Cách nhận diện mô hình 3 đỉnh trên biểu đồ và áp dụng trong giao dịch

Ngày đăng: 11/02/2025 lượt xem

Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) là một tín hiệu đảo chiều quan trọng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, báo hiệu khả năng kết thúc một xu hướng tăng và sự chuyển hướng sang xu hướng giảm. Mô hình này xuất hiện khi giá cổ phiếu hoặc chỉ số chạm vào một mức kháng cự mạnh ba lần, nhưng không thể vượt qua, tạo ra một điểm đảo chiều rõ ràng.

Trong bài viết này, Stock Insight sẽ giúp bạn biết làm sao nhận diện mô hình 3 đỉnh và cách áp dụng mô hình này vào chiến lược giao dịch một cách hiệu quả.

Mô hình 3 đỉnh là gì?

Định nghĩa

Mô hình 3 đỉnh (Triple Top)
Hình: Mô hình 3 đỉnh (Triple Top)

Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) là mô hình xuất hiện trong xu hướng tăng, có tác dụng cảnh báo đảo chiều. Mô hình này được hình thành bởi 3 đỉnh giá liên tiếp, gần như bằng nhau và có 2 đáy rõ ràng xen kẽ giữa các đỉnh. Việc hình thành mô hình này là do giá tăng tới mức kháng cự mạnh, và nỗ lực vượt qua 3 lần nhưng thất bại, cho thấy lực mua đã yếu dần, báo hiệu có khả năng đảo chiều.

Mô hình 3 đỉnh sẽ có các tính chất của mô hình 2 đỉnh, nhưng về mặt ý nghĩa thì đây là mô hình cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh.

>> Xem thêm: Mô hình nến đảo chiều | Phân loại và ứng dụng trong giao dịch

>> Xem thêm: Top 5 cặp nến đảo chiều nhà đầu tư mới cần biết

Đặc điểm chính của mô hình

Mô hình 3 đỉnh xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng.

Ba đỉnh có chiều cao tương đương nhau: Các đỉnh giá thường có mức giá cao gần bằng nhau, tạo thành vùng kháng cự mạnh mà giá không thể vượt qua. Điều này thể hiện động lực tăng đã yếu đi, áp lực bán đang tăng dần ở khu vực đỉnh.

Khối lượng giao dịch thường giảm dần ở các đỉnh: Đặc điểm quan trọng của mô hình này là khối lượng giao dịch ở các đỉnh sau có xu hướng giảm dần. Ở đỉnh đầu tiên, khối lượng cao (lần đầu tiên nỗ lực vượt kháng cự), nhưng tới đỉnh 3 khối lượng giảm dần, cho thấy suy yếu của lực mua, động lực tăng đã yếu, có thể mở ra xu hướng mới.

Đường hỗ trợ (support) nằm ngang hoặc hơi nghiêng: Mô hình 3 đỉnh thường có một đường hỗ trợ nằm ngang hoặc hơi nghiêng xuống, nối các đáy giữa các đỉnh. Khi giá phá vỡ mức hỗ trợ này, xác nhận mô hình và có thể bắt đầu xu hướng giảm. Đường hỗ trợ là dấu hiệu quan trọng để nhà đầu tư quyết định điểm mở vị thế bán.

Ý nghĩa của mô hình

Cảnh báo đảo chiều: Cung cấp tín hiệu cho nhà đầu tư biết khi nào cần thoát khỏi thị trường, giúp bảo vệ thành quả đầu tư.

Xác nhận mức kháng cự mạnh: Đây là ngưỡng mà thị trường nỗ lực nhiều lần không có thể vượt qua.

Cung cấp cơ hội giao dịch: Với thị trường phái sinh, nhà đầu tư có thể sử dụng điểm phá vỡ để mở vị thế bán, khi xác nhận mô hình hoàn thành.

Cách nhận diện mô hình 3 đỉnh trên biểu đồ

Các bước nhận diện mô hình 3 đỉnh

Bước 1: Xác định ba đỉnh giá gần nhau:

Mô hình 3 đỉnh chỉ xuất hiện cuối một xu hướng tăng, trong thị trường đi ngang việc có 3 đỉnh bằng nhau không được coi là mô hình 3 đỉnh. Ba đỉnh sẽ có chiều cao gần bằng nhau (mức giá tương tự).

