Dải Bollinger là gì? Kết hợp dải Bollinger với các chỉ báo

Ngày đăng: 11/12/2023 lượt xem

Phân tích kỹ thuật thường sử dụng Dải Bollinger để đo lường mức biến động của giá. Để tăng độ nhạy và sự chính xác của Dải Bollinger, nhà đầu tư có thể kết hợp cùng với các chỉ báo khác để bổ sung và xác nhận lẫn nhau về khả năng thay đổi xu hướng hiện tại của giá. Ngoài các chỉ báo đơn giản như RSI thì Stochastic Oscillator (SO) là sự lựa chọn có độ chính xác cao.

Dải Bollinger là gì?

Dải Bollinger cấu tạo gồm 03 đường chỉ báo và tạo ra 02 nửa của một kênh vận động của giá. Giá cổ phiếu được cho rằng tăng quá nóng nếu giá tăng tiệm cận hoặc vượt qua dải trên của Bollinger. Ngược lại, giá đang rơi vào vùng bán quá mức nếu đường giá tiệm cận hoặc xuyên xuống dưới dải Bollinger dưới.

Dải Bollinger là gì
Dải Bollinger là gì

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

SO là chỉ báo đo lường biến động được sử dụng nhằm so sánh các khoảng biến động của giá một cổ phiếu với các mức đóng của chính nó trong một giai đoạn cụ thể. Về lý thuyết, giá của cổ phiếu luôn duy trì ở mức cao sát với các ngưỡng đóng cao nhất trong xu hướng tăng. Ngược lại, giá thường được giữ ở mức thấp gần với vùng đáy khi đang trong một nhịp giảm.

Chỉ báo Stochastic oscillator là gì?
Chỉ báo Stochastic oscillator là gì?

Kết hợp giữa dải Bollinger và chỉ báo Stochastics Oscillator để tạo lập chiến lược giao dịch

Việc sử dụng thêm chỉ báo SO trên cùng khung thời gian với dải Bollinger. Chỉ báo SO được tạo nên nhờ 02 đường giá trị và vận động nằm trong biên độ từ 0 đến 100. Đường thứ nhất được gọi là đường %K, đây là đường giá trị đo độ giao động của giá. Tín hiệu giao dịch xuất hiện khi đường %K giao cắt với đường giá trị còn lại có tên là %D. Đường %D chính là đường trung bình động của đường %K.

Kết hợp giữa dải Bollinger và chỉ báo Stochastic Oscillator
Kết hợp giữa dải Bollinger và chỉ báo Stochastic Oscillator

Một vị thế tăng quá nóng được xác nhận nếu đường OS tăng và vượt quá mức 75 và đường giá cũng tiệm cận sát dải trên của Bollinger. Tại vùng này, giá được dự báo có xác suất cao sẽ sớm điều chỉnh giảm trở lại. Ngược lại, khi đường giá giảm gần dải dưới của Bollinger và đường OS xuất hiện tín hiệu giao cắt của đường %K & %K tại vùng giá trị dưới mức 25.

Như vậy tín hiệu giao dịch sẽ xuất hiện khi các diễn biến của Bollinger và SO xảy ra như sau

  • Mua khi giá giảm tiệm cận hoặc xuyên khỏi dải dưới của Bollinger, SO có tín hiệu giao cắt và vượt từ dưới lên trên vùng giá trị 25.
  • Bán khi giá tăng tiệm cận hoặc vượt khỏi dải trên của Bollinger, SO có tín hiệu giao cắt và vượt từ trên xuống dưới vùng giá trị 75.

Bài viết cùng chuyên mục

Cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ là gì? 6 điều cần biết khi mua bán cổ phiếu quỹ

  Cổ phiếu quỹ là gì? Cổ phiếu quỹ (Treasury Stock) là cổ phiếu mà công ty đã phát hành trước đó và sau đó mua lại từ thị trường...

Công thức tính chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E là gì? Lựa chọn cổ phiếu phù hợp với chỉ số P/E

Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E (Price to Earning Ratio) được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và...

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là gì? Công cụ và vai trò đối với nền kinh tế

Chính sách tiền tệ là cách vận hành dòng tiền lưu thông trên thị trường. Vậy chính sách tiền tệ là gì, công cụ và vai trò của chính sách...