Hợp đồng tương lai là gì? Tổng quan kiến thức từ A-Z
Mục Lục
Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai (Futures Contract – Sản phẩm phái sinh đầu tiên tại Việt Nam) là thỏa thuận mua bán giữa người mua và người bán tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước. Hợp đồng tương lai thường được phân loại căn cứ vào tài sản làm cơ sở (ví dụ: hàng hóa cơ bản, tiền tệ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu…) cho hợp đồng.
Trong giai đoạn đầu vận hành, chỉ có duy nhất một sản phẩm được đưa vào giao dịch là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Các Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch Phái sinh Việt Nam (HNX) và thanh toán bù trừ qua Trung tâm Bù trừ (VSD).
Ví dụ: công ty A bán cho công ty B 50 tấn gạo giao tháng 6/2023 theo một hợp đồng với giá $5/kg. Đến tháng 7/2023, giá gạo lên $7/kg thì hoặc A sẽ phải giao cho B 50 tấn gạo với giá $5/kg hoặc A sẽ không phải giao gạo mà thanh toán cho B 2×50,000 = 100,000 USD
Hợp đồng tương lai là gì?
Tại sao lựa chọn Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu để triển khai đầu tiên?
Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu dễ thực hiện, có tính đại diện cao và đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư vì vậy sản phẩm này phù hợp để triển khai ở thị trường phái sinh tập trung mới ra đời.
Cụ thể, giữa nhiều chỉ số chứng khoán, VN30 được lựa chọn do chỉ số này đại diện cho 30 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản cao nhất cùng các yếu tố kỹ thuật khác.
Việc lựa chọn sản phẩm Hợp đồng tương lai cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo thống kê từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu luôn là sản phẩm đặt nền móng cho việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh.
Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra như thế nào?
Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai gần như tương tự chứng khoán thông thường. Sức hấp dẫn của sản phẩm hợp đồng tương lai được thể hiện ở việc nhà đầu tư có thể mua/bán mà không cần nắm giữ tài sản cơ sở tương ứng do bản chất hợp đồng tương lai là giao dịch dựa trên kỳ vọng giá của các nhà đầu tư.
Chính vì vậy, khi tin rằng thị trường sẽ giảm, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán khống hợp đồng tương lai để bảo vệ danh mục trước sau đó mua lại để chốt lãi/ lỗ. Khi thực hiện phòng ngừa rủi ro (hedge) bằng hợp đồng tương lai, sự giảm – tăng giá trị danh mục sẽ được bù đắp bởi việc tăng giảm của hợp đồng tương lai.
2 Kiểu người khi áp dụng Hợp đồng tương lai
Hàng Rào (Người Phòng Ngừa Rủi Ro)
Người thuộc nhóm hàng rào sử dụng hợp đồng tương lai như một công cụ phòng ngừa rủi ro và đảm bảo ổn định trong kinh doanh của họ. Dưới đây là hai ví dụ cụ thể:
Nhà Sản Xuất Dầu:
-
- Mục Tiêu: Bảo vệ giá và đảm bảo nguồn cung cấp.
- Áp Dụng: Ký hợp đồng tương lai để chốt mức giá bán dầu trong tương lai. Điều này giúp họ tránh được những biến động không mong muốn trong giá và đảm bảo lợi nhuận dựa trên giá hợp đồng.
Công Ty Sản Xuất Vật Dụng:
- Mục Tiêu: Đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu sản xuất.
- Áp Dụng: Ký hợp đồng tương lai để mua dầu với giá cố định. Điều này giúp họ dự trữ nguyên liệu và ổn định giá sản xuất, giảm ảnh hưởng của biến động giá thị trường.
Nhà Đầu Cơ
Những người thuộc nhóm nhà đầu cơ đầu tư vào hợp đồng tương lai với mục tiêu kiếm lợi nhuận từ biến động giá. Dưới đây là ví dụ về cách họ có thể tận dụng hợp đồng tương lai:
Nhà Kinh Doanh Ngũ Cốc:
- Mục Tiêu: Kiếm lợi nhuận từ biến động giá ngũ cốc.
- Áp Dụng: Mua hợp đồng tương lai nếu dự đoán giá ngũ cốc sẽ tăng. Bán hợp đồng nếu dự đoán giá sẽ giảm. Những thay đổi bất ngờ về thời tiết hoặc điều kiện trồng trọt có thể tạo ra cơ hội lớn cho họ.
Nhà Quản Lý Quỹ:
- Mục Tiêu: Đầu tư và tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư.
- Áp Dụng: Tạo các quỹ đầu tư sử dụng hợp đồng tương lai để tận dụng biến động giá. Thực hiện các chiến lược giao dịch linh hoạt dựa trên dự đoán về xu hướng thị trường.
Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai
Ưu điểm
- Tính thanh khoản cao: Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa có tính thanh khoản cao do được niêm yết và giao dịch tập trung trên Sở giao dịch chứng khoán. Vì người mua và người bán là tập trung nên tạo ra khả năng thanh khoản cao nhất có thể. Hơn nữa, việc định giá, khối lượng và giá trị giao dịch được công bố công khai cũng giúp thị trường minh bạch và tăng thanh khoản.
- Lợi thế đòn bẩy: Khi tham gia giao dịch Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hấp dẫn chỉ với một khoản tiền ký quỹ có giá trị nhỏ hơn nhiều so với giá trị của hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia (giá trị hợp đồng). Mức sinh lời này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường cơ sở.
- Công cụ bảo hộ trên thị trường tài chính: Hợp đồng tương lai giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro biến động giá một cách hiệu quả. Bằng cách bán hợp đồng tương lai, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trên thị trường cơ sở có thể hạn chế thua lỗ trong trường hợp thị trường giảm điểm.
Nhược điểm
- Hợp đồng tương lai ưu tiên dành cho nhà đầu tư có nhiều thời gian xem bảng điện và biểu đồ.
- Mức độ đòn bẩy cao tiềm ẩn rủi ro cao cho nhà đầu tư: Đòn bẩy là con dao hai lưỡi vì vậy khi dự báo về sự thay đổi của giá tài sản cơ sở trên thị trường không đúng với những gì thực sự diễn ra trên thị trường hay giá hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng bất lợi, thua lỗ sẽ xảy ra. Mức độ thua lỗ tính theo tỷ lệ phần trăm trên “số vốn đầu tư ban đầu” sẽ lớn hơn rất nhiều.
- Hạn chế khả năng tận dụng biến động có lợi của thị trường khi sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro.
Kết luận
Khi có cái nhìn tổng quan về hợp đồng tương lai, nhà đầu tư sẽ nắm bắt được các cơ hội đầu tư trên thị trường phái sinh từ đó giúp nhà đầu tư lập được chiến lược phù hợp. Hy vọng bài viết đã giúp nhà đầu tư có thêm những thông tin hữu ích để có thể đưa ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn.
Để tham gia học đầu tư chứng khoán online, miễn phí, nhà đầu tư vui lòng liên hệ:
Hotline: (84 28) 38 233 298
Email: support@hsc.com.vn