Swing Trading là gì? Ứng dụng chiến lược Swing Trading trong giao dịch chứng khoán

Ngày đăng: 21/07/2024 lượt xem

Trên thị trường chứng khoán (TTCK) có rất nhiều chiến lược tìm kiếm lợi nhuận, nhưng việc tìm kiếm lợi nhuận cao trong thời gian ngắn luôn tạo ra một sức hấp dẫn khó cưỡng với nhà đầu tư. Và Swing trading là một chiến lược giao dịch như vậy. Vậy Swing Trading là gì và nên ứng dụng chúng như thế nào? Cùng Stock Insight tìm hiểu thêm nhé!

Swing Trading là gì?

Định nghĩa Swing trading

Swing Trading trong chứng khoán là một chiến lược giao dịch lướt sóng ngắn hạn tận dụng các biến động giá (swings) trong thời gian vài ngày tới vài tuần để tìm kiếm lợi nhuận.

Mục tiêu của swing trading là tìm kiếm lợi nhuận từ sự di chuyển của giá. Do đó, swing trading sẽ có khuynh hướng dự đoán điểm đảo chiều bằng cách kết hợp: phân tích kỹ thuật, hành động giá; mẫu hình giá,… hay nói cách khác, mục tiêu của swing trading là “mua đáy bán đỉnh”.

swing trading là gì
Hình 1: HPG – Các Biến Động Giá (Swings) Cao và Thấp

Sự khác biệt giữa Swing Trading và các chiến lược giao dịch khác

Sự khác biệt giữa các chiến lược giao dịch khác với Swing Trading là gì? Khi nhắc tới giao dịch lướt sóng, gần như chúng ta sẽ hình dung rằng đơn giản đây là các giao dịch với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, giao dịch lướt sóng rất nhiều chiến lược, và mỗi chiến lược phù hợp với 1 thị trường, sản phẩm tài chính và nhà đầu tư khác nhau.

So Sánh Swing Trading và Day trading; Scalping trading

Đặc Điểm Swing trading Day trading Scalping trading
Thời gian nắm giữ vị thế Vài ngày tới vài tuần Vài phút tới vài giờ Vài giây tới vài phút
Mục tiêu Tận dụng biến động giá Tận dụng biến động giá trong ngày Tận dụng biến động  giá trong thời gian rất ngắn
Phương pháp phân tích Chủ yếu áp dụng PTKT, và có kết hợp phân tích cơ bản. Áp dụng PTKT thuần chỉ báo như: MSCD; RSI;… Áp dụng PTKT thuần chỉ báo như: MSCD; RSI;…
Áp dụng mẫu hình giá Ít áp dụng mẫu hình giá Gần như không  áp dụng mẫu hình giá
Tuần suất giao  dịch Ít, đa số chỉ vài giao dịch mỗi tuần,tháng  Cao, nhà đầu tư có thể thực hiện hàng chục giao dịch một ngày Rất cao, có thể thực hiện hàng trăm giao dịch một ngày
Chi phí giao dịch Thấp Cao Rất cao
Có phí qua đêm (phí swap) Không có phí swap Không có phí swap

Có thể thấy, cùng là giao dịch lướt sóng với mục tiêu là tận dụng các biến động giá (swings) của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận nhưng Swing trading vẫn có những khác biệt so với Day trading và Scalping trading.

Sự khác biệt này đến từ “thời gian nắm giữ vị thế”, Swing trading có thời gian nắm giữ lâu hơn từ vài ngày tới vài tuần so với Day trading chỉ vài phút tới vài giờ, hoặc ngắn hơn nữa là scalping trading thời gian có thể tính bằng giây.

Chính vì mỗi vị thế nắm giữ dài, nên tần suất giao dịch của Swing trading cũng khá ít. Nhà đầu tư chỉ thực hiện giao dịch vài lần mỗi tuần hoặc tháng, so với Day trading là vài giao dịch hoặc vài chục giao dịch trong ngày, hoặc scalping với con số có thể hàng trăm giao dịch mỗi ngày.

Ưu điểm và nhược điểm của Swing trading là gì?

Từ đặc điểm và so sánh các chiến lược giao dịch bên trên, chúng ta nhận thấy phương pháp Swing Trading có các ưu điểm để tận dụng cũng như nhược điểm để hạn chế và khắc phục.

Ưu điểm

Swing Trading trong chứng khoán Việt Nam là rất phù hợp, do thời gian giao dịch T+2.5, phù hợp cho dữ liệu phân tích 1H, 4H hay 1D và không mất phí nắm giữ vị thế qua đêm (phí swap).

