Làm thế nào để lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả? (Phần 2)

Ngày đăng: 29/10/2024 lượt xem

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là quá trình thiết lập và quản lý các mục tiêu tài chính của cá nhân thông qua việc theo dõi thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, và đầu tư một cách hợp lý. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết và các bước cụ thể xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả, từ đánh giá tình hình hiện tại, xác định mục tiêu cho đến việc lập ngân sách và theo dõi tiến trình. Mục tiêu chính là giúp thiết lập một hệ thống quản lý tài chính mạnh mẽ, dễ thực hiện và có thể duy trì trong dài hạn.

Các bước để lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân
Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

1. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại

Bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là đánh giá tình hình tài chính hiện tại. Điều này bao gồm việc xác định các yếu tố quan trọng như thu nhập, chi tiêu, tài sản và nợ:

Xác định thu nhập: Liệt kê tất cả các nguồn thu nhập chính và phụ, bao gồm lương, các khoản đầu tư, thu nhập từ kinh doanh, hay các nguồn thu nhập khác. Điều này mang lại cái nhìn tổng thể về tổng thu nhập hàng tháng hoặc hàng năm.

Xác định chi tiêu: Phân chia chi tiêu thành các loại chi phí cố định (như tiền nhà, tiền điện, nước, học phí) và chi phí biến đổi (như ăn uống, giải trí, mua sắm). Biết rõ những khoản chi của cá nhân và gia đình, tùy vào tình hình tài chính của bản thân mà có thể cắt giảm hoặc điều chỉnh các khoản chi cho phù hợp với mục tiêu tài chính.

Xác định tài sản và nợ: Tổng hợp giá trị tài sản hiện có như nhà cửa, ô tô, tiền mặt, và các khoản đầu tư. Đồng thời, liệt kê tất cả các khoản nợ, bao gồm nợ thẻ tín dụng, vay ngân hàng, hay các khoản vay cá nhân khác. Xác định được tài sản và nợ giúp tìm ra điểm xuất phát cho kế hoạch quản lý tài chính cá nhân.

2. Xác định mục tiêu tài chính cá nhân

Cần xác định được các mục tiêu tài chính dài hạn và ngắn hạn trong kế hoạch. Các bước trong lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn phải có tính thống nhất và nhắm hướng tới mục tiêu tài chính dài hạn. 

Mục tiêu ngắn hạn: Đây là những mục tiêu trong vài tháng đến dưới 3 năm, mục tiêu này chủ yếu tập trung vào mua sắm món đồ giá trị nào đó, tiết kiệm được khoản tiền nhất định hay để dành được quỹ cho những mục tiêu dài hạn. Chẳng hạn như mua sắm một món đồ có giá trị, tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc trả hết một khoản nợ nhỏ. 

Mục tiêu dài hạn: Những mục tiêu lớn hơn, thường kéo dài hơn 5 năm, như mua nhà, xe hơi hoặc chuẩn bị cho tuổi nghỉ hưu. Việc có mục tiêu dài hạn rõ ràng sẽ giúp bạn định hướng các quyết định tài chính hàng ngày một cách hiệu quả.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng các mục tiêu ngắn hạn phải hướng tới đạt được mục tiêu dài hạn. Ví dụ: mục tiêu dài hạn là 5 năm mua nhà 3 tỷ, nhưng các mục tiêu ngắn hạn là tiết kiệm để du lịch, mua sắm không có bất kỳ khoản nào trích ra để tiết kiệm hay đầu tư nhằm mua nhà trong 5 năm. Như vậy sẽ dẫn tới có kế hoạch quản lý tài chính, nhưng không bao giờ đạt được mục tiêu tài chính dài hạn.

>> Xem thêm: Làm thế nào để đạt được mục tiêu tài chính?

3. Lập ngân sách chi tiêu

Sau khi lập ra các mục tiêu tài chính, thì cần lập ngân sách chi tiêu, để theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch:

Xây dựng bảng ngân sách: Tạo một bảng chi tiết theo tháng hoặc quý để theo dõi thu chi. Điều này giúp dễ dàng kiểm soát các khoản chi tiêu không cần thiết và đảm bảo rằng kế hoạch đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu tài chính của cá nhân.

Phân bổ tài chính hợp lý: Phân bổ tiền vào các khoản mục với các mục đích chi tiêu khác nhau. Để dễ dàng hơn thì nên phân bổ theo một số nguyên tác tài chính nổi tiếng, như nguyên tắc 6 chiếc lọ của tác giả T. Harv Eker.  

4. Xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp

Để đảm bảo việc lập kế hoạch tài chính cá nhân đi đúng hướng, cần lập một quỹ phòng hộ để bảo vệ bản thân ra khỏi các rủi ro tài chính bất ngờ: 

Quỹ phòng hộ: Là số tiền dự trữ để đối phó với các tình huống không mong muốn như mất việc, ốm đau, sửa chữa nhà cửa, hay những khoản bắt buộc phải chi nhưng ngoài kế hoạch. Quỹ này sẽ bảo vệ bản thân tránh phải vay nợ trong những trường hợp khẩn cấp.

