhất với ưu tiên thứ tự từ thấp đến cao cùng với khối lượng từng bước giá.
  • Khung 3: giao dịch (giữa)

bảng giá hàng hóa phái sinh

  • Giá: giá đang được giao dịch khớp lệnh gần nhất
  • +/- : Chênh lệch giữa giá so với giá tham chiếu
  • Độ lệch: Chêch lệch giữa giá so với chỉ số VN30 cơ sở.
  •  D (màu đỏ) thể hiện là giá thấp hơn so với VN30
  •  P (màu xanh) thể hiện là giá cao hơn so với VN30
  • KL: Khối lượng khớp lệnh của giá

Với một bảng giá hiển thị kiểu truyền thống đi ngang thì giá mua và giá bán sẽ chỉ hiển thị được 3 bước giá và khối lượng gần nhất.

Riêng đối với một số bảng giá hiện đại như HSC ONE thì có thể hiển thị giá mua và giá bán đến 10 bước giá gần nhất. Giúp ích rất nhiều trong quá trình giao dịch phái sinh

bảng giá chứng khoán phái sinh
Thanh cuộn tại bảng giá HSC ONE giúp xem được 10 bước giá mỗi bên

Một số thông tin quan trọng về khối lượng và giá của hợp đồng tương lai

bảng giá phái sinh
Thông tin về khối lượng và giá khác của hợp đồng phái sinh

Một số thuật ngữ

Tổng KLTH Tổng khối lượng thực hiện Tổng khối lượng hợp đồng được khớp lệnh trong ngày giao dịch của một kỳ hạn hợp đồng tương lai
Khối lượng mở (OI) Số lượng hợp đồng đang được mở vị thế qua đêm của một kỳ hạn hợp đồng tương lai
Mở cửa Giá mở cửa (ATO) Là giá được khớp lệnh ở phiên mở cửa (ATO) trong ngày của hợp đồng
Cao nhất Giá cao nhất được khớp lệnh trong phiên giao dịch của hợp đồng
Thấp nhất Giá thấp nhất được khớp lệnh trong phiên giao dịch của hợp đồng
NN mua Nước ngoài mua Tổng khối lượng hợp đồng mà nhà đầu tư nước ngoài mua trong phiên
NN bán Nước ngoài bán Tổng khối lượng hợp đồng mà nhà đầu tư nước ngoài bán trong phiên

Cách xem giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai tại ngày đáo hạn trên bảng giá 

Bảng giá HSC cung cấp thông tin FSP tạm tính của ngày đáo hạn hợp đồng 

Khi hợp đồng kỳ hạn gần nhất đến ngày đáo hạn thì ở bảng giá phái sinh tại HSC sẽ có hiển thị giá “FSP tạm tính ” chính là giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai VN30F1M được xác định bằng giá trị trung bình số học vào 30 phút cuối phiên ATC của chỉ số cơ sở VN30.

Việc này sẽ giúp ích rất lớn cho nhà đầu tư giao dịch trong phiên đáo hạn vì việc tính toán giá thanh toán cuối cùng về cơ bản là tương đối khó khăn.

Kết luận

Để có thể tham gia thị trường phái sinh hiệu quả thì việc sử dụng thành thạo bảng giá là điều kiện tiên quyết. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp được đầy đủ nội dung về cách đọc bảng giá phái sinh hiệu quả.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể trải nghiệm hệ thống giao dịch HSC ONE để có thể trải nghiệm sự khác biệt của bảng giá hiện đại từ HSC cung cấp.

Thiên Phú
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

chu kỳ kinh tế

Các giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam

Có thể nhiều nhà đầu tư chưa biết thì thị trường chứng khoán cũng có tình chu kỳ. Chu kỳ chứng khoán có quan hệ cực kỳ mật thiết đối...

mô hình ponzi

Mô hình Ponzi là gì? Cách phát hiện và phòng tránh mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi, một hình thức đầu tư gian lận hứa hẹn lợi nhuận cao với rủi ro thấp, đã gây ra nhiều cuộc lừa đảo và thiệt hại tài...

cổ phiếu penny

Nhà đầu tư F0 có nên đầu tư cổ phiếu penny?

Cổ phiếu Penny hay còn được gọi trong tiếng việt là những cổ phiếu có vốn hóa. Những loại cổ phiếu này thường có sức hấp dẫn với nhà đầu...