BBW là gì? Cách tính Bollinger Band Width

Ngày đăng: 22/11/2024 lượt xem

Bollinger Band Width (BBW) là một chí báo kỹ thuật giúp đo lường biến động của thị trường thông qua sự co giãn của các dải Bollinger. Với BBW, nhà đầu tư sẽ xác định được các giai đoạn biến động thấp hoặc cao, và giúp xác định được các đợt bứt phá mạnh để thu được lợi nhuận. Hãy cùng Stock Insight tìm hiểu về BBW nhé.

Để vừa đọc vừa thực hành tìm hiểu về BBW, hãy mở ứng dụng HSC ONE và cùng Stock Insight khám phá minh họa trực quan: https://one.hsc.com.vn/

Giới thiệu về Bollinger Band Width (BBW)

Khái niệm BBW là gì?

Bollinger Band Width hay Độ rộng dải Bollinger là một chỉ báo được sinh ra từ chỉ báo Bollinger Bands. BBW đo tỷ lệ độ rộng giữa 2 đường BB trên và BB dưới, khi BBW tăng cho thấy độ rộng của dải BB tăng lên và cho thấy độ biến động của chứng khoán gia tăng. Ngược lại, khi BBW giảm thì độ rộng của dải BB thu hẹp và cho thấy biến động của chứng khoán giảm.

Cấu trúc của Bollinger Bands

Do Bollinger Band Width là 1 chỉ số được sinh ra từ BB, do đó, hãy cùng Stock Insight ôn lại một chút kiến thức về BB.

Bollinger Bands hay dải Bollinger là một chỉ số được được tạo ra bởi John Bollinger, và sau này ông có giới thiệu thêm 2 chỉ số sinh ra từ Bollinger Bands là BBW và (%B).

BB được cấu tạo gồm 3 phần:

Đường giữa (Middle band): là đường trung bình động giản đơn (SMA) của giá, và được lấy mặc định là 20 phiên.

Dãi trên (Upper band): được tính bằng cách cộng 2 lần độ lệch chuẩn (Standard Deviation – SD) vào đường giữa.

Upper band = Middle band + 2 x SD(20)

Dãi dưới (Lower band): được tính bằng cách lấy đường giữa trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn.

Lower band = Middle band – 2 x SD(20)

Công thức tính BBW

Bollinger Band Width - Công thức BBW

 

Đặc điểm của chỉ số BBW

Từ công thức tính BB, chúng ta có thể thấy Dải trên (Upper band) và Dải dưới (Lower band) được tính dựa trên độ lệch chuẩn (Standard Deviation – SD). Do đó, bản chất của BB là đo lường độ biến động, và Bollinger Band Width thừa hưởng đặc  tính này của BB, nhưng  không cho biết được hướng biến động là tăng hay giảm.

  • BBW tăng cao: dãi BB giãn rộng ra, cho thấy thị trường đang biến động mạnh (có thể do giá tăng hoặc giảm).
  • BBW giảm: dãi BB thu hẹp, cho thấy thị trường đang biến động thấp, giá tăng giảm ít hoặc đi ngang.

Ứng dụng của Bollinger Band Width trong giao dịch

Xác định giai đoạn tích lũy hoặc chuẩn bị breakout

Khi sử dụng chỉ báo Bollinger bands, thì có hiện tượng đặc biệt gọi là “nút thắt cổ chai” để chỉ hiện tượng BB bó hẹp lại khi giá chứng khoán tích lũy trong một khoảng thời gian, và hiện tượng này sẽ được thể hiện trên Bollinger Band Width là khi BBW giảm tiến về mức 0%.

BBW thường mang tính tương đối, do đó, cần phải tham chiếu với các giá trị BBW trước đó để tìm được vùng giá trị thấp của từng chứng khoán để xác định được tương đối thời điểm chuẩn bị breakout để bước vào xu hướng mới.

BBW là gì - Biểu đồ giá ACB tương ứng điểm “Thắt Cổ Chai” và BBW đạt giá trị thấp
Hình 1: Biểu đồ giá ACB tương ứng điểm “Thắt Cổ Chai” và BBW đạt giá trị thấp

Trong ví dụ ACB, thì vùng thấp của BBW là quanh ngưỡng 5%. Như vậy, khi BBW giảm về mức 5% cho thấy ACB đang tiến dần và cuối giai đoạn tích lũy, và xác suất cao ACB chuẩn bị có biến động giá để xác lập xu hướng (tăng hoặc giảm) mới.

Phát hiện tín hiệu quá mua hoặc quá bán

Ứng dụng thứ 2 của Bollinger Band Width là dùng để xác định vùng quá mua, quá bán của giá chứng khoán.

Tương tự như cách sử dụng để xác định vùng tích lũy, chúng ta cũng cần tham chiếu các vùng tạo đỉnh trước đây của BBW tương ứng với khi đó dải Bollinger mở rộng ra cực đại, cho thấy  giá cổ phiếu cần tái tích lũy để tiếp nối xu hướng hoặc đảo chiều.

