NAV trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng NAV

Ngày đăng: 30/07/2024 lượt xem

NAV là từ viết tắt của Net Asset Value, thuật ngữ này trong lĩnh vực chứng khoán dùng để đề cập đến giá trị tài sản ròng và được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi đầu tư vào quỹ đầu tư. Vậy NAV trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng NAV trong đầu tư chứng khoán như thế nào?

NAV trong chứng khoán là gì?

Định nghĩa NAV

NAV (Net Asset Value) là giá trị tài sản ròng, được tính bằng cách lấy tổng giá trị tài sản trừ đi tổng giá trị nợ phải trả. Đặc biệt, chỉ số NAV là chỉ số được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả hoạt động các quỹ đầu tư (quỹ mở và ETF). 

Công thức tính chỉ số NAV

Công thức chung của chỉ số NAV trong chứng khoán là gì?

NAV = (Tổng giá trị tài sản – Tổng giá trị nợ) / Số lượng cổ phiếu lưu hành

Công thức trong trường hợp tính NAV quỹ đầu tư:

nav trong chứng khoán

Trong đó:

  • Tổng tài sản của quỹ đầu tư bao gồm tất cả các khoản đầu tư mà quỹ đang nắm giữ, các tài sản như: Cổ phiếu, Trái phiếu, Tiền mặt và tương đương tiền, các công cụ tài chính phái sinh quỹ đang nắm giữ, hay một số hàng hóa, bất động sản. 
  • Tổng giá trị nợ của quỹ đầu tư bao gồm tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính mà quỹ bắt buộc phải trả. Các khoản này bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, các khoản phải trả khác.
  • Số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành là số lượng chứng chỉ quỹ mà quỹ phát hành, đang được nắm giữ bởi các nhà đầu tư. Số lượng này có thể bị thay đổi khi quỹ đầu tư tiến hành phát hành thêm hoặc mua lại chứng chỉ quỹ. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến NAV của quỹ đầu tư

Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến NAV trong chứng khoán là gì?

  • Giá trị tài sản ròng của quỹ tăng sẽ làm NAV tăng, và ngược lại:
    • Cổ phiếu: Giá trị các cổ phiếu quỹ đầu tư sẽ thay đổi theo giá thị trường hiện tại.
    • Trái phiếu: Giá trị các trái phiếu quỹ năm giữ sẽ được tính theo giá trị thị trường hoặc giá trị sổ sách tùy thuộc quy định kế toán hiện hành.
    • Tiền mặt và các khoản tương đương tiền: Bao gồm tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Những tài sản này thường ít biến động, dùng để cung cấp nguồn tài sản ổn định cho quỹ.
    • Tài sản khác: Bao gồm bất động sản, hàng hóa, các công cụ tài chính phái sinh mà quỹ sở hữu. Các tài sản này biến động theo giá thị trường.
  • Tổng giá trị nợ tăng sẽ làm NAV giảm, và ngược lại:
    • Nợ ngắn hạn: Các khoản vay ngắn hạn và phải trả trong vòng một năm. Do đặc thù thanh toán trong vòng một năm, các khoản vay có tần suất biến động cao.
    • Nợ dài hạn:Các khoản vay dài hạn và nghĩa vụ tài chính trên một năm. Các khoản vay này thường được điều chỉnh theo kế hoạch tài chính dài hạn của quỹ, nên sẽ ít biến động.
    • Các khoản phải trả khác: Bao gồm những khoản phải trả cho nhà cung ứng dịch vụ, phí quản lý. Các khoản này thường có lịch thanh toán theo quý hoặc năm nên có tần suất biến động trung bình.
  • Thay đổi số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành: 
    • Phát hành thêm chứng chỉ quỹ: Khi quỹ phát hành thêm chứng chỉ quỹ, mà không tăng lên lượng tài sản tương ứng, dẫn đến giảm NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ.
    • Mua lại chứng chỉ quỹ: Khi quỹ tiến hành mua lại chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư, không giảm tài sản thì dẫn tới tăng NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ.

Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu được khái niệm NAV trong chứng khoán là gì cũng như cách tính chỉ số này. Vậy ý nghĩa của NAV là gì? Cùng đọc tiếp nhé!

Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán là gì?

Đánh giá giá trị tài sản ròng của quỹ

Hiểu rõ giá trị thực của quỹ đầu tư: Thông qua NAV, nhà đầu tư có thể biết được giá trị tài sản ròng mà họ đang nắm giữ trong quỹ.

Đánh giá tình hình tài chính của quỹ: NAV cung cấp cái nhìn chính xác về tình hình tài chính của quỹ, giúp nhà đầu tư đánh giá xem quỹ có đang hoạt động hiệu và và bền vững hay không.

Xác định hiệu quả quản lý quỹ

NAV là công cụ đo lường hiệu suất của các nhà quản lý quỹ:

  • Tăng trưởng NAV: Khi NAV của quỹ mỗi kỳ đều tăng trưởng đều đặn, điều này chứng tỏ nhà quản lý quỹ đang quản lý tài sản hiệu quả, và chọn lựa, phân bổ những danh mục đầu tư hợp lý.
  • So sánh hiệu suất: Nhà đầu tư có thể so sánh tăng trưởng NAV giữa các quỹ khác nhau để đánh giá quỹ nào có hiệu suất đầu tư tốt nhất.

Đánh giá giá trị cổ phiếu

NAV có thể được sử dụng để so sánh NAV với giá thị trường: Nếu giá thị trường của giá trị cổ phiếu thấp hơn chỉ số NAV, điều này cho thấy cổ phiếu đang được định giá thấp hơn và ngược lại.

Cách sử dụng NAV trong chứng khoán là gì để đầu tư hiệu quả?

Cách sử dụng NAV trong đầu tư

Đầu tư vào quỹ mở và quỹ đóng

Quỹ đóng Quỹ mở
Khái niệm Quỹ đóng là loại quỹ đầu tư mà chứng chỉ quỹ được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán như một cổ phiếu thông thường. Nhà đầu tư chỉ có thể mua hoặc bán chứng chỉ quỹ này trên thị trường thứ cấp và không thể thực hiện giao dịch trực tiếp với quỹ sau khi quỹ đã hoàn tất phát hành lần đầu. Quỹ mở là loại quỹ đầu tư mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng chỉ quỹ trực tiếp từ quỹ bất cứ lúc nào. Giá mua và bán chứng chỉ quỹ được tính dựa trên NAV của quỹ tại thời điểm giao dịch.
Giao dịch theo NAV So sánh giá thị trường với NAV: Giá giao dịch của chứng chỉ quỹ đóng trên sàn chứng khoán có thể chênh lệch so với NAV. Nhà đầu tư nên so sánh giá thị trường với NAV để xác định xem chứng chỉ quỹ đang được giao dịch ở mức giá hợp lý hay không. Nếu giá thị trường thấp hơn NAV, đó có thể là cơ hội mua vào. Ngược lại, nếu giá cao hơn NAV, nhà đầu tư có thể cân nhắc bán ra.

Đánh giá hiệu suất quản lý quỹ: Tương tự như quỹ mở, nhà đầu tư có thể sử dụng NAV trong chứng khoán là gì để đánh giá hiệu suất của quỹ đóng. NAV tăng trưởng đều đặn cho thấy quỹ đang được quản lý hiệu quả.

Chiến lược đầu tư: Nhà đầu tư có thể sử dụng NAV để xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn. Bằng cách theo dõi sự thay đổi của NAV theo thời gian, nhà đầu tư có thể quyết định nắm giữ, mua thêm hoặc bán bớt chứng chỉ quỹ đóng dựa trên các phân tích và xu hướng của NAV.

Giá giao dịch hàng ngày: NAV của quỹ mở được cập nhật hàng ngày, giúp nhà đầu tư biết được giá trị thực của chứng chỉ quỹ. Khi mua hoặc bán chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư sẽ thực hiện theo NAV của ngày giao dịch đó.