Xây dựng quỹ phòng hộ: Một số chuyên gia tài chính khuyên rằng nên có ít nhất 3-6 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ dự phòng khẩn cấp (đối với những kế hoạch tài chính hướng tới sự an toàn cao hơn, thì có thể lựa chọn 9 tháng). Số tiền này sẽ giúp vượt qua những thời kỳ khó khăn mà không ảnh hưởng đến các kế hoạch dài hạn.

5. Đầu tư và tiết kiệm

Đầu tư và tiết kiệm là chìa khóa để tạo ra sự tăng trưởng tài sản và đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai:

Xác định các kênh đầu tư an toàn và tiềm năng: Có nhiều kênh đầu tư an toàn và tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ mở, và bất động sản. Lựa chọn kênh đầu tư cần phù hợp với mục tiêu tài chính, thời gian đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro của cá nhân.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Giúp giảm thiểu rủi ro, vì các khoản đầu tư khác nhau có thể hoạt động khác nhau trong các tình huống kinh tế khác nhau. Việc đa dạng hóa đảm bảo rằng bạn không “đặt hết trứng vào một giỏ” và giữ cho tài sản của mình an toàn hơn.

>> Xem thêm: Các kênh đầu tư tối ưu nguồn lực tài chính

6. Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch

Cuối cùng, không có có gì đảm bảo thực thế sẽ đi đúng kế hoạch 100%, nên cần theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch nếu có nhiều thay đổi trong nguồn thu, chi hay tài sản. 

Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ: Kiểm tra kế hoạch tài chính của mình hàng tháng hoặc hàng quý để đảm bảo rằng mọi thứ đang hoạt động đúng như mong đợi, phát hiện sớm các vấn đề và điều chỉnh kịp thời.

Điều chỉnh kế hoạch: Dựa trên tình hình tài chính thực tế, có thể cần điều chỉnh mục tiêu, ngân sách, hoặc cách phân bổ tài sản. Việc này đảm bảo rằng kế hoạch tài chính cá nhân luôn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và các mục tiêu tài chính dài hạn.

Ví dụ: Do có cơ hội bất ngờ, nên công việc được tăng lương gấp đôi, lúc này cần điều chỉnh lại phân bổ tiền hàng tháng trong kế hoạch. Các quỹ tiết kiệm, đầu tư tăng nhanh hơn giúp đạt được mục tiêu dài hạn trong thời gian ngắn hơn. Nhưng nếu vẫn muốn giữ nguyên thời gian thực hiện kế hoạch, thì có thể nâng mục tiêu dài hạn lên. Tùy vào tình hình tài chính thay đổi và nhu cầu cá nhân mà điều chỉnh cho phù hợp.

Các công cụ hỗ trợ lập kế hoạch tài chính cá nhân

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân - Công nghệ có thể hỗ trợ quản lý mọi khía cạnh tài chính cá nhân
Công nghệ có thể hỗ trợ quản lý mọi khía cạnh tài chính cá nhân

Ứng dụng quản lý tài chính

Trong thời đại số, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và quản lý nó trở nên dễ dàng hơn nhờ các ứng dụng di động và công nghệ hiện đại. Những ứng dụng này giúp theo dõi thu nhập, chi tiêu và đầu tư một cách nhanh chóng và chính xác. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:

  • Money Lover: Đây là một trong những ứng dụng quản lý tài chính cá nhân phổ biến tại Việt Nam. Nó cho phép theo dõi thu nhập, chi tiêu, tạo ngân sách và lập kế hoạch tài chính. Tính năng nổi bật: Đồng bộ hóa với tài khoản ngân hàng và ví điện tử, tính năng nhắc nhở thanh toán hóa đơn, báo cáo chi tiết về tình hình tài chính cá nhân.
  • Misa MoneyKeeper: Ứng dụng này được phát triển bởi công ty MISA, một công ty công nghệ tại Việt Nam, cung cấp tính năng quản lý chi tiêu cá nhân và gia đình. Tính năng nổi bật: Theo dõi thu nhập và chi phí theo nhiều loại tiền tệ khác nhau, hỗ trợ lập kế hoạch tài chính và báo cáo chi tiêu.
  • HomeBudget: Đây là ứng dụng tập trung vào quản lý chi tiêu của cả gia đình, giúp dễ dàng theo dõi và phân tích các khoản thu chi. Tính năng nổi bật: Chia sẻ tài khoản giữa các thành viên trong gia đình, tính năng ghi nợ, và tạo báo cáo tài chính chi tiết.
  • PocketGuard: Ứng dụng này có thể tự động kết nối với các tài khoản ngân hàng và cung cấp thông tin về những khoản tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí hàng tháng. Tính năng nổi bật: Tự động phân loại chi tiêu, lập ngân sách, và nhắc nhở khi tài khoản sắp hết tiền.
  • Spendee: Spendee giúp quản lý tài chính bằng cách trực quan hóa các khoản chi tiêu. Nó phù hợp cho những người có nhu cầu theo dõi tài chính đơn giản và trực quan.Tính năng nổi bật: Tạo các ví chi tiêu riêng biệt cho nhiều nhu cầu khác nhau, đồng bộ hóa với tài khoản ngân hàng và ví điện tử, tích hợp cùng với gia đình hoặc bạn bè.

