Sơ lược về thị trường sơ cấp và thứ cấp trong chứng khoán

Ngày đăng: 04/01/2023 lượt xem

Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Dựa theo tính chất của chứng khoán, thị trường chứng khoán có thể phân làm hai loại là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Vậy ở bài viết này, hãy cùng Stock Insight tìm hiểu sơ lược về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp nhé!

Thị trường sơ cấp và thứ cấp

Thị trường sơ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán sơ cấp (primary market) là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành, còn được gọi là thị trường cấp một hoặc thị trường phát hành.

Chức năng quan trọng nhất của thị trường sơ cấp là huy động vốn cho nền kinh tế, trong đó Nhà phát hành đóng vai trò là người đi huy động vốn, còn người mua chứng khoán đóng vai trò là nhà đầu tư.

Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp sẽ thuộc về nhà phát hành. Nhà phát hành có thể là Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương, thông qua việc phát hành trái phiếu để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, thêm vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở hay phúc lợi công cộng.

Nhà phát hành cũng có thể là các doanh nghiệp, thông qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để có tiền mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn của thị trường này chủ yếu được hình thành từ tiền tiết kiệm của người dân và của một số tổ chức phi tài chính. Qua hoạt động của thị trường sơ cấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán.

Bởi vậy, thị trường sơ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tiền từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần sử dụng, đồng thời thúc đẩy các khoản tiết kiệm để đưa vào đầu tư. Hay nói cách khác, thị trường sơ cấp không chỉ đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Ưu và Nhược điểm của thị trường sơ cấp

Ưu điểm

  1. Huy động vốn mới: là nơi các doanh nghiệp và chính phủ có thể huy động vốn mới để tài trợ các dự án phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh, hoặc giải quyết các vấn đề tài chính.
  2. Tạo điều kiện cho tăng trưởng: Việc phát hành chứng khoán mới giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tài chính và phát triển, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh và tạo việc làm.
  3. Làm gia tăng thanh khoản: Khi chứng khoán mới được phát hành trên thị trường này, nó có thể sau đó được giao dịch trên thị trường thứ cấp, giúp tăng cường tính thanh khoản của chứng khoán và thu hút các nhà đầu tư.

Nhược điểm

  1. Rủi ro phát hành: Việc phát hành chứng khoán mới không đảm bảo thành công và có thể mang lại áp lực tài chính cho doanh nghiệp hoặc chính phủ nếu không có sự quan tâm từ nhà đầu tư.
  2. Quản lý chứng khoán mới: Các doanh nghiệp phải tuân theo quy định nghiêm ngặt và chuẩn bị tài liệu phát hành, đòi hỏi tài nguyên và thời gian.

Thị trường thứ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán thứ cấp (secondary market) là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Trên thị trường thứ cấp diễn ra việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư, tiền thu được từ việc mua bán chứng khoán không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư chứng khoán, nhượng lại quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác.

Sau khi chứng khoán được phát hành thường được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp, nhất là đối với cổ phiếu. Việc mua bán này có thể nhằm mục đich cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm (thông qua cổ tức, trái tức…) hoặc để hưởng chênh lệch giá.

Nhờ có thị trường này, tính thanh khoản của các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp được đảm bảo, nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn.

Hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Ưu và Nhược điểm của thị trường thứ cấp

Ưu điểm

  1. Thanh khoản cao: Thị trường này thường có tính thanh khoản cao hơn, cho phép nhà đầu tư dễ dàng mua bán chứng khoán khi cần thiết.
  2. Giá cả công bằng: Giá chứng khoán trên thị trường này được hình thành dựa trên sự cạnh tranh và cung cầu, giúp tạo ra môi trường công bằng cho nhà đầu tư.
  3. Tính linh hoạt: Nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp một cách linh hoạt, không phụ thuộc vào quá trình phát hành ban đầu.

Nhược điểm

  1. Khả năng mất giá: Thị trường này có thể biến động mạnh và chứng khoán có thể mất giá nhanh chóng, tạo ra rủi ro đối với nhà đầu tư.
  2. Không góp phần vào huy động vốn mới: không cung cấp vốn mới cho doanh nghiệp hoặc chính phủ, mà chỉ là nơi giao dịch chứng khoán đã phát hành trước đó.

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề; thị trường thứ cấp là động lực.

Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại; nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động thuận lợi và trôi chảy.

Việc phân biệt 2 thị trường này có tính chất tương đối. Trong thực tế tổ chức TTCK, rất khó có sự phân định đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong một TTCK vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp – vừa diễn ra việc mua bán các chứng khoán mới phát hành, vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán đã phát hành.

Mặc dù vậy, việc phân định hai cấp của TTCK có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tiếp cận thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, đảm bảo sự vận hành ổn định của TTCK.

Tóm lại, cả 2 thị trường này đều có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính và chứng khoán. Sự hiểu biết về ưu điểm và nhược điểm của cả hai sẽ giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư và phát triển tài sản cơ bản một cách sáng suốt.

Mở tài khoản chứng khoán online HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật  tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

bong bóng kinh tế

3 Tác động chính của bong bóng kinh tế đến thị trường chứng khoán

Bong bóng kinh tế là hiện tượng khi đầu cơ tràn lan trên thị trường, dẫn đến tăng giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch đột biến và không...

Top 5 cặp nến đảo chiều nhà đầu tư mới cần biết

Top 5 cặp nến đảo chiều nhà đầu tư mới cần biết

Nến là một thành phần quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Nến tạo nên đường giá giúp phân tích được xu hướng. Mỗi một nến đều thể hiện tâm...

Làm thế nào để lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả?

Làm thế nào để lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả? (Phần 2)

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là quá trình thiết lập và quản lý các mục tiêu tài chính của cá nhân thông qua việc theo dõi thu nhập,...