Phí giao dịch chứng khoán gồm những loại nào? Tại sao các công ty chứng khoán lại miễn phí giao dịch?

Ngày đăng: 09/10/2023 lượt xem

Phí giao dịch chứng khoán là một khái niệm quan trọng mà nhà đầu tư cần hiểu rõ khi bắt đầu đầu tư chứng khoán. Phí này đóng vai trò quan trọng trong mỗi giao dịch, và việc nắm vững thông tin về các loại phí có thể giúp nhà đầu tư lựa chọn được công ty chứng khoán phù hợp với tình hình tài chính và khẩu vị đầu tư của bản thân

Phí giao dịch chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Phí giao dịch chứng khoán là một khoản phí mà nhà đầu tư phải trả khi thực hiện mua hoặc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đây là một khoản phí quan trọng trong các giao dịch chứng khoán và thường được tính theo một tỷ lệ nhất định hoặc dựa trên giá trị giao dịch. Mục đích của phí giao dịch chứng khoán là hỗ trợ việc duy trì và vận hành hệ thống giao dịch của sàn chứng khoán và cung cấp nguồn thu nhập cho các tổ chức và công ty chứng khoán.

5 loại phí cơ bản – nhà đầu tư cần trả khi đầu tư chứng khoán

Dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm giao dịch thực tế, sau đây là 5 loại phí cơ bản nhà đầu tư cần trả khi đầu tư chứng khoán như sau:

  1. Phí giao dịch cơ bản: Đây là loại phí chính mà nhà đầu tư cần trả cho công ty chứng khoán hoặc ngân hàng khi thực hiện giao dịch chứng khoán. Phí này thường được tính dựa trên giá trị giao dịch hoặc số lượng cổ phiếu mua/bán. Tại thị trường Việt Nam, phí giao dịch cơ bản thường dao động từ 0,15% đến 0,5% của giá trị giao dịch, tùy thuộc vào loại sản phẩm và công ty chứng khoán. Nếu bạn là người mới tham gia vào thị trường chứng khoán, bổ sung thêm kiến thức về thị trường trước khi tham gia – tại đây.
  2. Phí chấp nhận lệnh: Phí này liên quan đến việc đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán và thường là một phần nhỏ của giá trị giao dịch. Tại thị trường Việt Nam, phí chấp nhận lệnh thường ở mức thấp, được tính dưới dạng phần trăm nhỏ của giá trị giao dịch.
  3. Phí lưu ký chứng khoán: Đây là phí mà nhà đầu tư trả cho Công ty Lưu ký Chứng khoán để duy trì việc lưu trữ và quản lý tài sản. Phí này thường được tính hàng tháng và dao động từ 0,02% đến 0,05% của giá trị tài sản chứng khoán.
  4. Phí sử dụng dịch vụ trực tuyến: Nếu nhà đầu tư sử dụng các dịch vụ giao dịch trực tuyến, -công ty chứng khoán có thể thu phí sử dụng nền tảng hay dịch vụ đặc biệt. Một số công ty chứng khoán có thể miễn phí phí này nếu nhà đầu tư thỏa điều kiện về số lượng giao dịch trong tháng.
  5. Phí thanh toán và nhận tiền: Khi nhà đầu tư nhận tiền từ việc bán chứng khoán hoặc thanh toán tiền cho việc mua chứng khoán, có thể phát sinh phí liên quan đến việc chuyển tiền ra/ vào tài khoản chứng khoán của bạn.

Tại sao các công ty chứng khoán miễn phí giao dịch?

Tại sao các công ty lại miễn phí giao dịch?
Tại sao các công ty lại miễn phí giao dịch?

Cạnh tranh quyết liệt để giữ chân khách hàng 

Đây là lý do phù hợp nhất trả lời thắc mắc của nhà đầu tư. Câu chuyện miễn phí giao dịch bắt nguồn từ thị trường Mỹ, khi nhà tiên phong Robinhood quyết định đưa phí giao dịch về 0 cùng ý tưởng không thu phí khi giao dịch chứng khoán. Lo ngại sẽ bị mất lượng lớn khách hàng (và thực tế là như vậy), các công ty chứng khoán Mỹ khác gần như đồng loạt giảm mức phí giao dịch về 0 để kích cầu nhà đầu tư.

Thay vào đó, để sử dụng các nghiên cứu thị trường, các tính năng đầu tư nổi bật, nhà đầu tư có thể sẽ trả thêm phí để bù đắp cho phần phí giao dịch này. 

