Phân kỳ là gì trong chứng khoán? Cách đầu tư hiệu quả với phân kỳ

Ngày đăng: 06/02/2025 lượt xem

Tín hiệu phân kỳ rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Tại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, tín hiệu này được rất nhiều trader sử dụng như một công cụ dự đoán xu hướng hiệu quả. Bài viết này, Stock Insight sẽ giới thiệu về khái niệm phân kỳ là gì, cách nhận diện và ứng dụng tín hiệu một cách hiệu quả.

Phân kỳ là gì trong chứng khoán?

Định nghĩa phân kỳ là gì

Phân kỳ là hiện tượng đường giá của tài sản và chỉ báo kỹ thuật (như RSI, MACD) diễn biến không cùng pha với nhau. Khi tín hiệu phân kỳ xuất hiện sẽ dự báo khả năng đảo chiều của đường giá tài sản trong tương lai.

Tín hiệu phân kỳ thường thể hiện rõ nét với đường giá và chỉ báo MACD hoặc RSI. Chính vì thế đa số các trader đều sử dụng 2 chỉ báo này để xác định tín hiệu kỹ thuật.

Phân loại phân kỳ

Phân kỳ dương (Bullish Divergence): Báo hiệu khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng.

Phân kỳ âm (Bearish Divergence): Báo hiệu khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Ưu và nhược điểm của phân kỳ là gì?

Ưu điểm:

  • Có thể cho dự báo sớm về sự đảo chiều đường giá giúp nhà đầu tư có trước kế hoạch.
  • Tín hiệu phân kỳ xuất hiện ở các chỉ báo kỹ thuật sử dụng phổ biến.
  • Không quá khó để nhận diện tín hiệu phân kỳ đối với các trader mới.

Nhược điểm:

  • Tín hiệu phân kỳ có thể xuất hiện nhưng không dẫn đến đảo chiều ngay lập tức, có độ trễ nhất định.
  • Trong phân kỳ có khá nhiều tín hiệu sai nên cần phải kết hợp với nhiều tín hiệu khác để gia tăng xác định.
  • Đòi hỏi trader cần phải có nhiều kinh nghiệm để nhận diện tín hiệu phân kỳ có xác suất thành công cao.

Cách nhận biết phân kỳ là gì trên biểu đồ

Phân kỳ dương (Bullish Divergence)

Đặc điểm: Đường giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, chỉ báo kỹ thuật (MACD, RSI) tạo đáy sau cao hơn đáy trước.

Ý nghĩa: Đường giá xu hướng tuy giảm nhưng chỉ báo kỹ thuật cho thấy lực bán yếu dần và có xác suất sẽ đảo chiều tăng giá trở lại khi lực mua xuất hiện.

Phân kỳ là gì - Phân kỳ dương báo hiệu đường giá đảo chiều tăng
Phân kỳ dương báo hiệu đường giá đảo chiều tăng

Phân kỳ âm (Bearish Divergence)

Đặc điểm: Đường giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, chỉ báo kỹ thuật (MACD, RSI) tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.

Ý nghĩa: Đường giá tuy tiếp tục tăng lập đỉnh mới nhưng chỉ báo kỹ thuật cho thấy lực mua suy yếu dần. Xác suất đảo chiều sẽ xảy ra khi lực bán xuất hiện.

Phân kỳ là gì - Tín hiệu phân kỳ âm báo hiệu đảo chiều giảm
Tín hiệu phân kỳ âm báo hiệu đảo chiều giảm

Kết hợp các chỉ báo khác với phân kỳ là gì?

Ngoài chỉ báo RSI thì MACD cũng được rất nhiều trader sử dụng để xác định tín hiệu phân kỳ với cách xác định tương tự như RSI với sự không đồng pha giữa đỉnh – đáy đường giá và đỉnh – đáy của chỉ báo MACD.

Phân kỳ là gì - Xác định phân kỳ với chỉ báo MACD
Xác định phân kỳ với chỉ báo MACD

Cách đầu tư hiệu quả với phân kỳ là gì?

