Mô hình tam giác tăng (Ascending Triangle Pattern) là gì? Cách xác định mô hình tam giác tăng

Ngày đăng: 01/08/2024 lượt xem

Mô hình tam giác tăng (Ascending Triangle Pattern) là một trong những mô hình kỹ thuật phổ biến trong giao dịch chứng khoán, được sử dụng để dự đoán sự tiếp tục của xu hướng tăng. Việc hiểu và xác định đúng mô hình tam giác tăng có thể giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về mô hình tam giác tăng, cách nhận biết và áp dụng nó trong thực tế để tối ưu hóa chiến lược đầu tư.

Mô hình tam giác tăng là gì?

Định nghĩa mô hình tam giác tăng

Biểu đồ hình tam giác tăng là một biểu đồ kỹ thuật báo hiệu cho sự tiếp tục của xu hướng tăng giá đã thiết lập trước đó. Mô hình này dự báo sự đột phá tăng giá vượt lên một vùng kháng cự sau khi đã được kiểm tra nhiều lần.

Tam giác tăng là một mẫu hình được hình thành trong quá trình một cổ phiếu nhiều lần kiểm tra một vùng kháng cự, trong khi các đáy có xu hướng cao dần trong quá trình này. Các điểm xác định giá quanh kháng cự tạo thành một đường ngang, trong khi các đáy có độ cao tăng dần, tạo thành một đường chéo dốc lên.

Một mẫu hình tam giác tăng dự đoán một sự đột phá tăng giá trên vùng kháng cự, thường là vào khoảng thời gian khi đường hỗ trợ của tam giác sẽ giao với đường kháng cự ngang.

mô hình tam giác tăng
Mô hình tam giác tăng (Ascending Triangle Pattern)

>> Xem trực quan mô hình Tam giác tăng tại HSC ONE: https://one.hsc.com.vn/

Đặc điểm nhận dạng của mô hình tam giác tăng

Xu hướng tăng trước đó (Uptrend)

Tam giác tăng thường hình thành sau một xu hướng tăng và mô hình này báo hiệu sự tiếp tục của xu hướng tăng đó. Vì vậy, một tam giác tăng dần sẽ xuất hiện sau khi một cổ phiếu đã trải qua mức tăng đáng kể trước khi gặp phải vùng kháng cự.

Khu vực kháng cự (Resistance line)

Vùng kháng cự tạo thành đường ngang trên cùng của mô hình tam giác tăng. Để mô hình hình thành, vùng kháng cự này phải được kiểm định nhiều lần. Vùng kháng cự được thử nghiệm càng nhiều lần và không bị phá vỡ thì khi đột phá cuối cùng xung lực sẽ càng mạnh.

Đường hỗ trợ tăng dần (Support line)

Giá của một cổ phiếu trong mô hình tam giác tăng sẽ biến động giữa đường kháng cự bên trên và đường hỗ trợ bên dưới. Các mức thấp của đợt điều chỉnh (thường được gọi là đáy) này tạo thành một đường xu hướng tăng dần có thể được kiểm tra nhiều lần khi mô hình tiếp diễn tới điểm cuối.

Vượt thoát (Breakout)

Một đột phá tăng giá trên vùng kháng cự báo hiệu sự hoàn thành của mô hình tam giác tăng dần. Sự đột phá này sẽ xảy ra trên khối lượng trên mức trung bình. Độ lớn dự kiến ​​của sự đột phá trên đường kháng cự tương đương với chênh lệch giá giữa đường kháng cự và mức thấp nhất ở đầu mô hình tam giác.

So với các mô hình tam giác khác như tam giác cân hay tam giác giảm thì điểm khác biệt quan trọng nhất của mô hình tam giác tăng đến từ việc đường kháng cự là đường nằm ngang và đường hỗ trợ sẽ hướng chéo đi lên.

Vai trò của mô hình tam giác tăng trong phân tích kỹ thuật

Mô hình này thường xuất hiện ở giữa của một xu hướng tăng, cho thấy áp lực bán đang dần yếu thế trong khi lực mua đang chiếm vị thế áp đảo và ngày càng tăng mạnh. 

Các đáy ngày càng được đẩy lên cao chứng tỏ bên mua đang gây áp lực nhằm phá vỡ vùng kháng cự, đây cũng là thời điểm nhiều trader đặt lệnh mua điều kiện vượt thoát. Đến khi sức mua đủ mạnh làm giá vượt lên khỏi đường kháng cự và tiếp tục xu hướng tăng ban đầu thì các lệnh chờ mua cũng đồng loạt được kích hoạt.

Quy luật chung khi giá di chuyển đến vùng kháng cự thì sẽ gặp áp lực bán tại vùng giá đó khi các vị thế nắm giữ ở vùng giá này hòa vốn. Trong mô hình tam giác tăng, mặc dù giá nhiều lần chưa vượt qua được kháng cự nhưng đang hình thành đáy sau cao hơn đáy trước. Điều này có nghĩa là sự tích lũy động lượng đang được nâng dần lên. Khi đã phe mua đã tích lũy đủ, đặc biệt là khối lượng giao dịch còn tăng dần thì tất yếu đường giá sẽ bứt phá và bước vào xu hướng tăng.

