Định giá cổ phiếu là gì? Những phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến?

Ngày đăng: 28/07/2024 lượt xem

Khi thực hiện giao dịch cổ phiếu một câu hỏi thường trực của nhà đầu tư luôn xuất hiện trong đầu là: “giá trị thực của cổ phiếu là bao nhiêu?”, “khi nào là cổ phiếu đang rẻ hơn giá trị thực để mua vào?”, “khi nào giá cổ phiếu đắt để bán ra?”. Thật không may câu hỏi này rất khó trả lời chính xác vì để xác định được giá trị của cổ phiếu là một bài toán không dễ, nó lại cho ra nhiều kết quả khác nhau thậm chí là chênh lệch nhau khá nhiều.

Bài viết này sẽ đưa ra một số phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến được nhiều nhà phân tích sử dụng. 

Định giá cổ phiếu và các thuật ngữ liên quan

Các thuật ngữ liên quan đến việc định giá cổ phiếu

Để định giá cổ phiếu, trước hết chúng ta cần phân biệt một số khái niệm liên quan đến “Giá cổ phiếu” để tránh sự nhầm lẫn.

Mệnh giá cổ phiếu (Par value / Face Value)

Là giá trị ban đầu của một cổ phiếu được công ty phát hành quy định và ghi rõ trên cổ phiếu. Theo quy định hiện nay thì mệnh giá các cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán hiện nay là 10.000 VNĐ.

Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS – Book Value Per Share)

Là giá trị phần vốn chủ sở hữu trên một cổ phiếu theo sổ sách của báo cáo tài chính gần nhất. BVPS được tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Giá trị thị trường của của cổ phiếu (P – Price)

Là giá trị cổ phiếu được khớp lệnh gần nhất của cổ phiếu trên thị trường giao dịch chứng khoán. Giá trị thị trường của cổ phiếu thường do cung cầu cổ phiếu trên thị trường quyết định.

Giá trị thực của cổ phiếu

Để phục vụ ra quyết định trong việc mua bán người ta sẽ dùng giá trị thị trường của cổ phiếu để so sánh với một mức giá nào đó – chúng ta tạm gọi là Giá trị thực của cổ phiếu. Nếu giá thị trường thấp hơn “Giá trị thực” thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua vào, còn người lại nếu giá thị trường cao hơn “Giá trị thực” thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán ra.

Nhưng xác định “Giá trị thực” bằng cách nào là một câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư không dễ để trả lời. Các nhà phân tích cổ phiếu theo trường phái cơ bản đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để giúp chúng ta xác định “Giá trị thực” của cổ phiếu.

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu các phương pháp xác định “Giá trị thực” của cổ phiếu hay còn gọi là các phương pháp định giá cổ phiếu.

Các phương pháp định giá cổ phiếu

Định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư xác định được giá trị của cổ phiếu, tùy theo những góc nhìn khác nhau sẽ có những phương pháp định giá khác nhau và cũng sẽ ra các kết quả khác nhau. Mặc dù vậy định giá cổ phiếu cũng sẽ giúp nhà đầu tư có thêm một thông tin tham khảo đáng tin cậy để thực hiện việc mua bán cổ phiếu.

>>> Mở tài khoản số đẹp và tham gia Room tư vấn cố phiếu giành riêng cho khách hàng tại HSC: https://register.hsc.com.vn/

Phương pháp định giá cổ phiếu P/E

Đây là một trong những phương pháp thông dụng để giúp xác định giá trị cổ phiếu, nó giúp chúng ta xác định giá của cổ phiếu đó đắt hay rẻ so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Hơn nữa chúng ta cũng có thể dùng chỉ số P/E để xác định giá cổ phiếu đó so với P/E của các cổ phiếu trong cùng ngành hay trong một nhóm chỉ số nào đó.

định giá cổ phiếu, công thức tỉ lệ p/e

Chỉ số P/E càng cao thì giá của cổ phiếu so với thu nhập của cổ phiếu đang cao và ngược lại. Chỉ số P/E càng cao có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn cho thu nhập của công ty dựa vào sự kỳ vọng tăng thu nhập trong tương lai của cổ phiếu. Như vậy khi tính P/E người ta không chỉ tính thu nhập hiện tại mà người ta còn tính thu nhập kỳ vọng của cổ phiếu, và người ta gọi đó là P/E dự phòng.

