Nến Hanging Man là gì? Cách dùng và 1 số lưu ý khi giao dịch

Ngày đăng: 02/01/2025 lượt xem

Nến Hanging Man là một trong những nến mà khi nó xuất hiện sẽ xác định được cổ phiếu hay thị trường sắp kết thúc một nhịp tăng giá và khả năng sẽ vào một nhịp giảm giá. Bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư nắm rõ về mô hình nến này, nhận diện một cách trực quan nhất, xác định điểm out vị thế một cách dễ dàng và nến hanging man sẽ khác biệt với mẫu hình nến Hammer như thế nào. Hãy cùng Stock Insight tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Nến Hanging Man là gì?

Định nghĩa

Nến Hanging Man (mẫu hình nến treo cổ) là một trong những mẫu hình nến ĐẢO CHIỀU GIẢM hay xuất hiện ở vùng đỉnh của một xu hướng tăng. Và đây chưa được xem là mẫu hình có độ tin cậy cao.

Điều kiện để mẫu hình nến có thêm độ tin cậy: 

  • Cổ phiếu đang trong một quá trình tăng giá dài, tối thiểu có 3 nến tăng tương đối mạnh liền trước đó. 
  • Khối lượng giao dịch sau khi xuất hiện mẫu hình nến Hanging Man cũng tăng mạnh
  • Nhà đầu tư lưu ý mẫu hình nến này chỉ mang tính chất “CẢNH BÁO” nếu như sau khi mẫu hình nến này xuất hiện cổ phiếu vào pha giảm → XÁC NHẬN ĐẢO CHIỀU.

Đặc điểm nhận dạng

Nến Hanging Man có mẫu hình giống như cây búa có hình chữ T với thân nến có thể màu xanh hoặc màu đỏ.

  • Hanging Man xanh: tức là giá đóng cửa (close) cao hơn giá mở cửa (open).
  • Hanging Man đỏ: tức là giá đóng cửa (close) thấp hơn giá mở cửa (open).
  • Giá mở cửa và giá đóng cửa của mẫu hình nến này khá gần nhau.

Nến Hanging Man có râu nến dưới khá dài thông thường gấp 2-3 lần thân nến và bóng nến trên có thể có hoặc không.

→ Râu nến dài cho thấy diễn biến trong phiên có áp lực BÁN rất lớn giá bị đẩy về vùng thấp nhất (thông thường giảm rơi vào mức trên 4%). Nhưng lực cầu MUA giá thấp vẫn rất quyết liệt đẩy giá lên trở lại → Diễn biến giá sẽ thu hẹp đà giảm.

Đặc điểm nhận dạng nến Hanging Man
Đặc điểm nhận dạng nến Hanging Man

Ý nghĩa trong thị trường và trong phân tích kỹ thuật 

CẢNH BÁO thị trường hay cổ phiếu có khả năng sẽ vào nhịp giảm giá, nhà đầu tư cân nhắc chốt lời và hạn chế mở vị thế mua mới. 

Khi mẫu hình nến này xuất hiện cho thấy ÁP LỰC BÁN hay ÁP LỰC CHỐT LỜI rất mạnh, nhưng mà vẫn có lượng cầu mới nghĩ rằng cổ phiếu chỉnh là cơ hội MUA VÀO và LỰC MUA này MẠNH hơn CUNG đang hiện hữu. 

Quan sát cung cầu trong phiên và độ rung rũ của nến Hanging man giúp nhà đầu tư phần nào phân tích được tâm lý giao dịch ở cổ phiếu đó. 

Phân biệt nến Hanging Man với nến Hammer

Thoạt nhìn 2 mẫu hình này có nét rất tương đồng nhau đều có mẫu hình dạng cây búa. Điểm khác biệt lớn nhất chắc có lẽ là “BỐI CẢNH GIAO DỊCH” của cổ phiếu. Dưới đây sẽ giới thiệu vài điểm khác biệt của 2 mẫu hình nến này.

>> Xem thêm: Nến Hammer là gì? Đặc điểm và cách ứng dụng trong giao dịch

Nến Hanging Man Nến Hammer 
Xuất hiện quanh vùng đỉnh của xu hướng tăng Xuất hiện quanh vùng đáy của xu hướng giảm 
Phát tín hiệu có khả năng vào nhịp giảm giá (điều chỉnh hay vào nhịp giảm cần xem xét thêm nhiều yếu tố) Phát tín hiệu có khả năng quay lại nhịp tăng giá (hồi hay vào pha tăng mạnh cần xem xét thêm nhiều yếu tố)
Bên mua mạnh dần lên trước áp lực bán mạnh nhưng tổng thể bên BÁN vẫn kiểm soát thế trận của giá  Lực bán vẫn hiện hữu rất mạnh tuy nhiên bên MUA nhận thấy vùng giá đủ hấp dẫn để tích lũy vị thế và nhanh chóng kiểm soát thế trận của giá 
Tâm lý vẫn rất hưng phấn và sôi động  Tâm lý có phần chán nản và nghi ngờ 
Vị thế nắm giữ cổ phiếu: thực hiện hóa lợi nhuận  Vị thế nắm giữ cổ phiếu: hạn chế bán ra 
Vị thế chờ mua: KHÔNG NÊN  Vị thế chờ mua: TÍCH LŨY VỊ THẾ
nến hanging man là gì - đồ thị HCM, sau 3 phiên tăng giá mạnh và ngay sau đó hình thành vùng giá lưỡng lự với 2 thanh Hanging man xuất hiện → cảnh báo vào pha giảm ngắn.
Hình 1: Đây là đồ thị HCM, sau 3 phiên tăng giá mạnh và ngay sau đó hình thành vùng giá lưỡng lự với 2 thanh Hanging man xuất hiện → cảnh báo vào pha giảm ngắn.
nến hanging man - Đồ thị HCM sau nhịp giảm giá bắt đầu xuất hiện mẫu hình nến Hammer kết hợp với cụm nến trước đó confirm vào xu hướng tăng giá
Hình 2: Đồ thị HCM sau nhịp giảm giá bắt đầu xuất hiện mẫu hình nến Hammer kết hợp với cụm nến trước đó confirm vào xu hướng tăng giá

Cách sử dụng nến Hanging Man trong giao dịch chứng khoán

Cách sử dụng mô hình

Cân nhắc vào lệnh bán khi xuất hiện nến Hanging Man và hiện thực hóa lợi nhuận: sau quá trình tăng điểm, bất ngờ thị trường/cổ phiếu đó xuất hiện lệnh bán với biên độ giảm tương đối cao → nhịp kéo hồi trong phiên trở lại là lúc nên BÁN.

Đặt lệnh Stop-loss: Đặt lệnh dừng lỗ trên đỉnh nến để bảo toàn vốn trong trường hợp xu hướng tăng vẫn tiếp diễn. Nếu giá vi phạm trong phạm vi của cây nến Hanging Man (về thấp hơn râu nến) → NÊN BÁN.

Kết hợp linh động với các công cụ phân tích kỹ thuật khác như RSI, MACD, Fibonacci, tổ hợp các đường MA,… quan sát chặt chẽ vận động giá trong phiên.

>> Xem thêm: 4 chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Ví dụ về nến Hanging Man xuất hiện ở một số cổ phiếu 

nến hanging man là gì - Cổ phiếu POW chững lại sau 2 tháng tăng giá gần 50%
Hình 3: Cổ phiếu POW chững lại sau 2 tháng tăng giá gần 50% xuất hiện rất nhiều nến có râu, cho thấy cung và cầu đang lưỡng lự và thế trận chưa nghiêng về bên nào cả.

