Giao dịch theo xu hướng (Trend following) trong phân tích kỹ thuật

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Giao dịch theo xu hướng là một phương pháp giao dịch tư duy cùng chiều với dòng tiền lớn. Phương pháp này phù hợp với nhà đầu tư cá nhân do dễ sử dụng, thường đem lại khả năng thành công cao hơn trong mỗi hoạt động giao dịch. Cùng HSC Online tìm hiểu về khái niệm, các xác định xu hướng và chiến lược cụ thể qua bài viết dưới đây:

Xu hướng là gì?

Xu hướng là sự dịch chuyển có hướng của giá trong một khoảng thời gian đủ dài. Theo thời gian, xu hướng được chia làm 3 loại: xu hướng dài hạn (từ 5 năm trở lên), xu hướng trung hạn (từ 1 đến 5 năm) và xu hướng ngắn hạn (nhỏ hơn 1 năm).

Trong phân tích kỹ thuật, sự hình thành của một xu hướng cũng thể hiện ý chí dòng tiền lớn tham gia đang đồng thuận theo hướng nào.

Giao dịch theo xu hướng (trend following) là gì?

Giao dịch theo xu hướng (trend following) là một phương pháp giao dịch trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán, ngoại hối (forex), hoặc thị trường tài sản tài chính khác. Phương pháp này tập trung vào việc nhận biết và tận dụng các xu hướng thị trường dài hạn hoặc ngắn hạn để đưa ra quyết định giao dịch.

3 loại xu hướng phổ biến trong phân tích kỹ thuật

Có 3 dạng xu hướng: Tăng, giảm và đi ngang.

1. Xu hướng Tăng: được biểu hiện qua việc giá có đỉnh sau cao hơn và đáy sau cũng cao hơn. Xu hướng tăng của cổ phiếu cho thấy dòng tiền lớn hay đám đông nhà đầu tư đang duy trì ý chí Mua.

xu hướng tăng

 

2. Xu hướng giảm: được biểu hiện qua việc giá có đỉnh sau thấp hơn và đáy sau cũng thấp hơn. Xu hướng giảm của cổ phiếu cho thấy dòng tiền lớn hay đám đông nhà đầu tư đang duy trì ý chí Bán.

 

xu hướng giảm

 

3. Xu hướng đi ngang (không có xu hướng): được biểu hiện qua việc các đỉnh sau bằng đỉnh trước và đáy sau cũng bằng đáy trước. Trạng thái không rõ xu hướng của cổ phiếu cho thấy dòng tiền lớn hay đám đông nhà đầu tư đang giằng co khi có nhiều ý chí trái chiều nhau.

 

xu hướng đi ngang

 

Xu hướng đồng thuận và xu hướng nghịch

1. Xu hướng đồng thuận

Sự đồng thuận về xu hướng là giá dịch chuyển theo một hướng trên cả khung thời gian ngắn ngày và dài ngày. Nếu giá cùng đồng thuận trên cả 2 khung thời gian thì giá đang hình thành xu hướng mạnh.
Ví dụ minh họa:
Trong ví dụ bên dưới, PNJ đang trong xu hướng tăng dài hạn với các đáy cao hơn rất rõ ràng. Trong khi đó, trạng thái ngắn hạn cũng đang cho thấy cổ phiếu này cũng đang trên đà tăng đồng thuận với xu hướng tăng dài hạn.

xu hướng đồng thuận

 

2. Xu hướng nghịch

Xu hướng nghịch xảy ra khi khung đồ thị dài hạn xác nhận xu hướng tăng hoặc giảm, nhưng khung đồ thị ngắn hạn đang hình thành xu hướng giảm hoặc tăng.
Ví dụ minh họa:
Trong ví dụ bên dưới, VCS đang trong xu hướng tăng dài hạn với đáy cao hơn, nhưng trong ngắn hạn cổ phiếu này đang điều chỉnh với các nhịp giảm đáy thấp hơn.

xu hướng nghịch

 

2 Cách xác định xu hướng tăng hay giảm

Có 2 cách tổng quát để xác định xu hướng:

– Sử dụng chỉ báo kỹ thuật.
– Sử dụng đường xu hướng.

Cách 1: Sử dụng chỉ báo kỹ thuật

Dùng đường chỉ báo đường trung bình di động MA (Moving Average) để xác định xu hướng
Cách sử dụng để xác định xu hướng:

  1. So sánh diễn biến của giá cổ phiếu/chỉ số so với đường trung bình di động: nếu giá đang vận động trên đường trung bình thì xu hướng hiện tại đang là xu hướng tăng và ngược lại giá đang nằm dưới đường trung bình thì xu hướng hiện tại đang là xu hướng giảm.
  2. So sánh diễn biến của 2 đường trung bình di động với nhau. Nếu đường trung bình ngắn hạn nằm trên đường trung bình dài hạn thì xu hướng đó là tăng và ngược lại.

Ví dụ minh họa:

cách xác định xu hướng dựa vào MA

 

Hình trên cho thấy cổ phiếu MWG đang hình thành xu hướng tăng rất rõ ràng, giá nằm trên các đường trung bình di động 100 ngày và cả 200 ngày thể hiện giá đang có xu hướng tăng trung hạn.

Ngoài ra, đường MA(100) cũng vận động trên đường MA(200) cũng cho thấy cổ phiếu này đang có xu hướng tăng dài hạn.

Dùng chỉ báo MACD để xác định xu hướng

– Xu hướng tăng sẽ được xác nhận khi MACD cắt lên đường Signal và MACD cắt lên trên ngưỡng 0.

– Xu hướng giảm giảm sẽ được xác nhận khi MACD cắt xuống đường tín hiệu và MACD cắt xuống ngưỡng 0.

Lưu ý:
–    Độ tin cậy sẽ càng cao khi chỉ báo này được áp dụng trên khung đồ thị lớn.
–    MACD có độ nhạy tốt hơn so với chỉ báo MA.
Ví dụ minh họa:

Xác định xu hướng them MACD

MWG xác nhận xu hướng tăng vào khoảng thời gian tháng 10/2015 khi chỉ báo MACD hình thành tín hiệu giao cắt lên đường Signal và MACD cũng đã xác nhận cắt lên ngưỡng 0 để hình thành xu hướng tăng.

Cách 2: Sử dụng đường xu hướng (Trendline)

Là một đường thẳng đi qua ít nhất 2 điểm. Tạo ra vùng giao động giữa ngưỡng hỗ trợ & kháng cự. Tất cả các biến động tiếp theo nếu nằm ngoài khung giá này sẽ là cảnh báo có đột biến mới về xu hướng.
Cách sử dụng để xác định xu hướng:
– Xu hướng tăng được xác nhận khi giá hình thành kênh xu hướng với đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước.
– Xu hướng giảm được xác nhận khi giá hình thành kênh xu hướng với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước.
Ví dụ minh họa:

xác định xu hướng theo trendline

Cổ phiếu ITD xác nhận xu hướng tăng vào đầu năm 2015 khi giá thỏa mãn điều kiện đỉnh sau cao hơn và đáy sau cao hơn. Do đó, chiến lược đi theo xu hướng tăng sẽ là bám theo các vùng kháng cự và hỗ trợ với đường kênh xu hướng này.

Đầu năm 2017, đường kênh xu hướng bị phá vỡ, lúc này xu hướng tăng đã không còn được duy trì. Do đó, chiến lược bám theo xu hướng không còn phát huy hiệu quả nữa.

2 Chiến lược giao dịch theo xu hướng

Chiến lược số 1: Mua khi giá điều chỉnh

Định nghĩa: Chiến lược mua khi giá điều chỉnh là trạng thái canh mua khi giá xuất hiện nhịp giảm ngắn hạn nhưng vẫn giữ được xu hướng tăng trong dài hạn.

Ưu điểm & Nhược điểm

Ưu điểm:
–    Tối ưu được giá vốn thấp.
–    Thích hợp với vốn nguồn vốn lớn canh giải ngân từ từ.
Nhược điểm:
–    Khó kiểm soát được thời gian khi nào dòng tiền lớn quay trở lại, do đó sẽ gặp tình trạng bị giam vốn trong một khoảng thời gian.
–    Khả năng kiểm soát rủi ro kém hơn.
Xác định các vùng hỗ trợ tiềm năng

  • Xác định hỗ trợ dựa vào các đường trung bình di động

Xác định hỗ trợ dựa vào đường trung bình động

 

  • Xác định hỗ trợ bằng thang Fibonacci

 

xác định hỗ trợ bằng fibonacci

 

  • Xác định hỗ trợ qua nền giá trước đó

 

xác định hỗ trợ qua nền giá trước đó

 

Ví dụ chiến lược mua khi giá điều chỉnh:

 

mua khi giá điều chỉnh

 

Sau một nhịp tăng mạnh, giá xuất hiện nhịp điều chỉnh trước áp lực chốt lời của các nhà đầu tư mua trước đó.
–    Qua phương pháp xác định hỗ trợ bằng cách nhìn về nền giá trước đó, chúng ta nhận thấy vùng giá 3.5 là vùng hỗ trợ đáng tin cậy trong nhịp điều chỉnh lần này. Đọc thêm về Hỗ trợ, kháng cự là gì và ứng dụng trong giao dịch cổ phiếu tại đây.

