Tự doanh chứng khoán là gì? Các đặc điểm và quy định cần biết

Ngày đăng: 17/12/2024 lượt xem

Đội lái, nước ngoài, tự doanh chứng khoán là những thuật ngữ rất quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Và đây cũng là một trong những thành tố liên quan đến tạo lập thị trường. Ở bài viết này, hãy cùng Stock Insight hiểu rõ thêm về tự doanh, các quy định pháp lý liên quan và những lưu ý cần thiết sẽ giúp nhà đầu tư nhận được tiềm năng cũng như rủi ro khi tham gia vào thị trường này.

Tự doanh chứng khoán là gì?

Định nghĩa tự doanh chứng khoán

Tự doanh chứng khoán (Proprietary Trading) là một trong số những nghiệp vụ của công ty chứng khoán, đóng vai trò như nhà đầu tư trên thị trường kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá bằng cách mua bán cổ phiếu trên sàn thông qua thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Ngoài hoạt động diễn ra trên sở giao dịch chứng khoán, tự doanh chứng khoán còn tham gia trên thị trường phi tập trung (OTC), thị trường trái phiếu.

Lệnh khớp của tự doanh chứng khoán được kí hiệu lệnh P để phân biệt với lệnh mua/bán thông thường của nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Ngoài ra P còn được thể hiện là lệnh thỏa thuận trên sàn giữ 2 bên mua/bán.

tự doanh chứng khoán

Mảng tự doanh bao gồm:

  • Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL): là danh mục đầu tư chứng khoán của CTCK, khoản lời lỗ được ghi nhận tại thời điểm kế toán mà không cần phải bán trước cổ phiếu trong danh mục.
  • Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM): phần lớn là các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, đi vay rồi cho vay lại ăn chênh lệch lãi suất,…
  • Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS): tương tự FVTPL nhưng điểm khác biệt là được ghi nhận trên BCTC tức là được bán trước thời điểm ghi nhận kỳ kế toán.

Thống kế khi kết thúc kỳ kế toán Q3/2024

tự doanh chứng khoán là gì
Hình 1
tự doanh trong chứng khoán là gì
Hình 2
tự doanh chứng khoán
Hình 3

Vai trò của tự doanh trong thị trường chứng khoán

Đảm bảo bình ổn giá cho thị trường: Để đảm bảo an toàn cho tất cả khách hàng của công ty chứng khoán và cho chính bản thân mình, trường hợp thị trường quá xấu, giá cổ phiếu biến động rất mạnh đặc biệt ở chiều giảm. Các công ty chứng khoán phải phối hợp điều tiết, can thiệp để bình ổn giá theo yêu cầu của sở giao dịch chứng khoán 

Hoạt động tạo tính thanh khoản cho thị trường: Đặc biệt trên thị trường OTC khi mà phần lớn các doanh nghiệp chưa được niêm yết, tự doanh chứng khoán sẽ mua bán với các bên khác tạo tính thanh khoản từ đó tạo tiền đề niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

Tạo lập thị trường: Sản phẩm chứng quyền thể hiện rõ nhất vai trò của tự doanh chứng khoán.

>> Xem thêm bài viết về chứng quyền: Chứng quyền là gì? Góc nhìn toàn cảnh khi đầu tư

Sản phẩm chứng khoán phái sinh: Sức ảnh hưởng của tự doanh chứng khoán rất lớn với thị trường này đặc biệt các CTCK có vốn lớn, nhân lực giỏi, hệ thống công nghệ đủ đáp ứng sẽ có lợi thế rất lớn và đủ điều kiện để tham gia vận hành đảm bảo TTCK phái sinh an toàn và lành mạnh. 

