Dải Bollinger là gì? Kết hợp dải Bollinger với các chỉ báo

Ngày đăng: 11/12/2023 lượt xem

Phân tích kỹ thuật thường sử dụng dải Bollinger  để đo lường mức biến động của giá. Để tăng độ nhạy và sự chính xác của dải Bollinger, nhà đầu tư có thể kết hợp cùng với các chỉ báo khác để bổ sung và xác nhận lẫn nhau về khả năng thay đổi xu hướng hiện tại của giá. Ngoài các chỉ báo đơn giản như RSI thì Stochastic Oscillator (SO) là sự lựa chọn có độ chính xác cao.

Dải Bollinger là gì?

Dải Bollinger cấu tạo gồm 03 đường chỉ báo và tạo ra 02 nửa của một kênh vận động của giá. Giá cổ phiếu được cho rằng tăng quá nóng nếu giá tăng tiệm cận hoặc vượt qua dải trên của Bollinger. Ngược lại, giá đang rơi vào vùng bán quá mức nếu đường giá tiệm cận hoặc xuyên xuống dưới Bollinger Band dưới.

Dải Bollinger là gì
Dải Bollinger là gì

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

SO là chỉ báo đo lường biến động được sử dụng nhằm so sánh các khoảng biến động của giá một cổ phiếu với các mức đóng của chính nó trong một giai đoạn cụ thể. Về lý thuyết, giá của cổ phiếu luôn duy trì ở mức cao sát với các ngưỡng đóng cao nhất trong xu hướng tăng. Ngược lại, giá thường được giữ ở mức thấp gần với vùng đáy khi đang trong một nhịp giảm.

Chỉ báo Stochastic oscillator là gì?
Chỉ báo Stochastic oscillator là gì?

Kết hợp giữa dải Bollinger và chỉ báo Stochastics Oscillator để tạo lập chiến lược giao dịch

Việc sử dụng thêm chỉ báo SO trên cùng khung thời gian với Bollinger Band. Chỉ báo SO được tạo nên nhờ 02 đường giá trị và vận động nằm trong biên độ từ 0 đến 100. Đường thứ nhất được gọi là đường %K, đây là đường giá trị đo độ giao động của giá. Tín hiệu giao dịch xuất hiện khi đường %K giao cắt với đường giá trị còn lại có tên là %D. Đường %D chính là đường trung bình động của đường %K.

Kết hợp giữa dải Bollinger và chỉ báo Stochastic Oscillator
Kết hợp giữa dải Bollinger và chỉ báo Stochastic Oscillator

Một vị thế tăng quá nóng được xác nhận nếu đường OS tăng và vượt quá mức 75 và đường giá cũng tiệm cận sát dải trên của Bollinger Band. Tại vùng này, giá được dự báo có xác suất cao sẽ sớm điều chỉnh giảm trở lại. Ngược lại, khi đường giá giảm gần dải dưới của Bollinger và đường OS xuất hiện tín hiệu giao cắt của đường %K & %K tại vùng giá trị dưới mức 25.

Như vậy tín hiệu giao dịch sẽ xuất hiện khi các diễn biến của dải Bollinger và SO xảy ra như sau

  • Mua khi giá giảm tiệm cận hoặc xuyên khỏi dải dưới của Bollinger, SO có tín hiệu giao cắt và vượt từ dưới lên trên vùng giá trị 25.
  • Bán khi giá tăng tiệm cận hoặc vượt khỏi dải trên của Bollinger, SO có tín hiệu giao cắt và vượt từ trên xuống dưới vùng giá trị 75.

Kết luận

Việc hiểu rõ và áp dụng dải Bollinger trong giao dịch chứng khoán mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, từ việc xác định xu hướng đến quản lý rủi ro. Khi kết hợp Bollinger Band với các chỉ báo kỹ thuật khác, bạn có thể tạo ra những chiến lược giao dịch hiệu quả hơn, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Hãy tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với phong cách giao dịch của bạn, và đạt được mục tiêu đầu tư của mình.

Mở tài khoản online chứng khoán HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

hedge fund là gì

Hedge fund là gì? Top 10 quỹ phòng hộ uy tín tại Việt Nam và trên thế giới

  Hedge Fund là gì? Hedge Fund (Quỹ phòng hộ) là một loại quỹ đầu tư tư nhân được thành lập với mục đích “phòng vệ”. Cụ thể hơn là...

cổ phần và cổ phiếu

Cổ phần là gì? Cổ phần và cổ phiếu khác nhau như thế nào?

Trong đầu tư chứng khoán người ta hay nhắc đến cổ phiếu và cổ phần? Vậy cổ phần là gì? Cổ phiếu là gì? Cổ phiếu và cổ phần khác...

nến harami

Nến Harami là gì? Áp dụng mô hình nến Harami sao cho hiệu quả?

Trong phân tích kỹ thuật, có nhiều mô hình nến cung cấp dự báo về sự đảo chiều xu hướng giá. Một trong những mô hình quan trọng và phổ...