Cách sử dụng mô hình nến sao băng (Shooting Star) trong đầu tư chứng khoán

Ngày đăng: 17/01/2025 lượt xem

Một trong những mô hình nến khá mạnh và có độ tin cậy cao trong giao dịch là mô hình nến sao băng. Bạn đang tìm hiểu về mô hình nến sao băng (Shooting Star) và muốn áp dụng nó vào giao dịch chứng khoán? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình này và cách sử dụng nó một cách hiệu quả.

Mô hình nến sao băng (Shooting Star) là gì?

Định nghĩa

Mô hình nến sao băng (Shooting Star) là một mô hình nến đảo chiều giảm giá. Mẫu hình nến Nhật này có phần thân rất nhỏ, đi kèm đó là phần bóng nến phía trên lại khá dài (tối thiểu là phải gấp đôi chiều dài của thân nến), còn phần bóng nến ở dưới ngắn hoặc gần như hoàn toàn không có.

Nến sao bằng dễ bị nhầm với nến búa ngược (Inverted Hammer) vì hình dạng khá giống nhau. Tuy nhiên, mô hình nến sao băng lại nằm ở cuối xu hướng tăng, cho tín hiệu đảo chiều giảm. Ngược lại nến búa ngược (Inverted Hammer) lại xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, cho tín hiệu đảo chiều tăng. Hai mẫu nến này đều thuộc mẫu nến Pin Bar. Nhà đầu tư nên nắm rõ đặc điểm nhận biết của cả hai mẫu nến này để tránh gây nhầm lẫn.

Nhà đầu tư nên kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để có thể đặt lệnh Sell đảo chiều tiềm năng nếu thấy nến sao băng xuất hiện ở cuối xu hướng tăng.

Mô hình nến sao băng Shooting Star
Mô hình nến sao băng (Shooting Star)

Đặc điểm nhận dạng

Các đặc điểm nhận dạng của mô hình Shooting Star bao gồm:

  • Thân nến tăng hay giảm cũng được, không phải là yếu tố bắt buộc, nhưng thân nến phải nhỏ và thường nằm phía dưới của cây nên. Bởi vì mức giá đóng cửa và mở cửa gần nhau.
  • Bóng nến trên có kích thước ít nhất là gấp 2 lần thân nến.
  • Bóng nến dưới có thể có hoặc không, nếu có thì không được lớn hơn phần thân nến.

Một số yếu tố làm tăng độ tin cậy: Thân nến sao băng sẽ có độ uy tín cao hơn nếu mở cửa có khoảng nhảy (Gap trống) lên trên so với thân cây nến trước, cho thấy lực cầu hưng phấn mua đẩy giá cao ở cuối giai đoạn tăng giá.

Ý nghĩa của mô hình nến sao băng

Trước khi diễn ra cây nến sao băng thì xu hướng đang là tăng giá với bên mua chiếm ưu thế và đẩy giá lên mức cao. Tại thời điểm tạo thành nến sao băng, đầu phiên bên mua vẫn đang kiểm soát, giá được tiếp tục đẩy lên cao của xu hướng tăng trước đó. Nhưng sau đó lực chốt lời xuất hiện, lực bán mạnh xuống và kết quả là trước khi kết thúc nến, giá đã bị ép xuống và hình thành lên bóng nến trên dài, và giá đóng cửa sát với giá mở cửa đầu phiên. 

Cây nến Shooting Star hình thành như là một tín hiệu chối bỏ lực mua lên và bắt đầu có sự chiếm ưu thế của phe bán.

Tín hiệu đảo chiều giảm giá: Mô hình này thường là tín hiệu cảnh báo đảo chiều từ tăng sang giảm, đặc biệt khi xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh. Khi giá tăng mạnh, nhà đầu tư FOMO (Fear Of Missing Out) đổ tiền vào, nhưng khi gặp kháng cự mạnh, những nhà đầu tư này lại nhanh chóng chốt lời hoặc cắt lỗ, gây áp lực bán và đẩy giá xuống.