Đôi khi xác suất thành công của tín hiệu phân kỳ lại không quá đẹp như trên sách hoặc cũng như ở những ví dụ trên. Vì thế để có được xác suất thành công cao hơn khi bắt đầu giao dịch với tín hiệu phân kỳ thì cần lưu ý một số điểm sau:

Xác nhận tín hiệu trước khi giao dịch

  • Cần kết hợp thêm nhiều tín hiệu các chỉ báo khác để có xác suất thành công cao hơn. Ví dụ như tín hiệu MACD, ADX, nến đảo chiều,…
  • Quan sát khối lượng giao dịch: Tín hiệu mạnh hơn khi khối lượng gia tăng tại điểm đảo chiều.

Kết hợp với chỉ báo MA, MACD, hỗ trợ và kháng cự

  • Xác định vùng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng để tìm điểm vào lệnh lý tưởng.
  • Vì tín hiệu phân kỳ nếu thành công, xu hướng thường diễn ra không ngắn nên ưu tiên các chỉ báo xu hướng như MA, MACD để xác định điểm chốt lãi.

Quản lý rủi ro hiệu quả

  • Mọi chỉ báo điều có xác suất thành công và thất bại nhất định nên luôn phải có phương án cho những rủi ro xảy ra. Tuyệt đối không vào lệnh trước nếu không có phương án phòng ngừa rủi ro.
  • Tính toán tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận (R:R) trước khi vào lệnh. 

Ví dụ thực tế về giao dịch với phân kỳ là gì?

Phân kỳ là gì - Ví dụ thực tế về giao dịch với phân kỳ
Ví dụ thực tế về giao dịch với phân kỳ

Giao dịch phân kỳ với cổ phiếu CTG:

  • Đầu tiên ta sẽ xác định trước tín hiệu phân kỳ dương xuất hiện với đường giá và chỉ báo MACD.
  • Sau khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ, lực mua bắt đầu thể hiện ở một cây nến marubozu khá dài báo hiệu khả năng đảo chiều tăng mạnh. Ta thực hiện vị thế mua tại giá đóng cửa nến là 22.500
  • Nắm giữ vị thế CTG cho đến khi chỉ báo MACD xuất hiện tín hiệu cắt xuống. Ta thực hiện lệnh bán ở giá 25.700
  • Lệnh giao dịch với tín hiệu phân kỳ dương này đã có lợi nhuận hơn 14% sau hơn một tháng.

Kết luận

Vừa rồi, Stock Insight đã giúp bạn trả lời được câu hỏi phân kỳ là gì. Tín hiệu phân kỳ rất hữu ích nếu trader biết tận dụng và tính toán kỹ xác suất thành công. Các trader cần phải xem lại nhiều biểu đồ tín hiệu phân kỳ trong quá khứ để thấy được rõ hơn xác suất thành công và có được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phân tích tín hiệu phân kỳ.

Và hãy luôn ghi nhớ phải có phương án phòng ngừa rủi ro khi tín hiệu phân kỳ thất bại. Tránh để thua lỗ hoặc mất vị thế cổ phiếu.

Ngoài ra, các trader có thể học thêm các chỉ báo trong Phân tích kỹ thuật được nhắc đến trong bài tại HscEdu. Để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về đầu tư tài chính, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Thiên Phú
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

tiêu chí lựa chọn cổ phiếu tốt

6 Tiêu chí vàng để lựa chọn cổ phiếu tốt cho nhà đầu tư

Mua cổ phiếu là một phần quan trọng trong chiến lược đầu tư của nhiều người. Tuy nhiên, việc chọn lựa cổ phiếu để đầu tư không phải lúc nào...

Hệ số beta là gì

Hệ số beta là gì? Cách dùng hệ số Beta để đánh giá rủi ro cổ phiếu

  Hệ số beta là gì Hệ số beta là gì? Hệ số beta (hệ số rủi ro) là một chỉ số dùng để thể hiện mối quan hệ giữa...

Đừng vội giao dịch khi chưa biết gì về Phân tích kỹ thuật

Thư gửi bạn – Nhà giao dịch chứng khoán tương lai, Nói trước với bạn là phân tích kỹ thuật (PTKT) không dễ lĩnh hội, nhưng cũng không quá khó...