Tỉnh táo trước “Zero Fee” 

“Chứng sĩ” cần lưu ý rằng khi công ty chứng khoán đưa mức phí về 0, nhà đầu tư vẫn phải trả các phí bắt buộc cho: Sở Giao dịch Chứng khoán (0,027%) và thuế (0,1%).

Bên cạnh đó, nhà đầu tư tỉnh táo và cẩn trọng với chính sách zero free, tránh giao dịch quá mức. Thay vào đó nên tập trung vào danh mục đầu tư và tận dụng chính sách này để tối đa hóa lợi nhuận, hạ thấp hoặc loại bỏ tỷ trọng các mã có rủi ro cao. 

Phí giao dịch tại Chứng khoán HSC

Các loại phí tại HSC

Phí giao dịch: Kể từ ngày 22/08/2022, khách hàng mở tài khoản tại HSC và tham gia vào chương trình ưu đãi ‘MỞ NHANH DỄ DÀNG – ƯU ĐÃI NGẬP TRÀN’ sẽ được áp dụng phí giao dịch cơ sở: 0.1%

  • Đã bao gồm phí nộp cho Sở giao dịch
  • Ưu đãi trên được áp dụng trong 3 tháng kể từ ngày khách hàng hoàn tất mở tài khoản và nộp tiền vào tài khoản giao dịch ở HSC.

Đối với sản phẩm trái phiếu, nhà đầu tư đóng phí chỉ 0,1%/ giá trị giao dịch. 

  1. Phí lưu ký: Dịch vụ lưu ký chứng khoán chuẩn bị niêm yết nhưng chưa được lưu ký tại Tổng Công Ty Lưu Ký Và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam (VSDC) là hoàn toàn miễn phí.
  2. Phí thanh toán: Khách hàng sẽ được miễn phí phí thanh toán khi thanh toán cổ tức tại HSC, còn lại các hình thức dịch vụ khác thì phí thanh toán sẽ được tính theo biểu phí ngân hàng.
  3. Phí dịch vụ khác: Ngoài ra tại HSC còn cung cấp các dịch vụ như: Sao kê chi tiết giao dịch, Xác nhận số dư tài khoản, Yêu cầu gửi sao kê về địa chỉ liên lạc, Yêu cầu sao lục chứng từ, Xác nhận phong tỏa / giải tỏa, Chuyển quyền sở hữu…Các mức phí này sẽ được quy định cụ thể tại đây, bạn đọc có thể đọc thêm để tham khảo.

Ưu đãi miễn phí nộp và rút tiền từ Ngân hàng

Hiện tại, HSC vẫn giữ mức cạnh tranh ưu đãi nhất định so với thị trường với mức phí 0.1% cho khách hàng trong vòng 3 tháng. Ngoài ra, khi giao dịch tại HSC khách hàng còn được miễn phí chuyển/rút tiền nhanh chóng và tiện lợi.

Đi kèm những ưu đãi trên, HSC còn đính kèm nhưng lợi ích sau khi hoàn tất mở tài khoản: HSCEdu – đào tạo chứng khoán online 0 đồng hay Tư vấn và báo cáo phân tích HSC Online.

Với mức phí cạnh tranh và các ưu đãi kèm theo, Stock Insight tin rằng với tầm nhìn trở thành một định chế tài chính, HSC có thể là bến đỗ phù hợp để bắt đầu hành trình đầu tư. 

Phí giao dịch tại Chứng khoán HSC

Lời kết

Phí giao dịch chứng khoán bao gồm các loại phí mà nhà đầu tư phải trả khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, gần đây đã có xu hướng miễn phí giao dịch nhằm thu hút khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh và phát triển của công nghệ. 

Việc miễn phí giao dịch mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư và công ty chứng khoán, đồng thời củng cố sự khác biệt cạnh tranh giữa các công ty trong ngành chứng khoán.

Mở tài khoản online chứng khoán HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

đòn bẩy tài chính là gì

Đòn bẩy tài chính là gì? 5 Lưu ý khi sử dụng đòn bẩy này

Đòn bẩy tài chính là một công cụ để các nhà đầu tư kiếm được số tiền gấp nhiều lần. Dù vậy, phương pháp này luôn được ví như một...

tài khoản chứng khoán

Tài khoản thực sự “chết” rồi mới nghĩ cách để “hồi sinh”?

Thế nào là hồi sinh tài khoản? Thua lỗ là điều mà hầu như nhà đầu tư nào cũng phải nếm trải trong quá trình đầu tư chứng khoán. Cụm...

thị trường sơ cấp

Sơ lược về thị trường sơ cấp và thứ cấp trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ...