Nên vào lệnh theo kiểu Break-out/Break down hay Sideway

Ngày đăng: 11/12/2023 lượt xem

Khi tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, việc lựa chọn chiến lược vào lệnh phù hợp là rất quan trọng để đạt được kết quả đầu tư tối ưu. Break-out/Break down và Sideway là hai chiến lược phổ biến mà các nhà đầu tư thường áp dụng để tận dụng các tín hiệu giao dịch. Vậy Break-out/Break down hay Sideway là gì? Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích và so sánh các đặc điểm cũng như lợi ích của từng chiến lược này.

Các khái niệm cơ bản

Break-out/ Break-down là gì?

Break-out/Break-down (điểm phá vỡ) là trạng thái giá tạo cú bứt phá qua khu vực tích lũy, đây là mức kháng cự hoặc hỗ trợ của giá, thông thường trạng thái Break-out/down được xem là đáng tin cậy khi đi kèm với khối lượng giao dịch (KLGD) lớn.

Nhà đầu tư sẽ thực hiện lệnh Mua khi giá Break-out qua kháng cự và sẽ thực hiện Bán nếu giá Break-out hỗ trợ.

Sideway là gì?

Sideway là diễn biến giá tích lũy đi ngang kéo dài và không rõ xu hướng, cung cầu gần như cân bằng dẫn đến việc thanh khoản rất thấp. Có tới 75% thời gian giá di chuyển trong đoạn sideway.

Cách giao dịch khi giá Break-out/ Down

Cách giao dịch khi giá Break-out/ Down
Cách giao dịch khi giá Break-out/ Down

Chỉ số VN30 xuất hiện nhịp Break-out qua khu vực tích lũy, đi kèm với đó là KLGD tăng vọt, sau đó chỉ số tiếp tục nới rộng đà tăng. Đối với kiểu giao dịch này thì mức lợi nhuận tiềm năng thu được là rất lớn, bởi sau một nhịp Break-out thì giá có thể bung phá rất mạnh.

Trong khi đó, mức cắt lỗ thường được xem xét là mức thấp nhất của khu vực tích lũy, do đó đi kèm với lợi nhuận tiềm năng lớn thì mức chịu đựng rủi ro thua lỗ cũng cao, tuy nhiên so sánh reward với risk thì vẫn hợp lý để tham gia.

Cách giao dịch khi giá Break-out/ Down
Cách giao dịch khi giá Break-out/ Down

Lưu ý: chúng ta chỉ nên vào lệnh khi giá xác nhận nhịp Break-out, không nên vào vị thế ở khu vực tích lũy, nếu vào vị thế ở nhịp tích lũy thì khả năng bị “rũ bỏ” là rất cao.

Cách giao dịch khi giá sideway là gì?

Cách giao dịch khi giá sideway
Cách giao dịch khi giá sideway

Giá bị bó trong chiếc hộp lớn, có cận trên là vùng 1,060-1,070 và cận dưới là 995-1,000. Khi giá quay trở lại tiếp cận vùng hỗ trợ cũ là cơ hội để chúng ta mở vị thế Mua. Ở ví dụ minh họa trên, khi chỉ số quay lại tiếp cận vùng hỗ trợ là khu vực đáy cũ quanh 995-1,000 thì đó là lúc chúng ta cân nhắc mở vị thế mua.

Mục tiêu giá có thể ở khu vực cận giữa của range hoặc xa hơn đó là khu vực đỉnh của range. Mức cắt lỗ sẽ là khu vực đáy cũ, thủng đáy cũ thì chúng ta sẽ cắt lỗ vị thế Mua vừa mở.

Giá Sideway
Giá Sideway

Lưu ý: Không nên vào vị thế đuổi theo giá khi giá chỉ mới tiếp cận vùng kháng cự/hỗ trợ, những lúc đó chúng ta rất dễ bị bẫy tăng/giảm giá.

Sự khác nhau giữa  Break-out/ Down và chiến lược Sideway là gì?

Chiến lược Break-out/Down Chiến lược theo Sideway
Tính rủi ro Rủi ro thấp vì đi theo đà tăng/giảm Rủi ro cao vì tham gia đoán đỉnh hoặc đáy.
Mức quản trị rủi ro Mức giá cắt lỗ cách xa so với mức giá mở vị thế Mức giá cắt lỗ gần so với mức giá mở vị thế
Tư thế Vào vị thế ở tư thế chủ động Vào vị thế ở tư thế bị động
Tầm nhìn Phù hợp cho tầm nhìn dài hạn

(Trend Following)

Phù hợp cho tầm nhìn ngắn hạn

(Day Trading)

Tần suất xuất hiện Xuất hiện cơ hội ít Xuất hiện cơ hội nhiều

Nhìn chung, cả 2 chiến lược mở vị thế theo Break-Out/Down hay Sideway đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào giai đoạn thị trường mà chúng ta có thể áp dụng. Chiến lược đánh theo đà bứt phá sẽ được áp dụng hiệu quả khi thị trường có xu hướng, còn chiến lược Mua cận trên bán cận dưới sẽ thích hợp hơn khi thị trường và pha Sideway.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn khám phá được các khái niệm Break-out/Break down hay Sideway là gì. Lựa chọn chiến lược vào lệnh Break-out/Break down hay Sideway phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình thị trường, xu hướng giá cổ phiếu và mục tiêu đầu tư của từng nhà đầu tư.

Việc hiểu rõ và áp dụng đúng chiến lược sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch chứng khoán. Hãy luôn cập nhật và nghiên cứu thêm để nâng cao kỹ năng giao dịch và đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả.

Bài viết cùng chuyên mục

vốn ít có nên đầu tư chứng khoán

Vốn ít có nên đầu tư chứng khoán? Làm thế nào để đầu tư chứng khoán có lãi với số vốn nhỏ?

Đối với những người có số vốn đầu tư ít, việc đầu tư chứng khoán vẫn là một lựa chọn có thể xem xét. Tuy nhiên, cần nhớ rằng cùng...

Chỉ số MSCI là gì? Tổng quan về MSCI trên thị trường chứng khoán

Chỉ số MSCI là gì? Tổng quan về MSCI trên thị trường chứng khoán

Kể từ khi được thành lập đến nay, MSCI (Morgan Stanley Capital International) ngày càng cho thấy là một tổ chức tài chính quan trọng trong thị trường tài chính...

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần là gì? 6 Yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Doanh thu thuần là gì? Các thành phần của doanh thu thuần Doanh thu thuần (Net revenue), hay còn gọi là doanh thu gộp, là số tiền thu được từ...