Đòn bẩy tài chính là gì? 5 Lưu ý khi sử dụng đòn bẩy này

Ngày đăng: 14/03/2023 lượt xem

Đòn bẩy tài chính là một công cụ để các nhà đầu tư kiếm được số tiền gấp nhiều lần. Dù vậy, phương pháp này luôn được ví như một con dao hai lưỡi. Vậy đòn bẩy tài chính là gì và làm sao để sử dụng nó, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Đòn bẩy tài chính là gì? Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là việc tận dụng khoản vốn đi vay để tăng cao tỷ suất lợi nhuận. Khi đó, nhà đầu tư có thể sử dụng vốn vay thay vì vốn chủ sở hữu để mua những tài sản tiềm năng với kỳ vọng rằng thu nhập hoặc vốn thu được từ tài sản này sẽ vượt trên chi phí đi vay.

Đòn bẩy giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận tiềm năng từ giao dịch mà thực tế chỉ bỏ ra một phần nhỏ số tiền. Số tiền vay để tạo đòn bẩy có thể đến từ các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính.

Dù cho tiềm ẩn không ít nguy cơ, đòn bẩy tài chính vẫn là một công cụ tài chính ưa thích của nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư, đó là vì:

  • Giải quyết sự thiếu hụt vốn của công ty để duy trì hoạt động kinh doanh. Giúp các công ty tiếp cận với những cơ hội đầu tư lớn hơn và tiềm năng hơn.
  • Đòn bẩy là công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy lợi nhuận. Nếu được sử dụng hợp lý và kết hợp với việc phân tích kỹ lưỡng, nó sẽ đem về lợi nhuận cao.
  • Các khoản vay cũng như tiền lãi đều sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Như vậy thì số tiền đòn bẩy sẽ được khấu trừ khỏi phần thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán. Nhờ thế mà doanh nghiệp sẽ chỉ cần nộp ít thuế hơn trong khi vẫn tăng sinh lợi nhuận.
Đòn bẩy tài chính là một công cụ hiệu quả cho nhiều nhà đầu tư
Đòn bẩy tài chính là một công cụ hiệu quả cho nhiều nhà đầu tư

Cách tính đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính được tính theo công thức: Đòn bẩy = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu.

 

Doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân sử dụng mức đòn bẩy càng cao thì hệ số nợ càng cao.
Doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân sử dụng mức đòn bẩy càng cao thì hệ số nợ càng cao.

Tổng số nợ – Total Debt (TD)

Tổng nợ bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn. Nợ có thể là vay vốn từ ngân hàng thông qua một khoản vay hoặc phát hành vốn chủ sở hữu trên thị trường để có được tiền. Các nguồn vay này giúp doanh nghiệp phát triển, tạo ra doanh thu và tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra còn có công thức tính tỷ lệ nợ trên tài sản:

Tỷ lệ nợ trên tài sản (Debt-to-Equity Ratio – D/E)
= Tổng số nợ (Total Debt – TD)/ Tổng tài sản (Total Equity – TE)

Tổng nợ trên tổng tài sản là thước đo tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ hơn là vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ này để đánh giá xem doanh nghiệp có đủ tiền để đáp ứng các nghĩa vụ nợ hiện tại hay không. Ngoài ra còn để đánh giá liệu doanh nghiệp có thể trả lợi tức đầu tư hay không. Đối với các chủ nợ, công thức tính tỷ lệ nợ giúp công ty  thống kê các  khoản nợ và liệu công ty có thể trả khoản nợ hiện tại hay tối ưu các khoản vay hiện có của công ty.

Vốn chủ sở hữu – Shareholder Equity (SE)

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu với các cổ đông. Điều này có nghĩa là các thành viên sẽ cùng nhau góp vốn, xây dựng các nguồn lực cần thiết để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc các thành viên góp vốn sẽ được hưởng các quyền lợi như phân chia lợi nhuận, chịu lỗ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm của đòn bẩy tài chính

Ưu điểm

  • Đòn bẩy là loại công cụ mạnh mẽ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Đòn bẩy tài chính có thể được coi là khoản vay không tính lãi, vì dễ tiếp cận nên cũng rất tiện lợi để sử dụng.
  • Trong lúc thị trường không biến động nhiều thì lợi nhuận thu được cũng sẽ không cao vì ít có sự thay đổi về giá cổ phiếu. Thế nhưng, nhờ vào giao dịch đòn bẩy, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận lớn ngay cả trong khi ít biến động trên thị trường.

Nhược điểm

  • Cái gì mang lại lợi nhuận càng cao cũng đồng nghĩa tỷ lệ rủi ro càng tăng cao. Nhà đầu tư sẽ mất rất nhiều tiền nếu cổ phiếu đầu tư bị lỗ, đi trái với kỳ vọng. Thế nên, trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính, các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ càng, dành nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin để tránh được rủi ro không mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán

Đòn bẩy tài chính được xem là con dao hai lưỡi. Để không bị lưỡi dao còn lại gây tổn hại đến tài sản của mình, các nhà đầu tư cần lưu ý đến những điểm sau đây:

  • Cần có một định hướng tốt, cũng như tính toán thật kỹ lưỡng trước khi quyết định dùng đòn bẩy tài chính.
  • Cần lựa chọn các công ty tài chính đáng tin cậy khi vay vốn như các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng có uy tín. Bởi vì các đơn vị này luôn có lãi suất ổn định, rõ ràng để phòng ngừa tình trạng rủi ro khi vay.
  • Cần thận trọng trong việc đánh giá tài sản mà nhà đầu tư định dùng đòn bẩy để mua.
  • Nhà đầu tư chỉ nên đăng ký khoản vay mà có thể chi trả ổn định.
  • Tập trung vào dòng tiền để thu được lợi nhuận lớn nhất.
Sử dụng đòn bẩy chính xác giúp tối ưu hóa lợi nhuận
Sử dụng đòn bẩy chính xác giúp tối ưu hóa lợi nhuận

Lời kết

Bài viết này đã giúp bạn biết được đòn bẩy tài chính là gì cũng như cách sử dụng công cụ này. Đừng quên theo dõi và cập nhật những tin thị trường chứng khoán hôm nay tại Stock Insight nhé

Bài viết cùng chuyên mục

tiêu chí lựa chọn cổ phiếu tốt

6 Tiêu chí vàng để lựa chọn cổ phiếu tốt cho nhà đầu tư

Mua cổ phiếu là một phần quan trọng trong chiến lược đầu tư của nhiều người. Tuy nhiên, việc chọn lựa cổ phiếu để đầu tư không phải lúc nào...

NIM là gì, chỉ số NIM là gì

NIM là gì? Ý nghĩa hệ số NIM khi phân tích ngành ngân hàng

Hệ số NIM là gì? NIM (Net Interest Margin) hay còn gọi là biên lãi ròng đo lường sự chênh lệch giữa thu nhập từ lãi suất và chi phí lãi...

HPG – Cập nhật Đại hội đồng cổ đông 2024

Ngày 11.04.2024, HPG tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên với các nội dung chính như sau: Kế hoạch năm 2024 bao gồm doanh thu 140.000...