Rủi ro gì khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn

Ngày đăng: 11/12/2023 lượt xem

Khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn

Thị trường chứng khoán phái sinh đã chính thức được vận hành vào 08/2017. Sự kiện này đánh dấu thêm một bước hoàn thiện cấu trúc thị trường tài chính đầu tư của Việt Nam. Thị trường phái sinh cung cấp cho nhà đầu tư một kênh đầu tư mới, cải thiện tính hiệu quả cho thị trường chứng khoán cơ sở, là một chỉ báo cho thị trường chứng khoán cơ sở cũng như giúp nhà đầu tư phòng vệ rủi ro.

Rủi ro gì khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn
Rủi ro gì khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn

Trong giai đoạn đầu vận hành, chỉ có duy nhất một sản phẩm được đưa vào giao dịch là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Hợp đồng này là thỏa thuận mua bán chỉ số VN30 tại mức giá định sẵn với ngày đáo hạn trong tương lai.

Để giao dịch hợp đồng tương lai, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ một lượng tiền bằng 13% chứ không cần phải trả đủ toàn bộ giá trị hợp đồng. Vì tỷ lệ đòn bẩy lớn, hợp đồng tương lai có thể đem lại lợi nhuận cao, nhưng cũng đi kèm với rủi ro thua lỗ lớn. Nhằm hạn chế rủi ro thanh toán từ cả 2 phía người mua và người bán, hợp đồng tương lai được thanh toán lãi/lỗ hằng ngày thông qua tổ chức thứ ba, trong trường hợp này là trung tâm lưu ký.

Thông thường càng gần ngày đáo hạn giá cơ sở và giá hợp đồng tương lai sẽ càng hội tụ với nhau. Tuy nhiên, giá hợp đồng tương lai và giá cơ sở sẽ không bằng chính xác với nhau tại ngày đáo hạn. Vì vậy sẽ có một bên có lời và một bên thua lỗ.

Nếu như giá cơ sở lớn hơn giá hợp đồng tương lai, bên mua sẽ có lời và được thanh toán bằng tiền khoản chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hợp đồng tương lai. Ngược lại, nếu như giá cơ sở nhỏ hơn giá hợp đồng tương lai, bên bán sẽ có lời và được thanh toán bằng tiền khoản chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hợp đồng tương lai.

Tuy vậy, vì cơ chế hoạt động của hợp đồng tương lai là được thanh toán lãi/lỗ hằng ngày, nên chênh lệch giữa giá hợp đồng tương lai và giá cơ sở tại ngày đáo hạn sẽ không quá lớn. Do đó, rủi ro thua lỗ khi giá cơ sở và giá hợp đồng tương lai không hội tụ bằng nhau tại ngày đáo hạn là không quá lớn.

Ví dụ về việc thanh toán lãi/lỗ hằng ngày của hợp đồng phái sinh

Ngày Số dư đầu ngày Điểm chỉ số cuối ngày Giá hạch toán cho 10 HĐ Hạch toán TK ký quỹ Số dư cuối ngày Ký quỹ duy trì Ký quỹ phải bổ sung Giải thích
2/1 0 70 700 0 105 70 0 ký quỹ 15% nộp ký quỹ trước khi giao dịch. Mua hợp đồng giá 70.
3/1 TH1: Giảm mạnh 105 65 650 (50) 55 65 42.5 Số dư TK còn 55tr < 70tr (mức ký quỹ duy trì) => nộp bổ sung 42.5tr để về mức ký quỹ ban đầu (650*15% = 97.5)
3/1 TH2: Giảm vừa 105 68 680 (20) 85 68 0 Số dư TK còn 85tr (= 150tr – 20tr) > 68tr =>Không phải ký quỹ bổ sung. NĐT hiện đang lỗ 20tr.
3/1 TH3: Tăng 105 72 720 20 125 72 0 Số dư tài khoản là 125tr > ký quỹ ban đầu (72*15% = 108tr) => có thể rút 17tr tiền lãi

Cùng Stock Insight học thêm về kiến thức đầu tư chứng khoán tại HscEdu tại đây.

Bài viết cùng chuyên mục

sản phẩm chứng khoán

Các sản phẩm chứng khoán tại thị trường Việt Nam từ A-Z

1. Cơ cấu các sản phẩm đầu tư ở TTCK Việt Nam 2. Tổng quan về các sản phẩm đầu tư ♦ Chứng khoán cơ sở được hiểu rộng là...

đầu tư chứng khoán

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu

Đầu tư chứng khoán có thể là một cơ hội hấp dẫn để xây dựng tài sản cá nhân, nhưng đối với người mới, nó có thể trở nên phức...

Nhà đầu tư cần chuẩn bị gì trước khi giao dịch hợp đồng tương lai?

Nhà đầu tư cần chuẩn bị gì trước khi giao dịch hợp đồng tương lai?

Sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai ra đời giúp nhà đầu tư có thể kiếm lời ngay cả khi thị trường giảm điểm, điều mà không thể thực hiện...