Xem thêm bài viết về TTCK phái sinh: Chứng khoán phái sinh là gì? 6 lưu ý khi tham gia

Đặc điểm chính của tự doanh chứng khoán

Mang tính chuyên nghiệp cao và có danh mục đầu tư rõ ràng, đa dạng

Hoạt động tự doanh ngoài cổ phiếu trên thị trường còn có các sản phẩm khác như chứng chỉ quỹ, trái phiếu. Các lệnh được thực hiện bởi con người, nên đòi hỏi bộ phận chịu trách nhiệm mảng tự doanh chứng khoán phải là môi giới chuyên nghiệp, đầy đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm thực chiến trên thị trường để có thể ra được quyết định mang tính chiến lược và có thể sẽ định hướng được xu hướng của thị trường hoặc cổ phiếu nếu quy mô và giá trị tự doanh lớn. 

Tự doanh chứng khoán cũng chiếm 1 tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu thu nhập hoạt động bên cạnh doanh thu từ môi giới, cho vay ký quỹ. 

tự doanh chứng khoán là gì - Theo KQKD ước tính Q3/2024 của SSI thì hoạt động tự doanh chiếm 54-56%
Theo KQKD ước tính Q3/2024 của SSI thì hoạt động tự doanh chiếm 54-56%
tự doanh trong chứng khoán là gì - Theo KQKD ước tính Q3/2024 của VND thì hoạt động tự doanh chiếm 46-52%
Theo KQKD ước tính Q3/2024 của VND thì hoạt động tự doanh chiếm 46-52%
tự doanh chứng khoán - Theo KQKD ước tính Q3/2024 của VCI thì hoạt động tự doanh chiếm 41-45%
Theo KQKD ước tính Q3/2024 của VCI thì hoạt động tự doanh chiếm 41-45%

Danh mục tự doanh tính tới thời điểm kết thúc Q3/2024 của CTCP chứng khoán TP.HCM (HCM-HOSE)

→ Có thể thấy gout đầu tư mảng tự doanh của HSC khá “ăn chắc mặc bền” khi phân bổ nhiều vào trái phiếu, danh mục cổ phiếu cũng rất an toàn khi đầu tư chủ yếu các cổ phiếu lớn trong VN30. 

tự doanh chứng khoán là gì tự doanh trong chứng khoán là gì tự doanh chứng khoán

Quản trị rủi ro

Dưới đây là cấu trúc tự doanh của VND khi tập trung quá nhiều vào trái phiếu và cũng có một khoảng thời gian khá dài Vndirect thừa nhận mất phần lớn vốn ở trái phiếu trung nam.

tự doanh chứng khoán là gì

Quy định pháp lý về tự doanh chứng khoán

Các quy định của pháp luật về tự doanh chứng khoán

Hoạt động tự doanh là một trong những hoạt động mang tính chiến lược và phần nào định hướng cho giao dịch của nhà đầu tư cá nhân. Nên pháp luật cũng có một số quy định chặt chẽ:

  • Công ty chứng khoán phải luôn đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán dự trữ để thanh toán các giao dịch của tự doanh.
  • Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của tự doanh. Thực hiện lệnh một cách minh bạch và an toàn trong giao dịch.
  • Hoạt động tự doanh phải được thực hiện trên danh nghĩa môi giới của công ty chứng khoán đó, không được cho mượn hoặc để bên khác sử dụng tài khoản tự doanh này. Và công ty chứng khoán chỉ được có một tài khoản tự doanh tại chính công ty mình không được tạo tài khoản tự doanh tại công ty chứng khoán khác. 
  • Tự doanh chứng khoán không được tự giao dịch mua bán cổ phiếu của chính mình, hoặc mua bán chứng khoán do sửa lỗi giao dịch.
  • Nếu lệnh mua của khách hàng tác động đến giá cổ phiếu thì tự doanh không được phép mua bán cùng loại chứng khoán đó và phải tuyệt đối bảo mật thông tin các lệnh giao dịch.
  • Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, trước khi lệnh được thực hiện, công ty chứng khoán không được phép mua bán cùng chiều và cùng loại với chứng khoán đó với mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá mà khách hàng đưa ra.
  • Phải công bố thông tin cho biết rằng tự doanh chứng khoán là đối tác của khách hàng.

