Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa và cách áp dụng trong đầu tư chứng khoán
Chi phí cơ hội là một thuật ngữ kinh tế giúp nhà đầu tư đầu tư đo lường, đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý. Để biết thêm chi phí cơ hội là gì, cách áp dụng chi phí cơ hội trong đầu tư chứng khoán, mời nhà đầu tư theo dõi bài viết dưới đây của Stock Insight.
Mục Lục
Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa của chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội có tên gọi tiếng Anh là Opportunity Cost. Vậy chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội là những lợi ích mà doanh nghiệp, cá nhân, nhà đầu tư bỏ lỡ khi lựa chọn một phương án này thay vì phương án khác. Chi phí cơ hội không chỉ thể hiện bằng tiền mà còn là công sức, thời gian và nhiều nguồn lực khác.
Theo góc độ kinh doanh, chi phí cơ hội là thu nhập mà doanh nghiệp mất đi do sử dụng các nguồn lực của mình cho các kế hoạch, dự án khác. Do đó, chi phí cơ hội không phải là khoản chi thực tế được ghi trong báo cáo tài chính nhưng vẫn được tổ chức, cá nhân tính trong quá trình đưa ra các quyết định.
Phân tích chi phí cơ hội đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thông thường sẽ phải chịu một khoản chi phí trong việc phát hành cả nợ và vốn chủ sở hữu để bù đắp cho người cho vay và cổ đông về rủi ro đầu tư, nhưng mỗi công ty cũng mang một chi phí cơ hội.
Ví dụ, các quỹ được sử dụng để thanh toán các khoản vay không thể được đầu tư vào cổ phiếu hoặc trái phiếu, điều này mang lại tiềm năng thu nhập đầu tư. Công ty phải quyết định xem việc mở rộng được thực hiện bởi sức mạnh đòn bẩy của nợ có tạo ra lợi nhuận lớn hơn mức có thể kiếm được thông qua các khoản đầu tư hay không.
Doanh nghiệp cố gắng cân nhắc chi phí và lợi ích của việc phát hành nợ và cổ phiếu, bao gồm cả cân nhắc tiền tệ và phi tiền tệ, để đạt được sự cân bằng tối ưu nhằm giảm thiểu chi phí cơ hội. Bởi vì chi phí cơ hội là một cân nhắc hướng tới tương lai, tỷ lệ lợi nhuận thực tế cho cả hai lựa chọn, khiến việc đánh giá này trở nên khó khăn trong thực tế.

Cách tính chi phí cơ hội
Công thức tính chi phí cơ hội như sau:
OC = FO – CO
Trong đó:
- OC (Opportunity Cost): Chi phí cơ hội
- FO (Return on best forgone option): Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất
- CO (Return on chosen option): Lợi nhuận của lựa chọn được chọn
Ví dụ minh hoạ: Bạn Tiến đang học năm 2 đại học và nhận được một suất học bổng du học ở Phần Lan. Sự đánh đổi chi phí cơ hội ở đây là thời gian (bạn sẽ học lại theo chương trình mới) và tiền bạc (chi phí sinh sống ở nước ngoài). Nhưng nếu bạn Tiến từ chối tham gia chương trình du học thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội hơn để phát triển tương lai cho mình ở nước ngoài.
Ưu và nhược điểm của chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội giúp nhà đầu tư xem xét, cân nhắc những giá trị thực tế của từng phương án. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định sáng suốt, an toàn và hưởng được nhiều quyền lợi hơn. Ngoài ra việc áp dụng chi phí cơ hội sẽ giúp nhà đầu tư tính toán chi phí kỹ lưỡng và dễ dàng so sánh lợi ích giữa các phương án có khả năng mang lại giá trị.
Tuy nhiên để xác định chi phí cơ hội, nhà đầu tư cần dành thời gian để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu các khía cạnh và so sánh các phương án. Đối với những trường hợp cần ra quyết định nhanh thì rất khó áp dụng chi phí cơ hội. Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp áp dụng chi phí cơ hội để đưa ra quyết định kinh doanh thì sẽ không thể ước tính được chi phí cụ thể để bộ phận kế toán ghi vào sổ sách, cân đối kế toán cuối kỳ của doanh nghiệp.
Ngoài ra việc cân nhắc những ưu và nhược điểm của một cơ hội là hoàn toàn tốt, nhưng nếu suy nghĩ quá nhiều về các sự lựa chọn sẽ khiến bạn bỏ lỡ các cơ hội phát triển tiềm năng. Đừng vì phút chần chừ, đắn đo lựa chọn mà bỏ lỡ những cơ hội khả quan cho chính mình.
Cách áp dụng trong kinh doanh và đầu tư chứng khoán
Chi phí cơ hội xuất hiện ở rất nhiều trường hợp, tình huống trong đời sống hàng ngày, trong kinh doanh hay đầu tư chứng khoán. Kinh doanh là quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu của người tiêu dùng và thu về lợi nhuận từ kết quả của các sản phẩm, dịch vụ được bán ra. Trong trường hợp doanh nghiệp đang phân vân giữa hai dự án đầu tư. Chẳng hạn: Một dự án xây dựng căn hộ cao cấp 225m2, một dự án xây dựng siêu thị 225m2, cả hai dự án này đều được xây dựng trong một khu đất trung tâm.
- Trong trường hợp doanh nghiệp chọn dự án xây căn hộ cao cấp thì chi phí cơ hội sẽ phải đánh đổi là tiềm năng kinh tế và lợi nhuận mà dự án xây dựng siêu thị mang lại.
- Quá trình phân tích, ước tính chi phí cơ hội có thể giúp doanh nghiệp biết được mình sẽ mất gì, được gì, khả năng sinh lời là bao nhiêu phần trăm và những khó khăn có thể gặp phải khi thực thi dự án, từ đó lựa chọn được phương án phù hợp.
Đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì việc áp dụng chi phí cơ hội cũng rất quan trọng. Chứng khoán được biết đến là kênh đầu tư linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng, số vốn ban đầu bỏ ra không quá cao. Ví vụ chị Ngọc đang có số tiền nhàn rỗi là 100 triệu và chưa biết làm gì với số tiền này để mau sinh lời. Chị được người quen tư vấn và đang cân nhắc hai phương án:
- Một là chị Ngọc sẽ đem 100 triệu đi gửi ngân hàng với lãi suất 7%/năm, tức 1 năm chị sẽ có được 7 triệu. Hai là chị Ngọc đầu tư chứng khoán với lợi nhuận năm là 13%, tức 1 năm chị sẽ có được 13 triệu.
- Trường hợp chị Ngọc đem hết 100 triệu đi gửi tiết kiệm ngân hàng thì sẽ được hưởng lợi nhuận đều đặn, ít rủi ro. Lúc này chi phí cơ hội mà chị Ngọc đánh đổi là lợi nhuận đến từ việc đầu tư chứng khoán.

Ngoài ra trong quá trình lựa chọn các mã cổ phiếu, nhà đầu tư có thể sử dụng chi phí cơ hội để đánh giá khả năng sinh lời giữa các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và lựa chọn đầu tư vào một doanh nghiệp tiềm năng.
Lời kết
Trên đây là thông tin cơ bản về chi phí cơ hội là gì mà Stock Insight muốn chia sẻ đến nhà đầu tư. Hy vọng với những thông tin này, nhà đầu tư sẽ hiểu hơn về chi phí cơ hội và giá trị mà chi phí này mang lại. Từ đó học cách tính toán và lựa chọn hướng đầu tư phù hợp trong tương lai.