Mô hình tam giác và ứng dụng trong giao dịch cổ phiếu

Ngày đăng: 05/01/2023 lượt xem

Mô hình tam giác là một trong những mô hình tiếp diễn thường gặp nhất trong giao dịch cổ phiếu. Theo cách thức hình thành và xu hướng trước đó, chúng được chia thành mô hình tam giác đối xứng, tam giác hướng lên và tam giác hướng xuống. Dưới đây là một số lưu khi sử dụng mô hình này trong giao dịch.

Mô hình tam giác là gì?

Mô hình tam giác (triangle pattern) là một mô hình biểu đồ giá thường xuất hiện sau một chu kỳ tăng hoặc giảm, thường báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Trong mô hình này, giá chứng khoán có xu hướng di chuyển trong một dải giá hẹp và hội tụ tại một điểm trước khi phá vỡ khỏi mô hình tam giác.

Các loại mô hình tam giác phổ biến

Mô hình tam giác đối xứng

Mô hình biểu đồ giá ‘tam giác đối xứng là mô hình giá tiếp nối của xu hướng hiện tại, và hình thành xu hướng xuống và xu hướng lên, nhằm xác nhận xu hướng kế tiếp.

Hình thành mô hình

Mô hình này thể hiện 1 phạm vi thu hẹp giá giữa giá cao và thấp tạo thành một hình tam giác. Đặc điểm khác biệt chính của loại hình tam giác này là nó thường có một đường xu hướng giảm dần (mức kháng cự) kết nối các mức thấp và thấp hơn và một đường xu hướng tăng dần (mức hỗ trợ) kết nối các mức cao và cao dần. Các góc của đường xu hướng gần giống nhau.

Giao dịch

Mô hình tam giác đối xứng này xác nhận sự dịch chuyển xu hướng trong trường hợp phá vỡ:

  • Khi tam giác được hình thành trong xu hướng tăng và phá vỡ giá ở trên đường kháng cự (cộng với độ lệch nhất định có thể), thì đây là tín hiệu mua.
  • Khi tam giác được hình thành trong một xu hướng giảm và phá vỡ giá dưới đường hỗ trợ (cộng với độ lệch nhất định có thể), thì đây là tín hiệu bán.
mô hình tam giác đối xứng
Mô hình tam giác đối xứng

Mô hình tam giác đối xứng

Sau khi hình thành Mô hình tam giác đối xứng, theo nguyên tắc, việc tăng hoặc giảm ít nhất tới mức mục tiêu, được tính như sau:

Giá mục tiêu = Giá từ điểm phá vỡ +/- chiều cao của mô hình (h)

Với chiều cao của mô hình được tính từ lúc giá bắt đầu hình thành mô hình cho tới điểm cao nhất của mô hình (được minh họa như trong hình).

Mô hình tam giác tăng dần

Mô hình biểu đồ giá tam giác tăng dần là 1 sự tiếp nối của xu hướng hiện tại, và thường hình thành ở sự dịch chuyển hướng lên và xác nhận xu hướng kế tiếp.

Sự hình thành

Mô hình này thể hiện 1 phạm vi giá thu hẹp giữa giá cao và thấp tạo thành một hình tam giác.Đặc điểm khác biệt chính của loại hình tam giác này là nó thường có một đường xu hướng ngang (mức kháng cự ) kết nối các mức cao ở cấp độ gần và một đường xu hướng tăng dần (mức hỗ trợ) kết nối các mức thấp và lần lượt cao dần.

Giao dịch

Phá vỡ mức giá kháng cự (cộng với độ lệch nhất định có thể), thường xảy ra giữa ½ và ¾ chiều dài của mô hình, thì đây là một tín hiệu mua.

Giá mục tiêu

Sau khi hình thành mô hình tam giác tăng dần, theo nguyên tắc, việc tăng hoặc giảm ít nhất tới mức mục tiêu, được tính như sau:

Giá mục tiêu = Giá từ điểm phá vỡ + chiều cao của mô hình (h)

Với chiều cao của mô hình được tính từ lúc giá bắt đầu hình thành mô hình cho tới điểm cao nhất của mô hình (được minh họa như trong hình).

Mô hình tam giác tăng dần
Mô hình tam giác tăng dần

Mô hình tam giác giảm dần

Mô hình biểu đồ giá ”tam giác giảm dần” là 1 sự tiếp nối của xu hướng hiện tại, và thường hình thành ở sự dịch chuyển hướng xuống và xác nhận xu hướng kế tiếp.

Sự hình thành

Mô hình này thể hiện 1 phạm vi thu hẹp giữa giá cao và thấp tạo thành một hình tam giác. Đặc điểm khác biệt chính của loại hình tam giác này là nó thường có một đường xu hướng giảm dần (mức kháng cự ) kết nối các mức thấp và thấp hơn và một đường xu hướng ngang (mức hỗ trợ) kết nối các mức thấp ở cùng cấp độ gần.

Giao dịch

Phá vỡ mức giá hỗ trợ (cộng với độ lệch nhất định có thể), thường xảy ra giữa ½ và ¾ chiều dài của mô hình, thì đây là một tín hiệu bán.

Giá mục tiêu

Sau khi hình thành mô hình tam giác đối xứng, theo nguyên tắc, việc tăng hoặc giảm ít nhất tới mức mục tiêu, được tính như sau:

Giá mục tiêu = Giá từ điểm phá vỡ – chiều cao của mô hình (h)

Với chiều cao của mô hình được tính từ lúc giá bắt đầu hình thành mô hình cho tới điểm cao thấp của mô hình (được minh họa như trong hình).

Kết luận

Mô hình tam giác là một công cụ hữu ích trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư xác định các xu hướng và điểm vào/ra thị trường hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn.

Bằng cách kết hợp mô hình tam giác với các chỉ báo và phương pháp phân tích khác, nhà đầu tư có thể nâng cao khả năng dự đoán và đưa ra các quyết định giao dịch chính xác hơn. Hãy luôn cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng để trở thành một nhà đầu tư thành công trên thị trường cổ phiếu.

Nhà đầu tư có thể học thêm về kiến thức phân tích kỹ thuật tại Khóa học “Xây dựng chiến lược giao dịch ngắn hạn hiệu quả (PTKT)” trên HscEdu tại đây.

Bài viết cùng chuyên mục

App đầu tư chứng khoán

App đầu tư chứng khoán nào an toàn và uy tín nhất 2024?

Trong thời đại internet, các giao dịch tài chính trở nên ngày càng thuận tiện. Người dùng có thể thực hiện các giao dịch lớn chỉ với một chạm. Tuy...

bạn có đang mua bán theo người khác?

Bạn có đang mua bán chứng khoán theo người khác?

Trong thị trường chứng khoán, việc dựa vào lời khuyên của người khác có thể mang lại cơ hội, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Nhiều nhà đầu tư tìm...

MACD là gì

Đường MACD là gì? 3 Ứng dụng chính trong giao dịch cổ phiếu

MACD là gì? Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence Divergence) là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong giao dịch chứng khoán...