Những hạn chế trong việc sử dụng phương pháp định giá P/E là thu nhập của công ty (Earnings) thường được các công ty xào nấu làm đẹp số liệu khiến việc xác định không được chính xác, hơn nữa nhà đầu tư thường quan trọng vào thu nhập trong tương lai của công ty hơn là hiện tại nên việc xác định EPS dự phóng cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Phương pháp định giá cổ phiếu PEG

Một trong những yếu điểm của phương pháp P/E là không thể xác định được sự tăng trưởng của thu nhập trong tương lai của công ty, nhà đầu tư vẫn có thể mua cổ phiếu với P/E cao ở thời điểm hiện tại nhưng với sự kỳ vọng thu nhập trong tương lai sẽ tăng và sẽ kéo chỉ số P/E xuống. Ngược lại mặc dù chỉ số P/E hiện tại của một số cổ phiếu thấp nhưng thu nhập trong tương lại không có xu hướng tăng lên thì dần dần mức định giá của cổ phiếu đó lại ở mức cao.

Như vậy một cổ phiếu có P/E cao thì không biết nó là do kỳ vọng tốc độ tăng trưởng cao hay chỉ đơn giản là nó đang được thị trường định giá cao. Vì vậy các nhà đầu tư sử dụng một chỉ số khác đó là PEG (Price/Earnings-to-Growth) để giải quyết vấn đề này. Chỉ số này đo lượng mối quan hệ giữa giá, thu nhập và tốc độ tăng trưởng thu nhập, giúp nhà đầu tư không chỉ tính toán mức giá có phù hợp với thu nhập hiện tại hay không mà còn cả thu nhập trong tương lai của công ty.

Điều này sẽ giúp việc so sánh các công ty ở các ngành khác nhau với P/E rất khác nhau với tốc độ tăng trưởng PEG khác nhau ở từng ngành, ở từng giai đoạn.

  Công ty A Công ty B
Giá P (nghìn đồng) 46 80
EPS năm 2023 (nghìn đồng) 2.09 2.67
EPS năm 2022 (nghìn đồng) 1.74 1.78
P/E 46/2.09 = 22 80/2.67 = 30
Tỷ lệ tăng EPS (2.09/1.74 – 1) = 20% (2.67/1.78-1) = 50%
PEG 22/20 = 1.1 30/50 = 0.6

Nhiều nhà đầu tư nhìn công ty B sẽ thấy nó kém hấp dẫn hơn bởi P/E của công ty này cao hơn công ty A, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng của thu nhập thì rõ ràng công ty có sự vượt trội hơn công ty A và khiến cho chỉ số PEG thấp hơn đáng kể so với công ty A nên thực sự thì công ty B sẽ được đánh giá cao hơn để đầu tư.

Phương pháp định giá cổ phiếu P/B (Price-to-Book)

Nhiều nhà đầu tư đã sử dụng phương pháp này để so sánh giá thị trường của một doanh nghiệp với giá trị sổ sách của doanh nghiệp đó xem nó đang được định giá cao hay thấp.

phương pháp định giá cổ phiếu

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) có tính ổn định cao hơn EPS. Do vậy, P/B sẽ là một chỉ số thay thế tốt khi EPS có những biến đổi lớn (dẫn đến P/E không còn đủ tin cậy để định giá). Thường thì những công ty có lợi nhuận âm thì người ta thường dùng phương pháp này để định giá cổ phiếu vì lúc đó các phương pháp như P/E không có ý nghĩa.

Tuy nhiên phương pháp này có những hạn chế sau: giá trị sổ sách ở một số công ty sẽ có cách tính khác nhau dẫn đến việc đưa ra các kết quả khác nhau, hơn nữa với một số công ty làm về dịch vụ, công nghệ thông tin thì rất ít tài sản hữu hình được ghi nhận trong báo cáo tài chính.