Giảm căng thẳng tâm lý trong khi trading do thời gian nắm giữ dài và tần suất giao dịch thấp, khi đó nhà đầu tư sẽ không cần theo dõi biến động thị trường liên tục.

Chi phí giao dịch ít hơn, do tần suất giao dịch thấp.

Tín hiệu giao dịch tốt hơn do sử dụng khung thời gian phân tích dài hơn tránh được các tín hiệu nhiễu, bên cạnh đó là kết hợp được thế mạnh của các phương pháp khác như phân tích cơ bản, hành động giá,… để tăng độ tin cậy.

Nhược điểm

Rủi ro qua đêm, đây là một rủi ro thường thấy khi giao dịch các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Khi đó, việc nắm giữ vị thế qua đêm sẽ làm phát sinh phí nắm giữ vị thế qua đêm (phí swap) và rủi ro biến động lớn khiến vị thế dễ dính stop loss.

Nhà đầu tư cần có kinh nghiệm cũng như tính kỷ luật cao để tránh bị ảnh hưởng bởi các biến động ngắn hạn của thị trường.

Trong trường hợp thị trường không có biến động đủ lớn, việc mở vị thế sẽ bị mất chi phí cơ hội cũng như phí swap làm bào mòn tài khoản.

Vậy các nguyên tắc cơ bản khi giao dịch với Swing Trading là gì? Cùng đọc thêm để tìm hiểu nhé!

Các nguyên tắc cơ bản khi giao dịch với Swing Trading

Để giao dịch thành công với phương pháp swing trading, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc sau:

Xác định rõ xu hướng của chỉ số chứng khoán đang trong một xu hướng tăng (uptrend) hay xu hướng giảm (downtrend) hay đi ngang (sideway) để có thể áp dụng chiến lược giao dịch phù hợp.

Chuẩn bị kiến thức về PTKT và hệ thống giao dịch có khả năng xác định được: 

  • Xu hướng giá chứng khoán: Đường MA, MACD, ADX,… để đánh giá được xu hướng trên nhiều khung thời gian.
  • Xác định động lượng giá chứng khoán: RSI; MFI; Stochastic,… để xác định trạng thái giao dịch quá mua/quá bán.
  • Kết hợp các mẫu hình nến nhật bản, mẫu hình giá để tăng độ tin cậy.

>> Tham khảo kiến thức Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán tại đây: https://edu.hsc.com.vn/xay-dung-chien-luoc-giao-dich-ngan-han-hieu-qua/

Quản trị rủi ro hiệu quả, luôn chuẩn bị trước kịch bản giá chứng khoán không theo ý muốn để cài đặt mức lỗ tối đa mà nhà đầu tư chấp nhận.

Ứng dụng chiến lược Swing Trading trong giao dịch chứng khoán

Sau khi đã hiểu được khái niệm Swing Trading là gì và khám phá được các nguyên tắc của nó, việc tiếp theo chính là ứng dụng chúng trong giao dịch chứng khoán. Giao dịch chứng khoán cũng như các công việc khác, khi bạn có một kế hoạch càng cụ thể thì khả năng thành công càng cao. Do đó, để thành công áp dụng Swing trading trong giao dịch, chúng ta cũng cần phải lên kế hoạch giao dịch cụ thể.

  • Bước 1: Xác định xu hướng của đối tượng cần giao dịch: chỉ số, cổ phiếu,…
  • Bước 2: Xác định vùng giá trị của cổ phiếu để chủ động tham gia giao dịch khi có tín hiệu.
  • Bước 3: Xác định điểm vào lệnh, kế hoạch phân bổ vốn, chốt lời và cắt lỗ.
  • Bước 4: Mở vị thế, quản lý vị thế và tuân thủ kỷ luật.

Ví dụ minh họa một giao dịch Swing trading thành công

Ở ví dụ minh họa sau, chúng ta sẽ cùng nhau áp dụng Swing trading cho mã chứng khoán HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát. Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và ở Đông Nam Á.

>> Xem biểu đồ trực quan nhất của HPG tại: https://one.hsc.com.vn

Giai đoạn chúng ta tìm kiếm lợi nhuận của HPG là cuối 2022 trở đi.