Tài liệu và mẫu kế hoạch

Sách tài chính cá nhân: Các cuốn sách như “Rich Dad, Poor Dad” của Robert Kiyosaki, “The Total Money Makeover” của Dave Ramsey, hay “Your Money or Your Life” của Vicki Robin giúp người đọc hiểu sâu về cách quản lý tiền bạc và lập kế hoạch tài chính hiệu quả.

Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân: Nhiều website tài chính cung cấp mẫu kế hoạch tài chính có sẵn, có thể tải về và điều chỉnh theo tình hình cá nhân. Các mẫu này thường bao gồm bảng ngân sách chi tiết, theo dõi chi tiêu, và công cụ tính toán đầu tư. Đơn giản nhất thì có thể sử dụng các mẫu kế hoạch tài chính sẵn có trên Google Trang tính…

Lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân
Mẫu kế hoạch tài chính sẵn có trong Thư viện mẫu của Google Trang tính

Khóa học trực tuyến: Hiện nay có nhiều khóa học trực tuyến về quản lý tài chính cá nhân, cung cấp kiến thức cơ bản đến nâng cao. Các nền tảng như HSCEdu, Coursera, Udemy, hay Skillshare đều có các khóa học từ các chuyên gia tài chính hàng đầu.

Tư vấn tài chính cá nhân: Mặc dù nhiều người có thể tự lập kế hoạch tài chính, nhưng đôi khi việc nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn tài chính lại là quyết định sáng suốt, đặc biệt là trong các tình huống phức tạp.

Khi nào nên tìm đến chuyên gia tư vấn tài chính: 

  • Kế hoạch tài chính phức tạp, bao gồm nhiều nguồn thu nhập, tài sản và nợ.
  • Đối mặt với những quyết định quan trọng như mua nhà, lập quỹ hưu trí, hay đầu tư vào lĩnh vực mới mà chưa hiểu rõ.
  • Cần lập một kế hoạch tiết kiệm và đầu tư hiệu quả hơn để đạt được các mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu sớm hoặc tài trợ học phí cho con cái.
  • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát nợ hoặc tìm kiếm các giải pháp đầu tư bền vững.

Lợi ích của chuyên gia tài chính: Một chuyên gia tài chính có thể cung cấp cái nhìn tổng quan, giúp nhà đầu tư nhận diện các rủi ro, tối ưu hóa thuế, và đưa ra các giải pháp đầu tư dài hạn. Họ cũng có thể giúp xây dựng kế hoạch nghỉ hưu hoặc tư vấn về các khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính cá nhân.

Kết luận

Một kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả giúp kiểm soát tốt hơn thu nhập và chi tiêu, tối ưu hóa các cơ hội đầu tư, luôn chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp, đảm bảo một tài chính ổn định cho tương lai. Việc bắt đầu lập kế hoạch tài chính cá nhân ngay từ hôm nay sẽ mang lại sự tự tin, bình an về mặt tài chính. Một bước nhỏ trong việc quản lý tài chính hôm nay sẽ mang lại sự ổn định về tài chính trong tương lai.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về lập kế hoạch tài chính cá nhân, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 1: Tại sao cần phải lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân?
Phần 3: Các ứng dụng quản lý thu nhập và chi tiêu tài chính cá nhân hiệu quả
Phần 4: Quản lý chi tiêu cá nhân: Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư?
Phần 5: Quản lý chi tiêu cá nhân: Cách quản lý nợ và tín dụng
Phần 6: 6 nguyên tắc bảo vệ tài chính cá nhân

Nguyễn Thị Vui
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Chỉ báo chứng khoán là gì? Các chỉ báo nhà đầu tư mới không nên bỏ qua

Chỉ báo chứng khoán là gì? Các chỉ báo nhà đầu tư mới không nên bỏ qua

Các chỉ báo chứng khoán là những công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư phân tích và dự đoán xu hướng thị trường. Đặc biệt đối với những người...

Khủng hoảng kinh tế là điều không mong muốn đối với tất cả quốc gia. Khủng hoảng sẽ để lại hậu quả nặng nề và lâu dài đối với sự phát triển của một đất nước.

Khủng hoảng kinh tế là gì? 5 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế là gì? Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng mà nền kinh tế của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc toàn cầu đột ngột...

đầu tư tăng trưởng

Đầu tư tăng trưởng là gì? – Stock Insight

Đầu tư tăng trưởng là gì? Đầu tư tăng trưởng là một chiến lược đầu tư tập trung vào việc tăng lên giá trị của tài sản của nhà đầu...