Thực tế kinh nghiệm giao dịch cho thấy, đôi khi lực mua không đủ sức đẩy giá vọt lên trên do ngưỡng kháng cự quá mạnh. Do đó, lưu ý rằng không phải lúc nào thị trường cũng xảy ra hoàn toàn giống với lý thuyết đã học, vậy nên bạn cần thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi thực hiện bất cứ một lệnh nào.

Yếu tố khối lượng giao dịch trong mô hình: Trong lý thuyết ban đầu của mô hình tam giác tăng không đề cập nhiều tới khối lượng giao dịch (volume) trong mô hình. Tuy nhiên, sau thời gian dài theo dõi các vận động theo mô hình này, yếu tố khối lượng giao dịch cũng góp một phần lớn tới việc vượt thoát (breakout) thành công của cổ phiếu.

Với việc khối lượng giao dịch giảm dần từ đầu tam giác tới đỉnh tam giác cho thấy sự cạn kiệt của phe bán, lực cung sẵn sàng bán. Và khối lượng tăng mạnh đột biến khi cổ phiếu vượt thoát mẫu hình là minh họa cho việc phe mua đã chủ động và hấp thụ hoàn toàn lực cung hàng. Từ đó, việc cổ phiếu tiếp tục tăng giá sẽ có xác suất diễn ra cao hơn.

Cách giao dịch với mô hình tam giác tăng

Để giao dịch thành công với mô hình này, điều quan trọng nhất vẫn là nhận diện đúng mẫu hình và các tín hiệu xác nhận quan trọng. Cụ thể có thể xác định bằng các bước như sau:

mô hình tam giác tăng dần
Mô hình tam giác tăng tại cổ phiếu DGC

Bước 1: Xác định đường kháng cự nằm ngang

Kháng cự nằm ngang càng rõ ràng, càng được kiểm định nhiều lần sẽ càng đáng tin cậy. Để xác định đường kháng cự ngang thì đơn giản là kẻ đường thẳng đi qua các đỉnh gần nhất của cổ phiếu

Bước 2: Xác định các đáy cao dần

Đường chéo nối các đáy trong nhịp vận động hướng lên tạo thành hình tam giác.

Bước 3: Xác định thời điểm bứt phá

Điểm bứt phá (Breakout) dễ xảy ra nhất trong đoạn cuối của đỉnh tam giác. Tại đó, thanh khoản đã ở mức thấp, lượng hàng giao dịch không còn nhiều và bị rũ bỏ nhiều trong quá trình tạo tam giá trước đó. Điều này còn hỗ trợ mạnh cho xu hướng bứt phá xuất hiện ở đỉnh tam giác.

  • Xác định Điểm mua (Entry): Ngay khi xu hướng giá xác nhận breakout khỏi đường kháng cự của mô hình
  • Xác định điểm Chốt lời (Take profit): Chốt lời tiềm năng bằng với độ rộng của thân tam giác.
  • Xác định điểm Cắt lỗ (Stop Loss): Điểm thoát vị thế nếu mô hình fail, cổ phiếu thủng đường hỗ trợ thân nêm.
mô hình tam giác tăng giá
Xác định điểm mua, điểm bán, điểm cắt lỗ mô hình tam giác tăng

Kết luận

Giao dịch theo mẫu hình như mô hình tam giác tăng là xu hướng tất yếu khi cách vận dụng dễ dàng, trực quan và độ tin cậy được kiểm định theo từng mẫu hình. Nhà đầu tư mới tham gia thị trường sẽ dễ dàng nắm bắt được mẫu hình để áp dụng vào giao dịch một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, cần xem xét kỹ càng vận động, và thỏa mãn tiêu chí của mẫu hình trước khi tham gia. Và nhất là cần giữ vị thế hợp lý, chiến lược mua, điểm mua, điểm chốt lời, cắt lỗ rõ ràng khi giao dịch. Và cần tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia nếu cần thêm thông tin hỗ trợ giao dịch cũng như đón đọc thêm các kiến thức tại Stock Insight nhé.

Sơn Mai
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Pancakeswap

Pancakeswap là gì? Các rủi ro trong việc sử dụng Pancakeswap

  Pancakeswap là gì? Pancakeswap là một giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) được xây dựng trên nền tảng Binance Smart Chain. Được phát triển bởi một nhóm...

mô hình ponzi

Mô hình Ponzi là gì? Cách phát hiện và phòng tránh mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi, một hình thức đầu tư gian lận hứa hẹn lợi nhuận cao với rủi ro thấp, đã gây ra nhiều cuộc lừa đảo và thiệt hại tài...

trái phiếu chính phủ là gì

Trái phiếu chính phủ là gì? 8 Quy chế về việc phát hành

Trái phiếu chính phủ là gì? Trái phiếu chính phủ (Government bond) là công cụ tài chính mà nhà nước phát hành để vay tiền từ các nhà đầu tư....