Bollinger Band Width - Biểu đồ giá ACB với hiện tượng quá mua trong xu hướng tăng
Hình 2: Biểu đồ giá ACB với hiện tượng quá mua trong xu hướng tăng
BBW là gì - Biểu đồ giá HSG với hiện tượng quá bán trong xu hướng giảm
Hình 3: Biểu đồ giá HSG với hiện tượng quá bán trong xu hướng giảm

Sử dụng BBW để theo dõi xu hướng và kết hợp với các chỉ báo khác để tăng hiệu quả giao dịch

Bollinger Band Width được dùng để tìm kiếm điểm breakout nhưng xu hướng là tăng hay giảm thì chúng ta cần phải chờ đợi. Nếu sau giai đoạn tích lũy, mà giá chứng khoán vượt lên Dãi BB trên thì là xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá di chuyển xuống Dãi BB dưới thì là xu hướng giảm.

Trong nhiều trường hợp nếu chúng ta chờ đợi nhịp breakout thì việc chủ động trong mở vị thế Mua/Bán sẽ không có nhiều lợi thế về giá, và ảnh hưởng tới lợi nhuận. Do đó, việc kết hợp BBW với các chỉ báo khác để làm tăng hiệu quả trong việc ra quyết định là cần thiết, ở đây chúng ta sẽ thử kết hợp BBW với chính chỉ báo Bollinger Bands và các đường SMA.

Bollinger Band Width - Biểu đồ giá ACB kết hợp BBW và các chỉ báo khác
Hình 4: Biểu đồ giá ACB kết hợp BBW và các chỉ báo khác

Đầu tiên, nhà đầu tư cần xác định được xu hướng giá của cổ phiếu là gì? Là tăng hay giảm? và ở đây, chúng ta sẽ dùng hệ thống các đường SMA, khi SMA(50) > SMA(150) > SMA(200) cho thấy cổ phiếu đang ở trong một xu hướng tăng trung dài hạn. Ở ngày 22/5/2023, ACB thỏa điều kiện này và bước vào xu hướng tăng trung hạn hạn tới nay 14/10/2024 tức là kéo dài xu hướng tăng tới 17 tháng.

Khi cổ phiếu đã ở trong một xu hướng tăng trung dài hạn, thì xác suất cao là sau nhịp tăng, cổ phiếu sẽ có nhịp tích lũy lại để bước vào nhịp tăng giá mới. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm kiếm thời điểm Bollinger Band Width giảm tiến về mức thấp trong lịch sử, với ACB là mức 5%. Và tại thời điểm 14/12/2023 BBW của ACB đã giảm về mức 5%, sau 1 giai đoạn tích lũy đi ngang gần 4 tháng trong biên độ giá 18-19.3

Sau đó, ACB đã có nhịp breakout khỏi vùng tích lũy và bước vào sóng tăng giá tới tận hôm nay 14/10/2024.

Như vậy, bằng với việc xác định được ACB đã trong 1 xu hướng tăng trung dài hạn, khi ACB có trạng thái tích lũy 4 tháng thì nhà đầu tư có thể chủ động tìm kiếm vị thế mua thay vì chờ đợi ACB tăng vượt vùng giá 19.7-20 để xác nhận xu hướng.

Lưu ý khi sử dụng BBW là gì?

Không nên sử dụng Bollinger Band Width một cách độc lập, do BBW chỉ mạnh về đo lường biến động giá mà không chỉ ra được xu hướng giá tăng hay giảm. Do đó, nhà đầu tư cần kết hợp với chỉ báo phù hợp như: SMA; RSI; MACD;…

Tận dụng sức mạnh về cảnh báo thị trường, khi BBW thu hẹp cho thấy sắp có biến động mạnh về giá và BBW cao cho thấy giá đang biến động mạnh để từ đó đánh giá rủi ro thị trường để có kế hoạch phân bổ vốn hiệu quả.

Nên sử dụng BBW trong đa khung thời gian để hạn chế các tín hiệu nhiễu của thị trường.

Kết luận

Thông qua nội dung về Bollinger Band Width trên đây, Stock Insight hy vọng đã giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về một chỉ báo trong nhóm Bollinger Bands, từ đó giúp nhà đầu tư bổ sung thêm một công cụ hữu ích vào hệ thống giao dịch của mình và giúp tối đa hóa lợi nhuận. BBW sẽ càng hiệu quả khi được sử dụng kết hợp với các chỉ báo phù hợp, nhà đầu tư có thể tham khảo thêm bài viết tại Stock Insight.

Nếu bạn đang là một nhà đầu tư mới, chưa biết nhiều về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư thì việc sử dụng app chứng khoán HSC ONE là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

Lê Trọng Đại
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

không quá lạm dụng một công cụ hay chỉ báo

Không quá lạm dụng một công cụ hay chỉ báo

Trong trường phái phân tích kỹ thuật thì có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, có người thì theo phong cách cổ điển chỉ sử dụng thuần giá và...

tỷ suất sinh lời

Tỷ suất sinh lời là gì? Mối liên hệ với quản trị vốn bạn không nên phớt lờ

Tỷ suất sinh lời là gì? Tỷ suất sinh lời (tỷ suất sinh lợi) là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận thu được và tổng số vốn đầu tư trong...

Các tín hiệu chỉ báo kinh tế đan xen là tín hiệu đáy chu kỳ suy thoái

Dữ liệu kinh tế trong giai đoạn hiện tại bắt đầu có tín hiệu đan xen khi một số chỉ báo bắt đầu tốt lên. Cụ thể, kỳ vọng về...