Nhiều nến Hanging man cũng xuất hiện và được xác nhận bằng một cây nến giảm dài → XÁC NHẬN VỊ THẾ BÁN VÀ KHÔNG BẮT ĐÁY VỚI VỊ THẾ MUA MỚI.

nến hanging man - Cổ phiếu VPB có đoạn tăng giá hơn 15% rất nhanh
Hình 4: Cổ phiếu VPB có đoạn tăng giá hơn 15% rất nhanh

Xu hướng tăng bắt đầu chững lại kèm khối lượng thanh khoản không đều nhau, 2 nến xuất hiện và ngay sau đó là một phiên nến đỏ dài về lại vùng thấp tuy nhiên vẫn khó có thể xác nhận vào xu hướng giảm ngay được → Cần kết hợp các tín hiệu MA để tìm điểm BÁN.

nến hanging man là gì - Đồ thị MWG xuất hiện vùng chững lại của giá
Hình 5: Đồ thị MWG xuất hiện vùng chững lại của giá

Nhiệt độ giao dịch rất sôi động khi thanh khoản phiên giao dịch lớn hơn bình quân 20 phiên, cầu mua lên kéo giá những phiên liền sau đó phủ nhận trở lại và vào xu hướng giảm.

Lưu ý khi sử dụng nến Hanging man

Khả năng xuất hiện tín hiệu sai: Không phải lúc nào nến Hanging Man cũng là tín hiệu giảm chắc chắn, cần thêm xác nhận từ các nến hoặc chỉ báo khác.

Tâm lý thị trường: Những biến động lớn hoặc tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của tín hiệu này.

Kết hợp với các công cụ khác: Sử dụng các chỉ báo hoặc mô hình phân tích kỹ thuật khác, kết hợp cùng các mẫu hình nến khác để xác nhận và giảm thiểu rủi ro.

>> Xem thêm: Ứng dụng chiến thuật 3 cây nến trong giao dịch chứng khoán!

Ở mỗi hành vi giá sẽ có cách nhìn khác nhau về mẫu hình nến. Nếu quan sát thật sự không kỹ và chỉ nhìn nến sau khi diễn ra sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa các mẫu hình nến rút chân, hammer.

Nến Hanging man đỏ sẽ mang độ uy tín cao hơn so với nến xanh.

Thanh khoản ở cây nến Hanging man có thể cao hoặc thấp.

HẠN CHẾ: Nến Hanging man là bắt đầu đưa ra dự báo và cần xác nhận để xác định → Điểm vào lệnh sẽ chưa thực sự hiệu quả, vì biến động giá vùng đỉnh lúc nào cũng là biến động mạnh và rất sôi động.

Kết luận

Phân tích kỹ thuật hay các mẫu hình đảo chiều tất cả chỉ mang tương đối. Sự quan sát vào biến động riêng lẻ của cổ phiếu luôn là bí quyết giao dịch hiệu quả nhất cho nhà đầu tư. Hi vọng ở bài viết này, Stock Insight cung cấp đầy đủ kiến thức và cách giao dịch hiệu quả với mẫu hình nến Hanging man.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể học thêm các chỉ báo phổ biến trong Phân tích kỹ thuật tại HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán online miễn phí dành riêng cho khách hàng có tài khoản đầu tư HSC. 

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường

Hiểu rõ về quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Quy luật cung cầu là nền tảng quan trọng trong việc hiểu rõ hoạt động của nền kinh tế thị trường. Cung và cầu không chỉ tác động đến giá...

Đầu tư trái phiếu: Những cạm bẫy mà nhà đầu tư thường mắc phải

Đầu tư trái phiếu: Những cạm bẫy mà nhà đầu tư thường mắc phải (Phần 4)

Đầu tư trái phiếu thường được xem là an toàn hơn so với cổ phiếu, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng như nhiều người nghĩ. Phần 4 của...

tính thanh khoản của cổ phiếu

Tính thanh khoản của cổ phiếu là gì?

Tính thanh khoản là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán. Tính thanh khoản là gì? Tính thanh khoản của chứng khoán có ý...