Bạn có đang mua bán chứng khoán theo người khác?

Ngày đăng: 28/07/2023 lượt xem

Trong thị trường chứng khoán, việc dựa vào lời khuyên của người khác có thể mang lại cơ hội, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Nhiều nhà đầu tư tìm kiếm sự hướng dẫn từ người có kinh nghiệm, nhưng liệu đó có phải là cách hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn nhận diện nguy cơ khi mua bán chứng khoán theo người khác và cung cấp phương pháp tự định hướng đầu tư, giúp bạn xây dựng chiến lược cá nhân vững chắc hơn.

Ai cũng thích được ”phím hàng”?

“Phím hàng” là thuật ngữ không còn xa lạ đối với nhà đầu tư chứng khoán, ý chỉ việc khuyến nghị hay giới thiệu cổ phiếu cho người khác. Chứng khoán vốn là một kênh đầu tư đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, thời gian, công sức nghiên cứu thì mới có thể tìm kiếm lợi nhuận trong dài hạn. Chính vì thế mà nhiều người không biết nên bắt đầu như thế nào hoặc không có thời gian để học tập, nghiên cứu.

Mà thường thì “chuyện khó có chuyên gia”, những gì chúng ta không giỏi chúng ta thường muốn đi tìm lời khuyên từ người khác. Khi được ”phím hàng” ba chữ cái, chúng ta đỡ phải bỏ công sức học tập kiến thức chuyên ngành, xây dựng phương pháp đầu tư hoặc chỉ cần tìm hiểu nhanh chóng là có thể ra quyết định. Đây cũng chính là định nghĩa của “mua bán theo người khác” mà Stock Insight muốn bàn luận trong bài viết này.

Cũng từ đó, nhiều diễn đàn, đội nhóm được lập ra với các “chuyên gia” liên tục đưa ra khuyến nghị mua/bán, những lời mời gọi gia nhập hấp dẫn và những màn hình được chụp lại với danh mục xanh mướt và kỳ vọng x2, x3 tài khoản.

Mua bán theo người khác thì: Không có “bữa ăn miễn phí”

bạn có đang mua bán theo người khác

Chứng khoán luôn biến động không ngừng và ở từng thời điểm chúng ta phải linh hoạt xử lý các tình huống phát sinh. Chính vì thế bạn không thể chỉ nghe “phím hàng” để tìm kiếm lợi nhuận, đặc biệt là trong thời gian dài.

Nếu bạn vẫn thường nghe người khác “phím hàng” để giao dịch, chắc hẳn bạn cũng đã gặp phải một trong các tình huống sau đây:

Tình huống 1: Đúng cổ phiếu nhưng sai thời điểm

Tìm được cổ phiếu tốt nhưng thời điểm mua không hợp lý thì bạn vẫn không tìm được lợi nhuận.

Ví dụ minh họa: Bạn được người quen giới thiệu một mã cổ phiếu rất tiềm năng, doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh rất ấn tượng với những kế hoạch tương lai đầy triển vọng. Khi được chia sẻ bạn cảm thấy rằng đây là cổ phiếu rất tốt, đáng để đầu tư và đặt lệnh mua ngay.

Đúng lúc thị trường chung đang giảm mạnh vì những thông tin tiêu cực liên quan đến vĩ mô, cổ phiếu của bạn mua giảm đến 20%.

Lựa chọn thời điểm mua cổ phiếu

Tình huống 2: Sai cổ phiếu sai thời điểm

Một điều quan trọng bạn nên ghi nhớ, không phải ai phím hàng cho bạn thì hàng đó đều là “hàng tốt”.

Kể cả chuyên gia đã hoạt động lâu năm trên thị trường chứng khoán vẫn có thể nhận định sai. Đặc biệt là khi ngày càng nhiều diễn đàn, đội nhóm đưa ra các khuyến nghị liên tục, nếu bạn không biết chọn lọc thì bạn rất dễ chọn sai cổ phiếu đầu tư.

sai cổ phiếu, sai thời điểm, mua bán theo người khác

Khi bạn chọn được cổ phiếu tốt, khi thị trường chung giảm, cổ phiếu của bạn sẽ giảm ít hơn và phục hồi mạnh hơn, và ngược lại nếu như bạn chọn sai cổ phiếu.

Tình huống 3: Nghe theo một nửa

Câu chuyện này rất thường gặp trên thị trường chứng khoán, bao gồm ở cả hai tình huống phía trên. Đó chính là những người nghe người khác “phím hàng” để mua theo, nhưng sau đó lại hành động theo cảm tính của mình.

Nhiều trường hợp khuyến nghị mua có kèm theo điểm chốt lời và cắt lỗ, tuy nhiên khi giá thị trường tăng đến giá chốt lời thì bạn vẫn tiếp tục kỳ vọng giá sẽ tăng nữa để lời nhiều hơn. Hay khi giá đã chạm cắt lỗ nhưng bạn vẫn không bán với niềm tin giá sẽ quay đầu. Sau đó, khi thị trường biến động mạnh khác với dự tính bạn lại bối rối không biết nên hành động như thế nào, cuối cùng dẫn đến những thua lỗ đáng tiếc.

>> Hiểu về phân tích cơ bản để cẩn trọng hơn với các “cao thủ phím hàng” tại đây

Hốt hoảng vì mua bán theo người khác

Nhận “hàng phím” một cách chọn lọc để gia tăng cơ hội

Thực tế, việc lắng nghe lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm từ người khác là vô cùng cần thiết, đặc biệt khi chúng ta mới tham gia thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên chúng ta không nên tin một cách mù quáng và hành động không có kế hoạch:

  • Bạn có thể đưa cổ phiếu được chia sẻ vào danh mục theo dõi rồi phân tích, đánh giá lại xem có phù hợp với phương pháp của mình, với thời điểm hiện tại hay không.
  • Bạn cũng có thể lựa chọn nghe theo khuyến nghị, nhưng phải có một kế hoạch giao dịch rõ ràng và tuân thủ đúng để kiểm soát rủi ro.

>> Học cách lập kế hoạch giao dịch- kiểm soát tâm lý tại lớp Quản trị vốn của HscEdu tại đây.

Tóm lại, trên thị trường chứng khoán, mỗi người có một số vốn khác nhau, vị thế khác nhau, khẩu vị rủi ro khác nhau. Vì thế bạn không thể nào mua bán theo người khác hay trở thành phiên bản “copy” của nhà đầu tư khác, đặc biệt là trong thời gian dài. Hãy tự mình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, trở thành người “phím hàng” tốt nhất của chính mình.

Bài viết cùng chuyên mục

Đừng vội giao dịch khi chưa biết gì về Phân tích kỹ thuật

Thư gửi bạn – Nhà giao dịch chứng khoán tương lai, Nói trước với bạn là phân tích kỹ thuật (PTKT) không dễ lĩnh hội, nhưng cũng không quá khó...

Dữ liệu lao động gợi ý khả năng Suy thoái mềm

Trong thời điểm siết lại chính sách tiền tệ, thường FED phải mất nhiều tháng, thậm chí vài năm để có thể hoàn toàn ổn định thị trường. Nhưng điều...

CCI là gì

Chỉ số CCI là gì? Ứng dụng của CCI trong nhận diện xu hướng thị trường

Chỉ số CCI được phát triển bởi Donald Lambert vào năm 1980, CCI giúp nhà đầu tư xác định các giai đoạn mua quá mức hoặc bán quá mức của...