Rủi ro thanh khoản là gì? Các nhân tố tác động và chiến lược quản lý

Ngày đăng: 11/12/2024 lượt xem

Rủi ro thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng mà cá nhân hay tổ chức đều cần đặc biệt chú ý trong quản lý tài chính. Đây là rủi ro xảy ra khi một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán đúng hạn theo hợp đồng hoặc thỏa thuận.

Việc hiểu rõ và quản lý rủi ro thanh khoản là chìa khóa để bảo vệ dòng tiền, đảm bảo an toàn cho tài chính cá nhân hay doanh nghiệp về dài hạn. Bài viết này Stock Insight sẽ đề cập đến các kiến thức cơ bản và các biện pháp quản lý để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho cá nhân và doanh nghiệp. 

Rủi ro thanh khoản là gì?

Định nghĩa rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính
Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính

Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính dùng để chỉ khả năng mà một cá nhân hoặc tổ chức không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn do thiếu tiền mặt hoặc không thể chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng mà không chịu tổn thất đáng kể.

Rủi ro thanh khoản có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, vì nó khiến họ không thể thanh toán các nghĩa vụ tài chính kịp thời.

Ví dụ: Vụ phá sản của Evergrande, tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc, vào năm 2021. Theo báo cáo tài chính, tại thời điểm giữa năm 2021, tổng tài sản của Evergrande được ước tính khoảng $355 tỷ USD.

Mặc dù tổng tài sản của Evergrande rất lớn, nhưng tính thanh khoản của các tài sản này rất thấp, khiến tập đoàn gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc huy động tiền mặt để trả các khoản nợ đáo hạn. Tổng nợ của Evergrande tại thời điểm đó lên đến hơn $300 tỷ USD, trong đó bao gồm cả các khoản nợ vay và nợ trái phiếu trong và ngoài nước.

Tính đến thời điểm công ty bị tòa án Hồng Kông đưa ra phán quyết, ước tính tổng tài sản của Evergrande còn khoảng 240 tỷ USD.

Phân loại rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản thị trường

Xuất hiện khi một doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư muốn bán tài sản của mình trên thị trường nhưng không thể làm điều này một cách nhanh chóng hoặc phải chấp nhận mức giá thấp hơn giá trị thị trường. Đây là loại rủi ro thanh khoản thường gặp khi thị trường tài sản có tính thanh khoản thấp hoặc khi thị trường đang đối mặt với biến động lớn, khiến nhu cầu mua bán tài sản bị ảnh hưởng.

Hậu quả: Doanh nghiệp không thể bán tài sản để thu tiền mặt nhanh chóng, dẫn đến thiếu tiền mặt để thanh toán các nghĩa vụ tài chính như trả nợ hoặc trang trải chi phí hoạt động.

Khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư cần phải lưu ý vấn đề thanh khoản khi lựa chọn cổ phiếu cho danh mục của mình. Hàng năm đều có khá nhiều vụ việc nhà đầu tư lỗ nặng hoặc mất trắng do lựa chọn những cổ phiếu không có thanh khoản. 

Ví dụ: Cổ phiếu NVL xuất hiện 16 phiên liên tiếp trắng bên mua (không có lệnh mua nào), giá cổ phiếu giảm từ 65.000 về 20.000, mà hầu hết nhà đầu tư cầm NVL lúc này đều không bán ra được, chịu mức thiệt hại gần 70%.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán dài hạn cho người mới bắt đầu

rủi ro thanh khoản là gì - Giá cổ phiếu NVL với mức giảm gần 70% trong vòng 16 phiên giao dịch
Giá cổ phiếu NVL với mức giảm gần 70% trong vòng 16 phiên giao dịch

Rủi ro thanh khoản nguồn vốn

Xảy ra khi một doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn mới để tiếp tục hoạt động hoặc trả nợ. Nguyên nhân chính của loại rủi ro này là khi doanh nghiệp không thể gia hạn các khoản vay cũ hoặc tìm kiếm các nguồn vốn thay thế.

Hậu quả: Doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn, đánh mất niềm tin của các đối tác, khách hàng, cũng như những nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Trong trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp không tìm được vốn thay thế sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và cuối cùng là phá sản. 

Với loại rủi ro thanh khoản nguồn vốn, nhà đầu tư cần để ý nguồn vốn dùng để đầu tư trên thị trường tài chính của mình. Chỉ nên đầu tư sau khi đã có quỹ dự phòng, tránh trường hợp khi đang nắm giữ các cổ phiếu tiềm năng, nhưng có biến cổ cần bán với mức giá thấp để xử lý vấn đề trong ngắn hạn. 

Phân biệt rủi ro thanh khoản thị trường và nguồn vốn

rủi ro thanh khoản của ngân hàng - Minh họa phân biệt rủi ro thanh khoản thị trường và nguồn vốn
Minh họa phân biệt rủi ro thanh khoản thị trường và nguồn vốn

Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản

ví dụ về rủi ro thanh khoản - Hình: Các nhân tố ảnh hưởng rủi ro thanh khoản
Hình: Các nhân tố ảnh hưởng rủi ro thanh khoản

Yếu tố nội bộ

Quản lý tài chính kém: Doanh nghiệp không có một kế hoạch rõ ràng để quản lý dòng tiền ra vào sẽ dễ dẫn đến việc thiếu tiền mặt vào các thời điểm cần thanh toán nợ. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi doanh nghiệp có lãi nhưng không có sự điều phối hiệu quả về dòng tiền, dẫn đến không đủ tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hoặc trang trải chi phí hoạt động, từ đó rủi ro thanh khoản tiếp diễn.

Khả năng thanh khoản của tài sản: Một số loại tài sản, như bất động sản, nhà xưởng, thiết bị công nghiệp, mặc dù có giá trị lớn nhưng không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt ngay lập tức. Việc bán các tài sản này thường mất thời gian và phải đối mặt với rủi ro giảm giá khi cần bán gấp.

Quy mô và tính đa dạng của nguồn vốn: Khi doanh nghiệp chỉ dựa vào một nguồn tài trợ (như vay từ một ngân hàng duy nhất hoặc phụ thuộc vào một nhà đầu tư lớn), nếu nguồn vốn đó bị gián đoạn (ngân hàng cắt giảm tín dụng hoặc nhà đầu tư rút vốn), doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản.

Yếu tố bên ngoài

Biến động thị trường và tình hình kinh tế: Khi thị trường bất ngờ biến động do các yếu tố như khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, hay dịch bệnh, nhu cầu mua tài sản giảm, làm cho việc bán tài sản để thu hồi tiền mặt trở nên khó khăn hơn, từ đó rủi ro thanh khoản tiếp diễn. Điều này đặc biệt đúng với các tài sản có tính thanh khoản thấp như bất động sản, cổ phiếu hoặc chứng khoán phái sinh.

Lãi suất và tình trạng tín dụng: Khi lãi suất tăng cao hoặc các điều kiện tín dụng bị thắt chặt (ngân hàng hạn chế cho vay), chi phí vay vốn của doanh nghiệp tăng lên, làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn để duy trì thanh khoản. Các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc vay thêm tiền hoặc gia hạn các khoản vay cũ, đặc biệt là khi cần huy động vốn ngắn hạn để trả nợ.

Các chính sách của chính phủ và ngân hàng trung ương: Các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng lãi suất, giảm thanh khoản hoặc các quy định chặt chẽ hơn về tín dụng có thể ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Những thay đổi này có thể làm giảm lượng tiền mặt có sẵn trên thị trường và làm cho việc tiếp cận nguồn vốn trở nên khó khăn hơn.

Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản

Dự trữ thanh khoản: Doanh nghiệp và nhà đầu tư nên duy trì một mức dự trữ thanh khoản nhất định để đáp ứng các nhu cầu tài chính ngắn hạn, như thanh toán lương, chi phí hoạt động và các khoản nợ đáo hạn.

Đối với doanh nghiệp cần đảm bảo 1 tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, với các cá nhân thì luôn cần có 1 quỹ dự phòng rủi ro. Việc xác định một tỷ lệ dự trữ thanh khoản phù hợp, thường là dựa trên lịch sử dòng tiền và các dự báo tài chính, sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng họ luôn có đủ tiền mặt để xử lý các tình huống khẩn cấp.

Đa dạng hóa nguồn vốn: Phân bổ nguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau (như vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, gọi vốn đầu tư) để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một nguồn duy nhất. Việc tạo dựng mối quan hệ với nhiều tổ chức tài chính và nhà đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn trong trường hợp cần thiết, đồng thời giảm thiểu áp lực khi một nguồn vốn bị gián đoạn.

