Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Trên thế giới, lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng theo phương pháp CANSLIM của William J. O’Neil được khá nhiều nhà đầu tư biết đến. Đầu tư tăng trưởng là một trong các trường phái đầu tư cơ bản phổ biến hiện nay hướng tới các công ty và cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao.

Việc hiểu và áp dụng đúng các tiêu chí của CANSLIM có thể giúp nhà đầu tư tối ưu hóa danh mục đầu tư và đạt được lợi nhuận bền vững. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM giúp bạn phần nào trả lời được câu hỏi nên đầu tư cổ phiếu nào.

Các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo trường phái đầu tư tăng trưởng - CANSLIM
Các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo trường phái đầu tư tăng trưởng – CANSLIM

Các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu của CANSLIM

  • C (Current quarterly earnings per share): công ty có EPS hàng quý liên tục tăng mạnh ~25% so với cùng kỳ năm trước.
  • A (Annual Earnings rate): công ty có lợi nhuận năm tăng trưởng ~20% trong 3-5 năm liên tiếp.
  • N (New Products, New Management, New Highs): công ty với những dự án mới, các sản phẩm mới là tín hiệu cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
  • S (Supply and Demand): Quan hệ “cung cầu” của cổ phiếu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị cổ phiếu trên thị trường
  • L (Leader or Laggard): cổ phiếu đầu ngành của những ngành hàng đầu trong thị trường với đà phát triển mạnh mẽ và tiềm năng lợi nhuận lớn; ngoài ra, tránh xa những cổ phiếu hay công ty hoạt động yếu kém dù cho giá cổ phiếu đó có tăng mạnh.
  • I (Institutional sponsorship): cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, bài bản, có đội ngũ phân tích chuyên nghiệp và nguồn vốn lớn.
  • M (Market direction): quan sát xu hướng toàn thị trường và chọn thời điểm đầu tư cũng là một điều quan trọng trong chứng khoán.

Tuy nhiên, CANSLIM được phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi mà tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu đang rất cao. Ngoài ra, đặc điểm của Thị trường Chứng khoán Việt Nam đó là thanh khoản cổ phiếu thấp và gồm rất nhiều công ty nhỏ với vốn hóa thấp trên sàn, nên khi áp dụng CANSLIM vào thị trường Chứng khoán Việt Nam tiêu chí lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng cũng có chút khác biệt như sau:

  • C: Công ty có EPS 2 quý liên tiếp tăng trưởng > 10%
  • A: Công ty có EPS 2 năm liên tiếp tăng trưởng > 15%. Việc lựa chọn mức tăng trưởng năm 15%, cao hơn mức tăng trưởng quý là 10% vì DN thường sẽ điều chỉnh mức lợi nhuận hàng quý trên cơ sở kế hoạch kinh doanh năm và lợi nhuận đã ghi nhận trong các quý trước.
  • L: cổ phiếu có vốn hóa và thanh khoản tốt trên thị trường, trong đó vốn hóa > 5,000 tỷ và thanh khoản trung bình 1 tháng > 2 tỷ nhằm đảm bảo việc MUA/BÁN cổ phiếu được thực hiện dễ dàng và không tác động lớn tới diễn biến giá cổ phiếu trên sàn
  • M: cổ phiếu nhận được sự quan tâm nhất của của thị trường.

Kết luận

Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi nên lựa chọn cổ phiếu nào và cách chọn cổ phiếu tăng trưởng, HSC cung cấp một công cụ giúp nhà đầu tư lựa chọn ra các cổ phiếu tăng trưởng tốt trong số hàng nghìn mã cổ phiếu trên thị trường theo các tiêu chí của chúng tôi: Đà tăng, tích lũy, phân tích cơ bản, thanh khoản, vốn hóa. Điều này giúp nhà đầu tư có thể lọc ra được các mã cổ phiếu theo các tiêu chí tùy chọn riêng.

Hotline hỗ trợ mở tài khoản & đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán:

Bài viết cùng chuyên mục

Khai thác sức mạnh của kỳ quan thứ 8: Lãi suất kép (Phần 2)

Khai thác sức mạnh của kỳ quan thứ 8: Lãi suất kép (Phần 2)

Lãi suất kép, thường được nhắc đến như “kỳ quan thứ 8 của thế giới,” là một trong những nguyên lý tài chính quan trọng nhất mà mọi nhà đầu...

Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá của nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm

Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá của nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm

Thực phẩm và đồ uống là những nhu cầu thiết yếu của con người. Ngành công nghiệp lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp lớn mang tính đặc biệt...

cắt lỗ trong đầu tư chứng khoán

Cắt lỗ trong chứng khoán hãy đối mặt thay vì né tránh

Cắt lỗ trong chứng khoán là cụm từ gây ám ảnh cho nhà đầu tư và là hành động mà không ai muốn phải thực hiện cả. Tuy nhiên, đó...