Phương pháp định giá P/S (Price-To-Sales)

Người ta sử dụng tỷ số giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp chia cho doanh thu của doanh nghiệp để định giá cổ phiếu đó đắt hay rẻ. Công thức tính của tỷ số này như sau:

định giá cổ phiếu

Chỉ số này có ưu điểm là độ tin cậy cao hơn các chỉ số P/E hay P/B vì lợi nhuận và giá trị sổ sách của doanh nghiệp người ta có thể thay đổi được bằng một số nghiệp vụ kế toán, hơn nữa đối với các công ty đang tăng trưởng chưa đem lại lợi nhuận thì phương pháp này cũng sẽ đánh giá đầy đủ hơn về tiềm năng của công ty.

Tuy nhiên yếu điểm của phương pháp này là không xem xét đến nợ của công ty, hay công ty có cùng chỉ số P/S nhưng công ty có chỉ số nợ cao hơn đương nhiên là kém hấp dẫn hơn. Hơn nữa nếu công ty có nợ cao và các khoản nợ phải trả, lãi vay cao khiến công ty có nguy cơ rơi vào khó khăn hoặc thậm chí phá sản nhưng doanh thu vẫn cao khiến cho tỷ lệ P/S vẫn thấp nên vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nếu sử dụng chỉ số này để định giá.

Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền DCF (Discounted Cash Flow)

Là phương pháp xác định giá trị của một doanh nghiệp, một dự án dựa vào các khoản thu nhập trong tương lai mà doanh nghiệp hay dự án đó mang lại.

phương pháp định giá cổ phiếu

Trong đó:

– CF = Dòng tiền trong kỳ n

– r = lãi suất chiết khấu

– n = số kỳ/tuổi thọ của tài sản

Khi công ty muốn đầu tư một dự án hay mua thêm một thiết bị mới nào đó công ty thường dùng chi phí vốn bình quân gia quyền WACC (weighted average cost of capital) để tính lãi suất chiết khấu để đánh giá dòng tiền trong tương lai mà dự án/thiết bị mới này mang lại.

Ví dụ công ty muốn triển khai một dự án có giá trị là 11 tỷ kéo dài trong 5 năm với lãi suất chiết khấu là 5% dòng tiền các năm như sau:

Năm thứ Dòng tiền (tỷ) Dòng tiền chiết khấu về năm hiện tại năm 0 (tỷ)
1 1 0.952
2 1 0.907
3 4 3.455
4 4 3.291
5 6 4.701
Tổng 13.307

Như vậy tổng giá trị dòng tiền chiết khấu về hiện tại trong 5 năm của dự án là 13.3 tỷ. Với số tiền bỏ ra ban đầu 11 tỷ là lấy dòng tiền chiết khấu DCF này trừ đi giá trị bỏ ra ban đầu ta có giá trị ròng hiện của dự án NPV (Net Present Value) là 2.3 tỷ đồng như vậy dự án đem lại lợi nhuận cao hơn chi phí nên có thể thực hiện, ngược lại nếu chi phí bỏ ra là 14 tỷ đồng thì dự án đem lại giá trị ròng hiện tại NPV âm và không nên triển khai.

Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn cụ thể đối với các dự án có thể ước tính được dòng tiền tương đối chính xác trong tương lai, Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là nếu các dòng tiền này khó xác định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố thì sẽ rất không chính xác.

Kết luận

Không một chỉ số nào, phương pháp nào cho ta cái nhìn chính xác, toàn diện về cổ phiếu. Vì thế, chúng ta phải sử dụng nhiều chỉ số, nhiều phương pháp khác nhau để có được bức tranh tương đối hoàn chỉnh về cổ phiếu và định giá cổ phiếu.

Phạm Thạch
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Các sai lầm thường gặp khi đầu tư chứng khoán Phái Sinh (Phần 4)

Các sai lầm thường gặp khi đầu tư chứng khoán Phái Sinh (Phần 4)

Tại Việt Nam, chứng khoán phái sinh ở Việt Nam bắt đầu ra đời từ 2017 với chỉ số hợp đồng tương lai VN30 nhưng ngày càng đóng vai trò...

vòng quay hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Vòng quay hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao nhiêu là tốt?

Vòng quay hàng tồn kho là gì?  Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) là một tỷ lệ tài chính cho thấy công ty đã quay vòng bao nhiêu lần...

Giao dịch T0 là gì

Giao dịch T0 là gì? Các loại chứng khoán phù hợp với giao dịch T0

Giao dịch T0, một khái niệm tại thị trường chứng khoán đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư với sự kết hợp giữa tốc độ...