>> Xem thêm: Các kênh đầu tư tối ưu nguồn lực tài chính

Quản lý dòng tiền hiệu quả: Sử dụng các công cụ quản lý dòng tiền như lập kế hoạch ngân sách, dự báo tài chính và phân tích dòng tiền để duy trì sự ổn định về thanh khoản. Doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi và đánh giá dòng tiền ra vào, tối ưu hóa quy trình thu hồi các khoản phải thu và quản lý chi phí để đảm bảo có đủ tiền mặt sẵn có.

Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh: Các hợp đồng tương lai, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác có thể được sử dụng để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các biến động bất ngờ của thị trường. Sử dụng các công cụ này để quản lý rủi ro từ việc thay đổi lãi suất hoặc giá cả hàng hóa có thể giúp doanh nghiệp duy trì ổn định trong hoạt động tài chính, giảm thiểu rủi ro liên quan đến thanh khoản.

Các ví dụ về rủi ro thanh khoản và bài học từ thị trường

Ví dụ thực tế: Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là một trong những ví dụ điển hình về rủi ro thanh khoản, đặc biệt là trong ngành tài chính. Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là sự mất khả năng thanh toán của các ngân hàng và tổ chức tài chính khi không đủ thanh khoản để đáp ứng các nghĩa vụ nợ.

Nhiều ngân hàng đã giữ các tài sản kém thanh khoản như các khoản thế chấp dưới chuẩn (Subprime Mortgages) và chứng khoán phái sinh gắn với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản sụp đổ, các tài sản này không thể bán được hoặc chỉ bán được với giá rất thấp, dẫn đến việc các ngân hàng mất khả năng trả nợ ngắn hạn.

Ví dụ tiêu biểu: Lehman Brothers – một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất tại Mỹ, Lehman Brothers đã tuyên bố phá sản vào tháng 9 năm 2008. Ngân hàng này nắm giữ một lượng lớn tài sản phức tạp và rủi ro thanh khoản liên quan đến bất động sản, nhưng khi khủng hoảng nổ ra, họ không thể thanh lý các tài sản này để huy động vốn, dẫn đến thiếu thanh khoản và phá sản.

Bài học cho nhà đầu tư

Duy trì thanh khoản hợp lý: Các ngân hàng và tổ chức tài chính cần có đủ thanh khoản để đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Họ cũng cần đảm bảo rằng các tài sản đang nắm giữ có thể được chuyển đổi thành tiền mặt trong trường hợp cần thiết.

Quản lý rủi ro và giám sát cẩn thận: Các tổ chức cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro như đa dạng hóa danh mục tài sản và sử dụng các công cụ phòng vệ (hedging) để bảo vệ khỏi những biến động bất ngờ của thị trường.

Kết luận

Rủi ro thanh khoản có thể tác động lớn đến sự ổn định tài chính của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nhìn từ các ví dụ về khủng hoảng thanh khoản trong lịch sử, việc hiểu rõ và quản lý rủi ro này là điều cực kỳ quan trọng. Việc quản lý rủi ro thanh khoản không chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp, mà các nhà đầu tư cá nhân cũng phải biết đến để đảm bảo lựa chọn một danh mục đầu tư phù hợp, hiệu quả, tránh trường hợp bị ép bán tài sản đầu tư ở những thời điểm giá thấp do gặp khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ trong ngắn hạn. 

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về chiến thuật đầu tư chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Nguyễn Thị Vui
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

pivot points

Pivot points – Nhận diện điểm đảo chiều trong phân tích kỹ thuật

Pivot points là công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng giúp nhà đầu tư nhận diện điểm đảo chiều của xu hướng giá. Sử dụng các mức hỗ trợ...

Chỉ số Dow Jones phản ánh một phần nền kinh tế Mỹ

Chỉ số Dow Jones là gì? Cách tính chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones là gì? Chỉ số Dow Jones (Dow Jones Industrial Average) là một chỉ số thể hiện giá trị trung bình của 30 công ty lớn và...

Mô Hình Kim Cương Có 2 Dạng

Ứng dụng mô hình kim cương trong giao dịch cổ phiếu

Mô hình kim cương (Diamond Model) là công cụ quan trọng trong phân tích thị trường và đưa ra chiến lược giao dịch cổ phiếu hiệu quả. Bài viết này...