Hướng dẫn cách phân tích xu hướng thị trường chứng khoán

Ngày đăng: 15/07/2025 lượt xem

Trên phương diện phân tích kỹ thuật, xu hướng thị trường là một trong những yếu tố quan trọng và là chìa khóa chính giúp nhà đầu tư xác định thời điểm giao dịch, cách giải ngân tối ưu nhất và nắm bắt cơ hội sinh lời. Có 3 xu hướng thường được nhắc tới: xu hướng tăng (uptrend), xu hướng giảm (downtrend), xu hướng đi ngang (sideway). Việc nhà đầu tư hiểu và xác định được xu hướng cực kỳ quan trọng khi tham gia trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Với bài viết này, Stock Insight sẽ hướng dẫn nhà đầu tư (NĐT) cách phân tích xu hướng của thị trường từ sơ cấp tới nâng cao. Kết hợp thêm các yếu tố cơ bản và các chỉ báo kỹ thuật khác có thể đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả nhé. 

Xu hướng thị trường

Xu hướng thị trường là gì? Phân biệt các loại xu hướng hiện nay

Khái niệm xu hướng thị trường 

Xu hướng thị trường (gọi tắt là xu hướng) biểu diễn hướng đi chung của toàn thị trường ở một thời điểm nhất định, thông qua các diễn biến về giá sẽ xác định được hướng đi của một xu hướng. Nếu như một xu hướng có thể tồn tại hoặc duy trì trong khoảng thời gian dài, nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm. 

Việc nắm bắt đúng xu hướng hiện tại của thị trường sẽ khiến nhà đầu tư xác định đúng các vị thế giao dịch cổ phiếu trên sàn. Từ đó thuận lợi hơn trong việc xác định chiến lược mua bán hợp lý, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. 

Vòng lặp xu hướng: 

DOWNTREND → SIDEWAY → UPTREND → SIDEWAY → DOWNTREND….

Các loại xu hướng thị trường chứng khoán

Xu hướng tăng (Uptrend)

Là xu hướng được hình thành có đường giá (khung giá) hướng lên. Một xu hướng tăng lành mạnh là xu hướng có độ dốc hướng lên không quá cao. Một xu hướng tăng gấp gáp với độ dốc hướng lên cao thì sẽ tiềm ẩn yếu tố rủi ro (mang tính ngắn hạn). 

Đặc điểm nhận diện: 

  • Đáy sau cao hơn đáy trước và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. 
  • Tâm lý thị trường ở xu hướng tăng rất tích cực và tín hiệu tích cực này dễ mang tính lan tỏa. 
  • Tin tức ở xu hướng tăng thường là tích cực. Cuối của xu hướng tăng, media nhồi tin rất tích cực 
Xu hướng thị trường là gì - Chart Vnindex có xu hướng tăng lành mạnh từ T8.2020 đến T4.2022
Hình 1: Chart Vnindex có xu hướng tăng lành mạnh từ T8.2020 đến T4.2022
xu hướng thị trường - Chart DIG có xu hướng tăng rất dốc trong thời gian ngắn từ T10.2021 đến T1.2022
Hình 2: Chart DIG có xu hướng tăng rất dốc trong thời gian ngắn từ T10.2021 đến T1.2022

Xu hướng giảm (Downtrend)

Là xu hướng được hình thành với đường giá (khung giá) hướng xuống. Bất kể độ dốc nào trong xu hướng giảm đều không mang tính khả quan.  

Đặc điểm nhận diện: 

  • Đáy sau thấp hơn đáy trước, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
  • Tin tức ở xu hướng giảm thường được hướng theo chiều tiêu cực. Cuối xu hướng giảm, media sẽ nhồi tin cực kỳ tiêu cực hoặc một sự kiện thiên nga nào đó (thường hay xuất hiện ở một xu hướng giảm kéo dài)
  • Tâm lý ở xu hướng giảm bi quan và chán nản
Xu hướng thị trường là gì - Chart VIC đang có xu hướng giảm từ T4.2021 đến thời điểm hiện tại T12.2024
Hình 3: Chart VIC đang có xu hướng giảm từ T4.2021 đến thời điểm hiện tại T12.2024

Xu hướng đi ngang (Sideways)

Là xu hướng được hình thành với đường giá (khung giá) đi ngang, thường có 2 dạng: sideway có biên độ và sideway biên độ hẹp (phổ biến hơn). 