Mô hình hình thành bằng cách đường giá tăng lên và gặp kháng cự, nhưng không thể vượt qua, đường giá giảm điều chỉnh và tiếp tục nổ tục vượt qua mức kháng cự này nhưng không thành công, tạo thành 3 đỉnh có mức giá gần bằng nhau.

Xác nhận Mô hình 3 đỉnh
Hình: Xác nhận 3 đỉnh

Bước 2: Kiểm tra khối lượng giao dịch:

Khối lượng giao dịch ở mỗi đỉnh thường giảm dần. Đỉnh đầu tiên có thể có khối lượng giao dịch cao nhất, trong khi khối lượng giảm dần tại các đỉnh sau, cho thấy lực mua suy yếu.

Biểu đò khối lượng giao dịch Mô hình 3 đỉnh
Hình: Khối lượng giao dịch ở đỉnh 3 thấp hơn 2 đỉnh trước đó

Bước 3: Vẽ đường hỗ trợ:

Đường hỗ trợ nối các đáy giữa các đỉnh sẽ giúp bạn xác định mức hỗ trợ quan trọng. Đường này thường nằm ngang hoặc hơi nghiêng xuống. Mức hỗ trợ này sẽ bị phá vỡ khi giá tiếp tục giảm xuống dưới mức này.

Vẽ đường hỗ trợ ở các đáy giữa Mô hình 3 đỉnh
Hình: Vẽ đường hỗ trợ ở các đáy giữa 3 đỉnh

Bước 4: Chờ đợi sự phá vỡ hỗ trợ:

Khi giá giảm xuống và phá vỡ mức hỗ trợ (đáy giữa các đỉnh), đó là tín hiệu xác nhận mô hình 3 đỉnh đã hoàn thành và xu hướng giảm bắt đầu.

Lưu ý: Để giao dịch an toàn, không nên dự đoán trước sự hình thành của mô hình 3 đỉnh, và mở lệnh bán ở đỉnh thứ 3, khi giá phá vỡ đường hỗ trợ mới xác nhận hoàn thành mô hình 3 đỉnh.

Đối với trường hợp đang nắm giữ cổ phiếu, thì có thể lựa chọn phương án chốt lời một phần ở đỉnh thứ 3, và tiến hành bán hết nếu như giá phá vỡ đường hỗ trợ. 

Ví dụ trực quan trên biểu đồ thực tế

Mô hình 3 đỉnh - Sau khi đường giá gãy khỏi đường hỗ trợ, giá tăng backtest lại kênh hỗ trợ.
Hình: Sau khi đường giá gãy khỏi đường hỗ trợ, giá tăng backtest lại kênh hỗ trợ.
Mô hình 3 đỉnh - Giá sau khi gãy khỏi đường hỗ trợ giảm luôn, không có backtest
Hình: Giá sau khi gãy khỏi đường hỗ trợ giảm luôn, không có backtest

Áp dụng mô hình 3 đỉnh trong giao dịch

Khi nào nên vào lệnh?

Vào lệnh bán (Short position) khi giá phá vỡ đường hỗ trợ sau đỉnh thứ ba, xác nhận mô hình 3 đỉnh đã hoàn thành. Có 2 điểm để vào lệnh, điểm 1 là ngay khi giá gãy khỏi đường hỗ trợ, điểm 2 là sau khi đã gãy khỏi hỗ trợ và “backtest” lại vùng gần đường hỗ trợ. Điểm vào lệnh thứ 2 sẽ an toàn hơn điểm 1.

>>Xem thêm: Short trong chứng khoán là gì? Khi nào nên “Short”?

Cách đặt cắt lỗ (Stop Loss)

Vị trí cắt lỗ: Đặt lệnh cắt lỗ ngay trên đỉnh cao nhất trong mô hình một khoảng vừa phải, thường từ 2-5%. Điều này giúp bảo vệ bạn khỏi các biến động thị trường không mong muốn nếu mô hình không diễn ra như dự đoán.

Ý nghĩa: Cắt lỗ giúp giới hạn tổn thất nếu xu hướng đảo chiều không xảy ra như kỳ vọng, bảo vệ vốn trong những tình huống bất ngờ.

>> Xem thêm: Stop loss là gì? Vì sao bạn nên dùng lệnh này?

Xác định mục tiêu lợi nhuận (Take Profit)

Công thức tính mục tiêu lợi nhuận:

Mục tiêu = Khoảng cách từ đỉnh cao nhất đến đường hỗ trợ (tức là khoảng cách từ đỉnh 3 đến đáy giữa các đỉnh)

Sau khi giá phá vỡ hỗ trợ, dự đoán rằng giá sẽ giảm tương đương khoảng cách này. Đây là mục tiêu lợi nhuận của bạn.

