Rủi ro gì khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn
Trong quá trình đầu tư chứng khoán, một trong những rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý là khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn. Điều này có thể gây ra nhiều bất ổn và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả đầu tư. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các rủi ro liên quan và cung cấp những chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả để giúp bạn bảo vệ tài sản và tối ưu hóa lợi nhuận.
Mục Lục
Khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn
Thị trường chứng khoán phái sinh đã chính thức được vận hành vào 08/2017. Sự kiện này đánh dấu thêm một bước hoàn thiện cấu trúc thị trường tài chính đầu tư của Việt Nam. Thị trường phái sinh cung cấp cho nhà đầu tư một kênh đầu tư mới, cải thiện tính hiệu quả cho thị trường đầu tư chứng khoán cơ sở, là một chỉ báo cho thị trường chứng khoán cơ sở cũng như giúp nhà đầu tư phòng vệ rủi ro.
Trong giai đoạn đầu vận hành, chỉ có duy nhất một sản phẩm được đưa vào giao dịch là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Hợp đồng này là thỏa thuận mua bán chỉ số VN30 tại mức giá định sẵn với ngày đáo hạn trong tương lai.
Để giao dịch, nhà đầu tư chứng khoán chỉ cần ký quỹ một lượng tiền bằng 13% chứ không cần phải trả đủ toàn bộ giá trị hợp đồng. Vì tỷ lệ đòn bẩy lớn, hợp đồng tương lai có thể đem lại lợi nhuận cao, nhưng cũng đi kèm với rủi ro thua lỗ lớn. Nhằm hạn chế rủi ro thanh toán từ cả 2 phía người mua và người bán, hợp đồng tương lai được thanh toán lãi/lỗ hằng ngày thông qua tổ chức thứ ba, trong trường hợp này là trung tâm lưu ký.
Thông thường càng gần ngày đáo hạn giá cơ sở và giá hợp đồng tương lai sẽ càng hội tụ với nhau. Tuy nhiên, giá hợp đồng tương lai và giá cơ sở sẽ không bằng chính xác với nhau tại ngày đáo hạn. Vì vậy sẽ có một bên có lời và một bên thua lỗ.
Nếu như giá cơ sở lớn hơn giá hợp đồng tương lai, bên mua sẽ có lời và được thanh toán bằng tiền khoản chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hợp đồng tương lai. Ngược lại, nếu như giá cơ sở nhỏ hơn giá hợp đồng tương lai, bên bán sẽ có lời và được thanh toán bằng tiền khoản chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hợp đồng tương lai.
Tuy vậy, vì cơ chế hoạt động của loại hợp đồng này là được thanh toán lãi/lỗ hằng ngày, nên chênh lệch giữa giá hợp đồng tương lai và giá cơ sở tại ngày đáo hạn sẽ không quá lớn. Do đó, rủi ro thua lỗ khi giá cơ sở và giá hợp đồng tương lai không hội tụ bằng nhau tại ngày đáo hạn là không quá lớn.
Ví dụ về việc thanh toán lãi/lỗ hằng ngày của hợp đồng phái sinh
Ngày | Số dư đầu ngày | Điểm chỉ số cuối ngày | Giá hạch toán cho 10 HĐ | Hạch toán TK ký quỹ | Số dư cuối ngày | Ký quỹ duy trì | Ký quỹ phải bổ sung | Giải thích |
2/1 | 0 | 70 | 700 | 0 | 105 | 70 | 0 | ký quỹ 15% nộp ký quỹ trước khi giao dịch. Mua hợp đồng giá 70. |
3/1 TH1: Giảm mạnh | 105 | 65 | 650 | (50) | 55 | 65 | 42.5 | Số dư TK còn 55tr < 70tr (mức ký quỹ duy trì) => nộp bổ sung 42.5tr để về mức ký quỹ ban đầu (650*15% = 97.5) |
3/1 TH2: Giảm vừa | 105 | 68 | 680 | (20) | 85 | 68 | 0 | Số dư TK còn 85tr (= 150tr – 20tr) > 68tr =>Không phải ký quỹ bổ sung. NĐT hiện đang lỗ 20tr. |
3/1 TH3: Tăng | 105 | 72 | 720 | 20 | 125 | 72 | 0 | Số dư tài khoản là 125tr > ký quỹ ban đầu (72*15% = 108tr) => có thể rút 17tr tiền lãi |
Kết luận
Rủi ro khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn là một thách thức mà nhà đầu tư chứng khoán cần phải đối mặt. Hiểu rõ về các yếu tố gây ra sự không hội tụ và áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu tổn thất và tăng cường khả năng thành công trong đầu tư chứng khoán. Hãy luôn theo dõi và cập nhật thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư thông minh và an toàn.
Cùng Stock Insight học thêm về kiến thức đầu tư chứng khoán tại HSCEdu tại đây.