Đặc điểm nhận diện: 

  • Đỉnh, đáy trước và sau đều nhau từ đó hình thành kháng cự và hỗ trợ → Đây là vùng giao dịch lý tưởng với chiến lược “ MUA HỖ TRỢ DƯỚI, BÁN KHÁNG CỰ TRÊN”
  • Tâm lý giao dịch nhẹ nhàng, ít có sự biến động về mặt tâm lý. 
  • Thông thường ở xu hướng này sẽ là vùng trống thông tin. 

Để thị trường/cổ phiếu thoát thế sideway thì cần dòng tiền đủ lớn để kích hoạt để thay đổi xu hướng

xu hướng thị trường - Vnindex hiện tại đang vận động trong khung giá đi ngang có biên độ từ T4.2024 đến T12.2024
Hình 4: Vnindex hiện tại đang vận động trong khung giá đi ngang có biên độ từ T4.2024 đến T12.2024

=> NĐT xem thêm bài viết về chiến lược giao dịch khi thị trường sideway

Các bước thực hiện phân tích xu hướng thị trường chứng khoán

Bước 1: Xác định khung thời gian đầu tư

Đầu tiên nhà đầu tư cần xác định mình theo phương pháp đầu tư nào để từ đó dễ dàng xác định được khung thời gian quan sát.

NĐT theo phương pháp dài hạn: khung thời gian quan xác để xác định xu hướng sẽ dài tối thiểu 6 tháng 

NĐT theo phương pháp ngắn hạn: khung thời gian quan xác để xác định xu hướng sẽ ngắn thông thường tính bằng tuần hoặc 1-3 tháng. 

Bước 2: Sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật để nhận diện xu hướng

Nhà đầu tư biết cách xác định trendline, xu hướng của thị trường hay cổ phiếu. Đường trendline được xác định bằng cách nối 2 đỉnh và 2 đáy gần nhất sẽ tạo nên trendline

=> Tham khảo thêm tại bài viết: Đường trendline là gì? Cách xác định và lưu ý khi sử dụng

Kênh xu hướng được xác định bằng 2 đường trendline (phía trên là nối các đỉnh, phía dưới là nối các đáy). Tuy nhiên chỉ mang tính tương đối. 

Xu hướng thị trường là gì - cổ phiếu DIG đang vào xu hướng downtrend
Hình 5: cổ phiếu DIG đang vào xu hướng downtrend, cạnh trên của xu hướng giảm được xác định tương đối bằng cách nối các đỉnh trước với sau. Cạnh dưới là các đáy trước và sau.

Giao dịch theo đường xu hướng sẽ thuận lợi và mang tính tối ưu hơn nếu như NĐT tích hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật khác như: 

Kết hợp với các đường MA (đường trung bình động): Đây là cách áp dụng đơn giản và phổ biến nhất. Trong một xu hướng tăng hay giảm lớn, kết hợp với MA sẽ giúp NĐT xác định được điểm mua (về MA ngắn thông thường sẽ là MA20), điểm bán (cạnh trên của trendline).

=> NĐT xem thêm về đường MA.

Kết hợp với MACD, RSI: Đây là một trong những chỉ báo khi kết hợp với đường xu hướng sẽ giúp NĐT xác định được điểm đảo chiều của một xu hướng lớn. (xem trên đồ thị tuần để có góc độ đánh giá rộng hơn).

=> NĐT xem thêm về chỉ báo MACD -histogram.

Ngoài ra có thể kết hợp với Fibonacci,… 

→ NĐT lưu ý: nên tôn trọng xu hướng của thị trường chung. Cách kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác giúp xác định chính điểm mua/điểm bán trong ngắn hạn và điều đó sẽ dễ dàng hơn trong uptrend, sideway. Nhưng với downtrend thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều, càng giao dịch nhiều càng bị bào mòn tài khoản. 

Bước 3: Phân tích yếu tố cơ bản và yếu tố thị trường (vi mô, vĩ mô) trong và ngoài nước để đánh giá xu hướng bền vững

Một phần rất quan trọng mang tính nền tảng để đưa ra quyết định vào việc đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, đây sẽ đòi hỏi rất nhiều về kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh tế. 