Kết hợp mô hình 3 đỉnh với các công cụ khác

RSI (Relative Strength Index): Chỉ báo RSI giúp xác định liệu thị trường có đang quá mua (overbought) hay không, một dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều có thể xảy ra. Nếu RSI ở mức trên 70, cho thấy cổ phiếu có thể đang trong trạng thái quá mua, củng cố thêm tín hiệu của mô hình 3 đỉnh.

MACD (Moving Average Convergence Divergence): Nếu MACD giao cắt xuống dưới (cắt nhau theo hướng âm), điều này có thể củng cố tín hiệu bán, cho thấy xu hướng giảm đang bắt đầu.

Mức Fibonacci retracement: Sau khi giá phá vỡ hỗ trợ, bạn có thể sử dụng mức Fibonacci retracement để xác định các ngưỡng hỗ trợ tiềm năng trong tương lai. Các mức Fibonacci như 38.2%, 50% hoặc 61.8% có thể là các ngưỡng quan trọng mà giá có thể quay lại kiểm tra sau khi phá vỡ.

>> Xem thêm: 4 chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Ưu và nhược điểm khi sử dụng mô hình 3 đỉnh

Ưu điểm:

  • Tín hiệu rõ ràng, dễ nhận diện: Mô hình 3 đỉnh có cấu trúc dễ nhận diện, với ba đỉnh giá gần nhau và một đường hỗ trợ rõ ràng. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng phát hiện xu hướng đảo chiều.
  • Hỗ trợ việc lên kế hoạch giao dịch cụ thể với mục tiêu và rủi ro được xác định: Nhà đầu tư có thể thiết lập mục tiêu lợi nhuận và mức cắt lỗ rõ ràng, từ đó xây dựng kế hoạch giao dịch cụ thể và dễ theo dõi.

Nhược điểm:

  • Cần thời gian để mô hình hoàn thiện, dễ bị nhiễu nếu thị trường biến động mạnh: Mô hình có thể mất thời gian để hình thành đầy đủ (thường cần vài tuần hoặc vài tháng), và trong thời gian đó, thị trường có thể thay đổi mạnh, gây nhiễu tín hiệu.
  • Đôi khi mô hình thất bại nếu thị trường không đủ lực giảm sau khi phá vỡ: Nếu sau khi phá vỡ mức hỗ trợ, thị trường không có đủ lực bán, giá có thể quay lại tăng, khiến mô hình 3 đỉnh thất bại và gây thua lỗ.

Kết luận

Mô hình 3 đỉnh là một công cụ mạnh mẽ trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư nhận diện tín hiệu đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Mô hình này cung cấp một phương pháp rõ ràng để xác định điểm vào lệnh, mức cắt lỗ và mục tiêu lợi nhuận, từ đó giúp xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả.

Tuy nhiên, để thành công khi áp dụng mô hình 3 đỉnh, nhà đầu tư cần luyện tập phân tích kỹ thuật thường xuyên, kết hợp với các chỉ báo hỗ trợ như RSI, MACD và Fibonacci để củng cố tín hiệu. Đồng thời, quản lý rủi ro chặt chẽ là yếu tố không thể thiếu để bảo vệ vốn và tối ưu hóa lợi nhuận.

Ngoài ra, bạn có thể học thêm các chỉ báo RSI, MACD và Fibonacci tại HscEdu. Để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về đầu tư tài chính, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé! 

Hoàng Thị Ngọc
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

chứng khoán phái sinh

Vị thế trong chứng khoán phái sinh là gì?

Trong thế kỷ 21, thị trường chứng khoán đã phát triển đáng kể và trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Để tham gia vào thế giới này và...

Chia cổ tức bằng tiền mặt

Chia cổ tức bằng tiền mặt là gì? Những lưu ý quan trọng khi thực hiện

Chia cổ tức là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một công ty, và nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các cổ...

Chỉ báo ADX là gì? Ứng dụng chỉ báo ADX trong phân tích xu hướng thị trường

Chỉ báo ADX là gì? Ứng dụng chỉ báo ADX trong phân tích xu hướng thị trường

Câu nói nổi tiếng khi tham gia thị trường chứng khoán là: “Trend is friend” cho thấy chỉ khi hiểu được xu hướng thị trường thì chúng ta mới có...