Kế hoạch giao dịch HPG:

Bước 1: Xác định Xu hướng: 

Về ngành thép, năm 2022 là một năm cực kỳ khó khăn khi HPG phải đóng cửa 4 lò cao của mình, và 27/12/2022 HPG mới bắt đầu khởi động lại lò cao đầu tiên ở Hải Dương, và các tháng tiếp theo HPG đã khởi động lại hết 3 lò ở Hải Dương và 1 lò cao ở Dung Quất cho thấy về xu hướng Ngành Thép đã qua giai đoạn khó khăn nhất, và HPG bắt đầu khởi động hết 7/7 lò cao là dấu hiệu hoạt động đã ổn định trở lại.

phương pháp swing trading
Hình 2: Minh Họa Áp Dụng Swing Trading Vào HPG

Xu hướng cổ phiếu, HPG chính thức tạo đáy vào 14/11/2022 và break out khỏi kênh giảm giá từ 10/2021 tới 11/2022 vào ngày 2/12/2022.

Và tới 15/3/2023 thì xuất hiện giao cắt vàng (Golden Cross) khi MA50 cắt lên MA200 ngày xác nhận HPG đã bước vào nhịp tăng trung dài hạn.

Như vậy, về xu hướng ngành và xu hướng kỹ thuật của cổ phiếu, HPG đã bước vào xu hướng Tăng.

Bước 2: Xác định vùng giá trị của HPG:

HPG được các CTCK đưa ra báo cáo chi tiết, và trong 2023 mức định giá phổ biến của HPG là quanh 26,000 – 28,000 đồng/CP.

Còn về mặt PTKT, sử dụng công cụ Fobonacci, chúng ta xác định được các ngưỡng giá quan trọng trung hạn của HPG là 22,000 đồng (Fibo 38.2%); 25,600 đồng (Fibo 50%) và 29,000 đồng (Fibo 61.8%).

Bước 3: Xác định mở vị thế:

Áp dụng mở vị thế BÁN:

HPG sau 1 nhịp tăng 2 tháng từ vùng giá 19 ở cuối 5/2023 thì từ ngày 10/7/2023 -24/7/2023, HPG tiến tới ngưỡng Fibo 50% tương ứng vùng giá 25.6 đã đạt tỷ suất lợi nhuận 34%. Các chỉ báo RSI và MFI tiến vào vùng quá mua, đồng thời xuất hiện tín hiệu phân kỳ với giá HPG.

Việc HPG chững lại sau 1 nhịp tăng dài và RSI phân kỳ trong vùng quá mua là tín hiệu Bán theo phương pháp Swing Trading. Và việc mở vị thế này đã giúp nhà đầu tư bảo toàn lợi nhuận, đồng thời tránh được nhịp giảm giá 21% của HPG.

Áp dụng mở vị thế mua:

Sau khi tạo mẫu hình 2 đỉnh 8/2023, HPG có nhịp giảm mạnh 21% quay trở lại quanh MA200 ngày vào 19/10/2023. Vùng MA200 ngày này cũng là bên dưới kênh tăng giá của HPG. Sau đó tới 26/10/2023, HPG tiếp tục có phiên giảm mạnh break down MA200 đi kèm KLGD lớn. Nhưng, các phiên sau đó HPG không giảm nữa mà chững lại và nhanh chóng tăng trở lại lên bên trên MA200 ngày.

Chỉ báo RSI, MFI không giảm khi HPG break down MA200 ngày mà tăng trở lại, tạo trạng thái phân kỳ với giá HPG. Áp dụng phương pháp Swing Trading thì đây là tín hiệu MUA tại vùng giá 21, và giá mục tiêu là 25. Mang lại lợi nhuận 20% chỉ trong 10 phiên nắm giữ vị thế mua HPG.

Kết luận

Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm Swing Trading là gì cũng như cách ứng dụng chúng trong giao dịch chứng khoán. Swing Trading là chiến lược giao dịch đoán đáy đỉnh để tìm kiếm lợi nhuận, do vậy, đi kèm đó là rủi ro tương ứng. Nhà đầu tư cần có kinh nghiệm, kỷ luật để sử dụng tốt phương pháp này. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao dịch lướt sóng ngắn hạn chứng khoán.

Lê Trọng Đại
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

RSI

Chỉ số RSI là gì? 4 ứng dụng chỉ số RSI trong giao dịch chứng khoán

Chỉ số RSI là gì? Chỉ số RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo đo lường mức độ dao động của giá, thể hiện độ mạnh yếu tương đối của...

ROA là gì? Giải mã chi tiết công thức tính và ứng dụng trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số ROA là gì?  ROA (Return on Assets) là một chỉ số được dùng để tính toán khả năng sinh lợi của một công ty so với tài sản...

trái phiếu chính phủ là gì

Trái phiếu chính phủ là gì? 8 Quy chế về việc phát hành

Trái phiếu chính phủ là gì? Trái phiếu chính phủ (Government bond) là công cụ tài chính mà nhà nước phát hành để vay tiền từ các nhà đầu tư....