Thị trường luôn có chu kỳ. Với mỗi chu kỳ, cách vận động của các phân lớp cổ phiếu trong ngành nghề sẽ khác nhau. NĐT nên quan tâm đến các yếu tố sau: 

  • Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam, 
  • Chu kỳ lãi suất tiết kiệm, lãi suất cho vay,….
  • Kế hoạch, kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.,…. 

Bước 4: Xác nhận xu hướng và lập chiến lược giao dịch theo xu hướng 

Xu hướng tăng mạnh: khởi đầu bằng sự nhẹ nhàng trong tâm lý còn nghi ngờ của hầu hết NĐT khi TT thoát khỏi sideway và khi confirm uptrend mạnh. Thời điểm này dòng tiền hiện hữu rất lớn, khối lượng giao dịch của thị trường tăng một cách nhanh và bền. Số lượng NĐT mở tài khoản mới bùng nổ, người người nhà nhà nhắc tới chứng khoán. Tất cả đều có sự đồng thuận của chính sách, chu kỳ bơm tiền và sự phát triển mạnh mẽ vượt bậc trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

→ Chiến lược giao dịch: tích lũy vị thế ở các phiên điều chỉnh và nắm giữ tới cuối sóng khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự hưng phấn tột độ .

Xu hướng giảm mạnh: khởi đầu bằng sự hưng phấn cực độ và sideway biên độ cao ở vùng đỉnh và khi đó tâm lý NĐT vẫn còn kỳ vọng thị trường hay cổ phiếu sẽ tiếp tục đi lên tiếp. Điều đó sẽ khiến tâm lý giao dịch vẫn tích cực, nhưng khi bắt đầu vào downtrend sẽ bằng phiên giảm điểm với dòng tiền rút lớn, thanh khoản khớp lệnh cũng lớn,… Chuỗi phiên sau đó sẽ được hình thành bằng đáy sau thấp hơn đáy trước và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước

→ Chiến lược giao dịch: canh các nhịp hồi phục để hạ dần vị thế, nếu bạn là NĐT chuyên nghiệp tận dụng trong downtrend để trading với chiến lược mua trend dưới bán trend trên. 

NĐT lưu ý: để nhìn nhận được xu hướng chính thức của thị trường sẽ rất khó. Khi đang ở trong 1 xu hướng, NĐT mới bắt đầu nhìn nhận được thị trường đang ở xu hướng nào. Nên cần thêm nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm thực chiến qua các năm để nhìn nhận được một xu hướng chính xác. 

Hãy đồng hành cùng HscEdu với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp NĐT xác nhận đúng nhất về xu hướng và tối ưu hóa chiến lược của NĐT. 

Ví dụ thực tế: Phân tích xu hướng thị trường qua các giai đoạn

Giai đoạn thị trường tăng mạnh

xu hướng thị trường - Uptrend mạnh nhất của thị trường từ khi thành lập bắt đầu từ T4.2020 đến T10.2021
Hình 6: Uptrend mạnh nhất của thị trường từ khi thành lập bắt đầu từ T4.2020 đến T10.2021

Sau một giai đoạn đi ngang 2 năm chờ xu hướng mới với bối cảnh dịch Covid diễn ra từ cuối 2019, thị trường vào trạng thái bi quan và điều chỉnh mạnh, rũ bỏ hết tất cả các vị thế hiện hữu trên thị trường. 

Khởi đầu xu hướng thị trường tăng trong sự nghi ngờ với dòng tiền còn hờ hững. NĐT có thể thấy, khi dưới các đường MA, xu hướng sẽ chưa rõ ràng. Nhưng một khi đường giá nằm trên hầu hết các mốc MA, thị trường xác nhận xu hướng tăng mới. Dòng tiền khi đó cũng tăng rất đều và mạnh. 

Giai đoạn thị trường đi ngang

Xu hướng thị trường là gì - 3 giai đoạn thị trường sideway sau khi kết thúc 1 xu hướng 
Hình 7: 3 giai đoạn thị trường sideway sau khi kết thúc 1 xu hướng

Vùng sideway 1: Từ T10.2021-T4.2022 là giai đoạn cuối của chu kì uptrend mạnh. Vol vùng đỉnh thông thường sẽ không đều. Đây là vùng hấp thụ tin tức rất tốt về KQKD đầy bức phá năm 2021 của hầu hết các doanh nghiệp trên sàn. Khi tin tức ra mà giá không lên nữa, tín hiệu kết thúc uptrend đang xuất hiện trong vùng giá sideway.

