Kỹ thuật vào lệnh theo đà tăng xu hướng và ví dụ minh họa

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Xu hướng và vào lệnh theo đà tăng xu hướng

Thị trường tài chính nói chung và sản phẩm phái sinh nói riêng tồn tại xu hướng giá. Xu hướng giá được xác định khi giá liên tục tăng hoặc giảm trong một quãng thời gian quan sát.

Theo đó, giao dịch theo xu hướng sẽ thực hiện MUA khi giá bắt đầu tăng cao, và tiếp tục mua khi giá tăng cao cho đến khi xu hướng này chấm dứt.

Điều này cũng đúng trong trường hợp giao dịch bán khống, khi thực hiện bán cho đến khi xu hướng giảm giá kết thúc.

Xu hướng tăng kéo dài từ 2017 đến giữa 2018.

xu hướng và giao dịch theo xu hướng

 

Tuy nhiên, trong một giai đoạn tăng hay giảm của giá, giá sẽ không phải lúc nào cũng sẽ tăng theo một hướng. Nói cách khác, giá sẽ thực hiện các giai đoạn hồi kỹ thuật để tiếp tục đà tăng sau đó. Nguyên lý ẩn bên trong giai đoạn hồi kỹ thuật chính là sự thay thế dòng tiền.

Ví dụ: Trong một xu hướng tăng, một số nhà đầu tư Mua được khi xu hướng khởi đầu đã đạt được mục tiêu lợi nhuận và bán chốt lời. Điều này khiến cho giá giảm một vài bậc trước khi dòng tiền mới xuất hiện. Các nhịp giảm kỹ thuật chính là cơ hội để nhà đầu tư có điểm vào lệnh an toàn.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ kỹ thuật vào lệnh theo đà tăng xu hướng

Kỹ thuật vào lệnh theo đà tăng xu hướng (Pull-back trading) về bản chất là chiến thuật giao dịch theo xu hướng. Do đó, điều đầu tiên nhà đầu tư cần phải xác định được xu hướng và độ mạnh của xu hướng.

Ví dụ: Giá cắt lên đường trung bình di động cho tín hiệu xu hướng tăng (giá đang cao hơn giá trung bình của nhiều phiên trước đó).

Khi đã xác định được xu hướng tăng, nhà đầu tư cần phải dự đoán đâu là điểm giá sẽ thực hiện hồi kỹ thuật (pull-back). Áp dụng các công cụ xác định hỗ trợ và kháng cự cùng với mẫu hình giá hình nến Nhật Bản là một trong những phương pháp hiệu quả để xác định.

Sau khi xác định được giá đã hoàn thành phục hồi kỹ thuật, điểm vào lệnh theo đà tăng xu hướng thường sát thời điểm giá bật lên trở về xu hướng ban đầu.

 

Bài toán ví dụ

sử dụng các công cụ hỗ trợ kỹ thuật vào lệnh theo đà tăng xu hướng

 

Đồ thị VNindex, từ 2017 đến 07.2018

Bước 1:

Sau khi giá cắt lên đường MA50, cho xu hướng tăng trung hạn. Nhà đầu tư theo xu hướng có thể bắt đầu quan sát và áp dụng chiến lược vào lệnh theo đà tăng xu hướng.

Bước 2: Entry 1

Giá sau giai đoạn tăng đã có nhịp quay trở lại đường hỗ trợ MA50. Lúc này giá thực hiện hồi kỹ thuật và kiểm tra lại ngưỡng kháng cự. Nếu giá vượt lên đường hỗ trợ này, nhà đầu tư có thể bắt đầu vào lệnh giao dịch với 1/3 khối lượng.

Bước 3: Entry 2

Giá tiếp tục kiểm tra thêm đường hỗ trợ bộc lộ điểm vào thứ 2. Nhà đầu tư có thể tiếp tục vào lệnh MUA với 1/3 hoặc toàn khối lượng giao dịch.

Bước 4: Entry 3

Thường trong một xu hướng trung hạn, giá ít khi thực hiện kiểm tra hỗ trợ quá 3 nhịp. Do vậy, nhịp tăng thứ 3, nhà đầu tư có thể quan sát hoặc vào nốt 1/3 khối lượng còn lại. Điều này tùy thuộc vào điều kiện thị trường thời điểm quan sát.

Bước 5: Đóng vị thế

Sau khi giá thực hiện cắt xuống đường hỗ trợ trung hạn MA50, xu hướng tăng của giá đã hết. Lúc này, nhà đầu tư có thể thực hiện đóng toàn bộ vị thế của mình.

Để tham gia học đầu tư chứng khoán online, miễn phí, nhà đầu tư vui lòng liên hệ:

    • ​Hotline: (84 28) 38 233 298
    • Email: support@hsc.com.vn

Mở tài khoản online chứng khoán HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật  tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

-roce-la-gi

ROCE là gì? Những điều cần lưu ý khi xem xét chỉ số này

ROCE (Return on Capital Employed) – một chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để đánh giá hiệu suất tài chính của các công ty. Một công cụ...

Chứng quyền và chiến lược đầu tư: Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận?

Chứng quyền và chiến lược đầu tư: Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận? (Phần 2)

Chứng quyền được ví như “con dao hai lưỡi”, đem đến cơ hội kiếm lời lớn nhờ vào đòn bẩy tài chính cao, nhưng cũng kèm theo những rủi ro...

lệnh LO là gì

Lệnh LO là gì? 4 Điều cần lưu ý để đặt lệnh LO hiệu quả

Lệnh LO (Limit Order) là một trong những công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư kiểm soát giá mua hoặc bán cổ phiếu trong giao dịch chứng khoán. Hiểu...