–    Giá điều chỉnh với thanh khoản thấp cho thấy áp lực bán ra đã cạn kiệt.
–    Chỉ báo MACD cắt lên đường Signal báo hiệu nhịp điều chỉnh sắp kết thúc để mở ra xu thế tăng mới.

Cổ phiếu này sau đó có phản ứng tốt với vùng hỗ trợ, và nhịp giá bật nảy trở lại ở những phiên sau đó là cơ hội mua mới đối với cổ phiếu này.

Chiến lược số 2: Mua khi giá bứt phá (Break-out)

Định nghĩa: là trạng thái canh mua khi giá xuất hiện nhịp tăng bứt phá trong ngắn hạn thiết lập đỉnh cao mới để tiếp diễn đà tăng trong dài hạn.
Ưu điểm & Nhược điểm
Ưu điểm:
–    Tối ưu hóa được khả năng xoay vòng vốn.
–    Kiểm soát tốt quản trị rủi ro hơn.
Nhược điểm:
–    Chấp nhận rủi ro mua đuổi giá cao để đổi lấy có khả năng tăng giá nhanh.
–    Khó có thể giải ngân cùng lúc với các cổ phiếu có thanh khoản trung bình thấp.
Xác định kháng cự tiềm năng

xác định kháng cự tiềm năng

 

Ví dụ minh họa chiến lược mua khi giá bứt phá (Break-out)

 

chiến lược mua khi giá bứt phá

 

Cổ phiếu này có những đặc điểm cơ bản để hình thành mô hình Break-out chuẩn:
–    Giá bứt phá mạnh qua 3 đỉnh trước đó.
–    Bứt phá với thanh khoản đột biến.
–    MACD cắt lên đường Signal và MACD lớn hơn 0 thể hiện xu hướng tăng được mở ra.
Kết quả là giá tăng hơn 200% chỉ trong vòng 8 tháng!

Kết luận

Tóm lại, giao dịch theo xu hướng là một phương pháp mạnh mẽ trong thế giới giao dịch tài chính. Nhà đầu tư cá nhân có thể áp dụng phương pháp này để tận dụng sự đồng thuận của dòng tiền lớn và tăng khả năng thành công trong giao dịch.

Xu hướng có thể được xác định bằng cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình di động và MACD, cũng như bằng cách sử dụng đường xu hướng (Trendline).

Các chiến lược giao dịch theo xu hướng, bao gồm mua khi giá điều chỉnh và mua khi giá bứt phá, đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn chiến lược thích hợp phụ thuộc vào khả năng quản lý rủi ro và mục tiêu đầu tư của mỗi nhà đầu tư.

Nhớ rằng, quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng trong giao dịch theo xu hướng. Để đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư, việc sử dụng stop-loss và hạn chế kích thước vị thế là rất cần thiết.

Trong tất cả các trường hợp, việc nắm vững phân tích kỹ thuật và hiểu rõ về cơ bản của cổ phiếu là quan trọng để đạt được sự thành công trong giao dịch theo xu hướng.

Mở tài khoản chứng khoán online HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật  tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

lợi nhuận gộp là gì

Lợi nhuận gộp – Gross Profit là gì? Tỷ suất lợi nhuận gộp bao nhiêu là tốt?

  Lợi nhuận gộp (gross profit) là gì? Gross Profit là gì? Gross Profit (Lợi nhuận gộp) là chỉ số thể hiện lợi nhuận mà một doanh nghiệp thu được sau...

chỉ số VIX

Chỉ số VIX và ứng dụng khi giao dịch trên thị trường chứng khoán

Chỉ số VIX (CBOE – Cboe Volatility Index) là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính và được biết đến với biệt danh “Chỉ...

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính (Cập nhật 2023)

Trước khi bước vào hướng dẫn lập báo cáo tài chính, thì chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm báo cáo tài chính là gì. Báo cáo tài chính...