Điều kiện để công ty chứng khoán thực hiện tự doanh

Công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động tự doanh phải có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng và đã có giấy phép về nghiệp vụ môi giới. 

Hình thức giao dịch chính

Giao dịch trực tiếp: Là hình thức giao dịch mà không thông qua môi giới, được thực hiện theo phương thức thương lượng, thỏa thuận giữa hai công ty chứng khoán với nhau hoặc giữa công ty chứng khoán với khách hàng. Đối tượng áp dụng: chứng khoán được đăng ký giao dịch trên thị trường OTC. Một số hoạt động phổ biến như: đấu giá cổ phiếu, mua cổ phiếu để chuẩn bị IPO,…

Giao dịch gián tiếp: Công ty chứng khoán trên cương vị là nhà đầu tư thông thường, đặt lệnh mua bán cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán và có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào mà không cần phải xác định trước.

Quy trình của tự doanh chứng khoán hiện tại 

Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với quy mô vốn cũng như vị thế của doanh nghiệp. Bám sát theo xu hướng, tình hình thị trường tài chính để từ đó lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực mà chọn cổ phiếu hay trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ.

Đánh giá, phân tích, tìm kiếm cơ hội ở thị trường phát hành, lưu thông, niêm yết hoặc chưa niêm yết. 

Đánh giá cơ hội đầu tư cụ thể dựa trên các nghiên cứu, báo cáo phân tích cụ thể.

Thực hiện giao dịch trên cơ sở đúng quy định của pháp luật về hoạt động tự doanh.

Theo dõi quá trình đầu tư, liên tục cập nhật và đánh giá khoản đầu tư để đưa ra quyết định về hành động giá tối ưu nhất. 

Phân biệt giữa môi giới chứng khoán và Tự doanh chứng khoán

Điểm tương đồng: Đều là nghiệp vụ của các công ty chứng khoán và đều hướng tới sự thịnh vượng bền vững của đồng tiền. 

Điểm khác nhau: 

  • Môi giới chứng khoán: Bên trung gian đưa ra các tư vấn và đồng hành cùng khách hàng trong quá trình đưa ra quyết định mua bán, nhận hoa hồng từ phí giao dịch khách. 
  • Tự doanh chứng khoán: Dùng nguồn vốn của công ty chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận.
  • Môi giới với tự doanh phải hoàn toàn tách biệt với nhau. 

Nhà đầu tư có thể check số liệu tự doanh ở đây!

tự doanh trong chứng khoán là gì - Xem thống kê chi tiết từ các trang web ngoài: NĐT tham khảo trên fireant dashboard
Xem thống kê chi tiết từ các trang web ngoài: NĐT tham khảo trên fireant dashboard

tự doanh chứng khoán

Kết luận

Như vậy, ở bài viết này, nhà đầu tư phần nào sẽ nắm được tự doanh chứng khoán là gì, cách thức hoạt động của họ. Nhà đầu tư cá nhân có thể bám theo số liệu tự doanh để tham khảo và khả năng sẽ giúp ích được cho quá trình đầu tư chứng khoán của bạn, từ sự quan sát dòng tiền tổ chức (tự doanh, nước ngoài) sẽ nâng cao được kiến thức và kỹ năng giao dịch của bạn.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học thêm kiến thức đầu tư tại HscEdu. Để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về đầu tư tài chính, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

So sánh sự khác nhau giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật chứng khoán

So sánh sự khác nhau giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật chứng khoán

Trong chứng khoán, ngoài kiến thức về các thuật ngữ thì phân tích chứng khoán là điều thiết yếu mà mọi nhà đầu tư phải thực hiện. Có 2 kiểu...

Cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ là gì? 6 điều cần biết khi mua bán cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu được công ty phát hành mua lại từ thị trường. Điều này mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng kèm theo rủi ro. Trong...

lợi nhuận thuần là gì

Lợi nhuận thuần là gì? 4 nguyên tắc tối ưu cho doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần (Net Profit) là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vậy nó là gì và tại sau...