Khủng hoảng kinh tế là gì? 5 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng

Ngày đăng: 14/03/2023 lượt xem

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng mà nền kinh tế của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc toàn cầu đột ngột suy thoái và suy giảm trầm trọng trong một khoảng thời gian kéo dài. Trong giai đoạn khủng hoảng, lòng tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư giảm đi, dẫn đến đóng cửa của nhiều doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Biểu hiện cụ thể của khủng hoảng kinh tế bao gồm:

  1. Tăng cao tỷ lệ thất nghiệp.
  2. Giảm mạnh của GDP.
  3. Thu hẹp tín dụng và tăng cao nợ xấu.
  4. Khó khăn và thu hẹp nguồn vốn trong hệ thống tài chính.
  5. Các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá hối đoái biến động mạnh và khó kiểm soát.
  6. Các thị trường quan trọng như thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán có thể bước vào giai đoạn căng thẳng hoặc suy thoái.
  7. Sự giảm sút mạnh mẽ của lòng tin từ người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư, cũng như tổ chức quốc tế.

Khủng hoảng kinh tế là một thời kỳ khó khăn và đòi hỏi sự can thiệp và quản lý cẩn thận từ chính phủ và các bên liên quan để hồi phục và ổn định nền kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế là nỗi sợ của tất cả quốc gia
Khủng hoảng kinh tế là nỗi sợ của tất cả quốc gia

5 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính (Financial Crisis) là khi giá trị của các tài sản giảm mạnh kéo theo người tiêu dùng và doanh nghiệp mất đi khả năng thanh toán. Khủng hoảng tài chính gây ra khủng hoảng của hệ thống ngân hàng, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, từ đó kéo theo khủng hoảng kinh tế. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính có thể kể đến như:

  • Các ngân hàng thương mại không có khả năng trả lại được tiền gửi của người gửi tiền.
  • Những người đi vay không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay của ngân hàng.
  • Chính phủ bỏ tỷ giá hối đoái cố định.
  • Những yếu kém của hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng trong nước.
  • Các cơ quan giám sát kém.

Lạm phát

Lạm phát là hiện tượng mà giá của hàng hóa và dịch vụ tăng liên tục theo thời gian khiến sức mua của đồng tiền giảm. Với cùng một số tiền, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn so với thời gian trước đó. Lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế theo hướng tích cực và tiêu cực.

Tác động tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế là sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền và sự không chắc chắn về lạm phát trong tương lai có thể không khuyến khích các quyết định đầu tư và tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng nhanh, sự khan hiếm hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng trong thời gian tới. Nếu tăng trưởng kinh tế thấp mà tỷ lệ lạm phát cao thì khủng hoảng kinh tế là điều khó tránh khỏi.

Giảm chi tiêu cá nhân

Lúc người tiêu dùng lo lắng về tình trạng của nền kinh tế, họ sẽ giảm chi tiêu và tiết kiệm nhiều nhất có thể. Cắt giảm chi tiêu cũng đồng nghĩa nền kinh tế phát triển chậm lại, và là một yếu tố góp phần tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Biến động thị trường chứng khoán

Nếu thị trường chứng khoán có biến động, giá cổ phiếu giảm, các nhà đầu tư thường khó ra quyết định đầu tư vào các doanh nghiệp. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ là dấu hiệu cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế đang suy giảm, dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Bong bóng kinh tế

Những bong bóng kinh tế kéo theo một số tiền lớn đổ vào đầu tư, khiến thị trường biến động mạnh. Khi bong bóng vỡ, lợi nhuận ảo trên giấy tờ sẽ biến mất, làm thất thoát tài sản của các cá nhân và tổ chức, tạo ra nhiều khoản nợ xấu và tác động đến nền kinh tế.

Khủng hoảng xảy ra đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Khủng hoảng xảy ra đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Hậu quả khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế khiến các công ty phá sản vì sản xuất đình trệ, không thể thanh toán các khoản vay nợ đến hạn, cũng như phải cắt giảm lao động để cân đối chi tiêu. Từ đó tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đời sống người lao động gặp khó khăn về mọi mặt. Khủng hoảng kinh tế còn tạo ra ra một xã hội bất ổn, lạm phát tăng phi mã, tạo thành một vòng xoáy mà một đất nước có thể phải mất nhiều năm để thoát ra.

Khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, chất lượng cuộc sống của người dân giảm mạnh. Thậm chí, có nơi người lao động không thể có được những nhu cầu căn bản như thức ăn, nơi ở bởi vì thu nhập eo hẹp còn mức sống đắt đỏ. Nghèo đói hay tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kéo theo tệ nạn và bạo lực, đặc biệt là những người dễ tổn thương trong xã hội.

Nếu đất nước rơi vào vũng lầy kinh tế, người dân có thể di cư hàng loạt đến những đất nước khác để có điều kiện sống tốt hơn. Việc di cư ồ ạt cũng gây ra khủng hoảng di cư và khiến cho các nước khác gặp nhiều vấn đề xã hội.

Vì toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng nên quan hệ hợp tác của các quốc gia ngày càng chặt chẽ trên mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế. Khi một đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế thì những đất nước khác trong khu vực ít nhiều cũng phải chịu ảnh hưởng. Đặc biệt, đối với những cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như Mỹ hay Trung Quốc, nếu nền kinh tế suy thoái thì sẽ tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Lời kết

Qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ về khủng hoảng kinh tế. Thường xuyên cập nhật các bài viết mới, bài viết mới trên Stock Insight để ra quyết định đầu tư phù hợp cho danh mục nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

đầu tư chứng khoán

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu

Đầu tư chứng khoán có thể là một cơ hội hấp dẫn để xây dựng tài sản cá nhân, nhưng đối với người mới, nó có thể trở nên phức...

vốn hóa là gì

Vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) đại diện cho nguồn vốn mà các chủ doanh nghiệp, cổ đông, và thành viên đóng góp vào...

mô hình vai đầu vai

Mô hình Vai Đầu Vai là gì? Ứng dụng trong giao dịch cổ phiếu

Mô hình Vai Đầu Vai là đại diện cho một phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực giao dịch cổ phiếu. Giao dịch dựa trên mô...