Theo dõi hiệu suất: Nhà đầu tư có thể theo dõi sự biến động của NAV để đánh giá hiệu suất hoạt động của quỹ mở. Sự tăng trưởng ổn định của NAV là dấu hiệu cho thấy quỹ đang được quản lý tốt.

Quyết định đầu tư: Nếu NAV của quỹ mở tăng trưởng đều đặn và có lịch sử hoạt động tốt, nhà đầu tư có thể quyết định đầu tư thêm vào quỹ đó. Ngược lại, nếu NAV giảm hoặc biến động mạnh, nhà đầu tư có thể cân nhắc rút vốn hoặc chuyển đầu tư sang quỹ khác.

Ý nghĩa NAV Xác định các cơ hội mua bán hợp lý và đánh giá hiệu suất quản lý quỹ Xác định giá trị thực của chứng chỉ quỹ và theo dõi hiệu suất hoạt động của quỹ.

So sánh NAV với giá thị trường

Hiểu rõ NAV trong chứng khoán là gì giúp nhà đầu tư so sánh và quyết định mua/bán cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ.

  • Nếu giá thị trường thấp hơn NAV, cho thấy cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đang được định giá thấp hơn giá trị thực, tùy mức giá chênh lệch ít hay nhiều mà nhà đầu tư ra quyết định mua vào.
  • Nếu giá thị trường cao hơn NAV, nhà đầu tư có thể xem xét bán ra một phần hoặc toàn bộ để thu lời. Và đặc biệt khi giá thị trường đã cao hơn không nên mua vào thêm.

Sử dụng NAV để lựa chọn quỹ đầu tư

Nhà đầu tư dựa vào lịch sử biến động NAV để đánh giá hiệu suất và rủi ro khi đầu tư vào một quỹ đầu tư:

  • Lịch sử biến động NAV: Phân tích biến động qua các giai đoạn thị trường, để đánh giá quỹ đầu tư này có ổn định và khả năng sinh lời hay không.
  • So sánh giữa các quỹ: Phân tích biến động NAV qua các giai đoạn thị trường và so sánh với nhau, để đánh giá xem phong cách đầu tư, danh mục đầu tư của quỹ nào sẽ phù hợp với chiến lược, mục tiêu và mức độ chịu rủi ro khi đầu tư của nhà đầu tư.

>>> Giao dịch cổ phiếu quỹ dễ dàng trên HSC ONE: https://one.hsc.com.vn/

Kết luận

Bài viết trên phần nào đã giải thích cho bạn hiểu thêm khái niệm NAV trong chứng khoán là gì. NAV là công cụ quan trọng để nhà đầu tư đánh giá giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư, đo lường hiệu quả quản lý quỹ. Bằng cách sử dụng NAV, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác, tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Năm vững và áp dụng NAV vào chiến lược đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn được các quỹ đầu tư phù hợp với chiến lược và mục tiêu tài chính bản thân.

Nguyễn Thị Vui
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

P/B là gì? Phương pháp tính chỉ số P/B trong đầu tư chứng khoán

P/B là gì? Phương pháp tính chỉ số P/B trong đầu tư chứng khoán

P/B là chỉ số tài chính cơ bản khi tham gia đầu tư chứng khoán, giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu đang đắt hay rẻ với tài sản...

Quản lý rủi ro trong đầu tư cổ phiếu

Quản lý rủi ro trong đầu tư cổ phiếu (Phần 4)

Trong chứng khoán, rủi ro thường được hiểu là khả năng xảy ra thua lỗ trong đầu tư cổ phiếu. Rủi ro là yếu tố luôn song hành cùng lợi...

Cổ phiếu ESOP là gì

Cổ phiếu ESOP là gì ? Kiến thức mà nhà đầu tư mới nên biết

Cổ phiếu ESOP, hay Employee Stock Ownership Plan, là một cơ hội hấp dẫn mà nhiều công ty cung cấp để khuyến khích nhân viên tham gia vào thành công...