Vùng sideway 2: Từ T12.2022-T2.2023 là vùng sideway khá ngắn khi chững đã downtrend và đang muốn hình thành một xu hướng mới. Vol sideway vùng đáy thường sẽ thấp. Đây là bối cảnh thị trường vừa hấp thụ xong những tin tức tiêu cực về trái phiếu và các sự kiện liên quan các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước như: Vạn thịnh phát, tân hoàng minh,… 

Vùng sideway 3: Từ T4.2024- thời điểm hiện tại T12.2024 là vùng đi ngang vol khá thấp. Vùng thông tin không có quá nhiều sự nổi bật. Biên độ giao dịch giai đoạn này khá lớn 1200-1300 điểm. Đây cũng là thời điểm khó giao dịch nhất trong những năm gần đây 

Giai đoạn thị trường điều chỉnh:

xu hướng thị trường - giai đoạn downtrend từ T4.2022-T12.2022
Hình 8: giai đoạn downtrend từ T4.2022-T12.2022

Các sự kiện lớn diễn ra trên thị trường như: Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, Trịnh Văn Quyết FLC, sự kiện trái phiếu dính liền với các doanh nghiệp BĐS trên sàn dẫn đến tâm lý thị trường tiêu cực. Đây cũng là thời điểm rời bỏ của nhiều phân lớp nhà đầu tư nhất.

Chiến lược giao dịch: out ngay các vị thế tại các nhịp hồi phục. Tạm thời thoát khỏi thị trường để đánh giá lại các khoản đầu tư. Xem lại cổ phiếu doanh nghiệp mình đầu tư. Xem lại lý do mình mua là gì và lý do đó liệu có thay đổi theo yếu tố thị trường hay thay đổi theo tình hình doanh nghiệp → đưa ra quyết định tiếp tục nắm giữ hay bán. 

Các sai lầm thường gặp khi phân tích xu hướng

Nhầm lẫn giữa xu hướng thị trường ngắn hạn và dài hạn: Nếu không xác định được đúng xu hướng, NĐT dễ vào trạng thái “Fomo sóng hồi”, “Bán đáy cuối sóng Downtrend”, “Bắt dao trong Downtrend”, “Bán rẻ trong Uptrend”,…   

Bỏ qua các sự kiện lớn sẽ có khả năng đảo ngược xu hướng.

Kết luận

Xác định xu hướng thị trường và kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật, các yếu tố phân tích cơ bản là rất cần thiết cho tất cả các NĐT trên thị trường. NĐT cần kiên nhẫn và kỷ luật trong việc xác định xu hướng và theo kinh nghiệm cá nhân: cố gắng out khỏi thị trường khi downtrend xuất hiện, liên tục tích lũy vị thế và gồng lãi khi uptrend, đừng giao dịch nhiều trong uptrend và downtrend. Giao dịch lướt sóng trong khung giá sideway sẽ là chiến lược dành cho NĐT chuyên nghiệp. 

Nếu bạn là nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, HSC ONE là một lựa chọn hoàn hảo. Khi tạo tài khoản HSC ONE, bạn sẽ được nhận tài khoản HscEdu để bắt đầu học tập kiến thức về đầu tư từ cơ bản đến nâng cao, hoàn toàn miễn phí. Từ đó, bạn có thể bắt đầu đầu tư và tạo ra lợi nhuận từ chứng khoán.

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Breakout là gì? Các dấu hiệu để nhận biết breakout hợp lệ

Break out trong chứng khoán là gì? Breakout trong chứng khoán là hiện tượng giá tăng và vượt khỏi vùng đỉnh (kháng cự) hoặc giảm phá vỡ đáy cũ (hỗ trợ) trước đó trên...

Vốn ODA đóng vai trò quan trọng trong cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng

Vốn ODA là gì? Tác động của vốn ODA đến kinh tế Việt Nam

Mỗi quốc gia đang phát triển thường phải tìm kiếm các nguồn vốn từ các quốc gia giàu có để đáp ứng nhu cầu phát triển. Trong lĩnh vực này,...

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính (Cập nhật 2023)

Trước khi bước vào hướng dẫn lập báo cáo tài chính, thì chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm báo cáo tài chính là gì. Báo cáo tài chính...