Điều kiện cần thiết để xác nhận tín hiệu:

Ý nghĩa của mô hình nến sao băng
Ý nghĩa của mô hình nến sao băng

Phân biệt nến sao băng Shooting Star với các mẫu nến búa ngược Inverted Hammer

Nhìn qua thì hai dạng nến Shooting Star và Inverted Hammer có cấu tạo rất giống nhau, đều là những cây nến có bóng nến trên dài, thân nến nhỏ và bóng nến dưới rất nhỏ. Nhưng sự khác nhau là hoàn cảnh xuất hiện của hai dạng nến này, nến búa ngược xuất hiện sau xu hướng giảm báo hiệu sắp đảo chiều tăng, còn mô hình nến sao băng xuất hiện sau xu hướng tăng báo hiệu khả năng đảo chiều giảm sắp tới.

Phân biệt hình nến sao băng Shooting Star với các mẫu nến búa ngược Inverted Hammer
Phân biệt nến sao băng Shooting Star với các mẫu nến búa ngược Inverted Hammer

Cách sử dụng mô hình nến sao băng trong đầu tư chứng khoán

Cách sử dụng mô hình Shooting Star

Vào lệnh bán khi xuất hiện mô hình nến sao băng: Nến sao băng thường xuất hiện sau nhịp tăng giá mạnh, vì thế nên quan sát kỹ và chờ đợi hoàn tất nến để xác định điểm vào lệnh.

Đặt lệnh dừng lỗ (Stop-loss): Đặt lệnh dừng lỗ trên đỉnh của bóng nến sao băng để giảm thiểu rủi ro khi thị trường không di chuyển theo kỳ vọng.

>> Xem thêm: Stop loss là gì? Vì sao bạn nên dùng lệnh này?

Xác định mục tiêu lợi nhuận (Take-profit): Điểm chốt lời có thể xác định trên hỗ trợ gần nhất, hoặc theo kỳ vọng, hoặc độ dài bằng 2 lần vùng cắt lỗ theo công thức 1TP=2SL.

Kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác: Kết hợp thêm MACD, RSI hoặc đường trung bình động để xác nhận xu hướng đảo chiều.

shooting star - Hình minh họa điểm bán Sell trên chỉ số phái sinh VN30
Hình minh họa điểm bán Sell trên chỉ số phái sinh VN30

Nhược điểm và hạn chế:

Tín hiệu giả: Vẫn có những khả năng xuất hiện tín hiệu giả của mô hình nến sao băng vì thị trường vốn biến động liên tục.

Cần kết hợp với các yếu tố khác: Mô hình nến sao băng chỉ là một phần của quá trình phân tích kỹ thuật, cần kết hợp với các yếu tố khác như tin tức, nền kinh tế v.v. để đưa ra quyết định cuối cùng.

Kết luận

Mô hình nến sao băng hay Shooting Star là một trong những tín hiệu giao dịch dựa trên biểu đồ kỹ thuật, và dựa trên diễn biến tâm lý thị trường. Tuy là chỉ báo có độ tin cậy khá cao, nhưng cũng chỉ là một chỉ báo để hỗ trợ cho quá trình giao dịch của nhà đầu tư. Vì thế, nhà đầu tư cần xem xét thật kỹ lưỡng các tín hiệu, kết hợp với xu hướng giá, cũng như những yếu tố bên ngoài, và nếu cần thiết hãy tham khảo thêm các ý kiến từ chuyên gia hoặc từ các nguồn thông tin đáng tin cậy.

Nhà đầu tư có thể học thêm về các chỉ báo quan trọng trong Phân tích kỹ thuật tại HscEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về kinh tế thị trường cũng như đầu tư chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Sơn Mai
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

mở tài khoản chứng khoán phái sinh

Cần bao nhiêu tiền để mở tài khoản chứng khoán phái sinh?

Mở tài khoản chứng khoán phái sinh Để tham gia giao dịch trên thị trường phái sinh, nhà đầu tư phải mở một tài khoản giao dịch tại một công ty...

Return on sales

ROS là chỉ số gì? Ứng dụng chỉ số ROS trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán việc phân tích các chỉ số tài chính là hết sức quan trọng, nó cung cấp cho nhà đầu tư các góc nhìn về hiệu...

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần là gì? 6 Yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Doanh thu thuần là gì? Các thành phần của doanh thu thuần Doanh thu thuần (Net revenue), hay còn gọi là doanh thu gộp, là số tiền thu được từ...