Khi nào bùng nổ theo đà xuất hiện? Những dấu hiệu cần chú ý

Ngày đăng: 05/12/2024 lượt xem

Trên thị trường chứng khoán, bất cứ nhà đầu tư nào tham gia trên thị trường đều mong muốn mua xong cổ phiếu là tăng liền trong thời gian ngắn, muốn bắt đúng đáy và bán đúng đỉnh. Tuy nhiên thực tế rất chông gai, làm sao để biết được thị trường đủ an toàn để tự tin giải ngân diện rộng, hay tất cả các cổ phiếu đều ở thế sẵn sàng muốn lên, đặc biệt khi thị trường liên tục giảm giá như đoạn covid bùng nổ thời điểm cuối tháng 3/2020, đoạn thị trường kết thúc downtrend vào tháng 11/2022 và hình thành xu hướng lên.

Vậy làm sao để timing đúng nhịp. Hãy cùng Stock Insight tìm hiểu về cụm từ “bùng nổ theo đà”, các dấu hiệu để nhận biết và chiến lược giao dịch như nào là hợp lý.

Bùng nổ theo đà là gì?

Bùng nổ theo đà (FTD- follow through day) là một thuật ngữ dùng để xác nhận đáy lớn của thị trường chung được William O’Neil giới thiệu trong cuốn sách nổi tiếng “ Làm giàu từ chứng khoán”. Theo ông, để kết thúc một xu hướng giảm lớn và chuẩn bị vào xu hướng tăng mới, nhà đầu tư cần quan sát các tín hiệu “ngày bùng nổ theo đà”. Bởi vì theo ông, sẽ không có xu hướng tăng nào bắt đầu mà không có sự xuất hiện của một “ngày bùng nổ theo đà” 

Những dấu hiệu để nhận biết bùng nổ theo đà

Góc độ quan sát: Là toàn thị trường chung chứ không phải từng cổ phiếu riêng lẻ. Và quan sát tại thị trường chứng khoán Việt Nam thì sẽ quan sát trên bộ chỉ số VNIndex. 

Sau nhiều phiên thị trường giảm với biên độ lớn kèm theo khối lượng thì xuất hiện một phiên washout với thanh khoản lớn (giá hồi mạnh trở lại) thì bắt đầu quan sát chờ tín hiệu đầu tiên.

Tín hiệu thứ 2: Thị trường giảm áp lực bán nhưng biên độ giao dịch còn lớn và kết phiên hầu hết quanh mức tham chiếu hoặc biến động nhẹ của hầu hết nhóm cổ phiếu. 

Tín hiệu thứ 3: Tìm kiếm và đếm ngày nỗ lực hồi phục. Quan sát từng biến động nhỏ nhất hình thành nhiều mẫu hình đảo chiều nhỏ với biên độ bắt đầu được nén trở lại và khối lượng giao dịch thấp dần. 

Tín hiệu thứ 4: Xung lực giá cổ phiếu bắt đầu mạnh lên đặc biệt mạnh từ đầu phiên và có nhiệt độ lan tỏa mạnh sang hầu hết các nhóm cổ phiếu trên thị trường. 

→ FTD xuất hiện thông thường vào ngày thứ 3, và phổ biến xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 nhưng đôi khi xuất hiện chậm hơn. Với các dấu hiệu dễ nhận thấy: 

  • Khối lượng tăng đột biến 
  • Sắc xanh lan tỏa với biên độ của thị trường chung trên 2%, và các mã cổ phiếu mang yếu tố thị trường tăng 4-5% 
  • Phải là phiên mạnh mẽ, dòng tiền lan tỏa thật mạnh ở hầu hết nhóm ngành và cổ phiếu với chiều mua hoàn toàn áp đảo. Đi đầu là nhóm vốn hóa lớn đặc biệt là cổ phiếu trong VN30 → lan sang midcap → smallcap.

Lưu ý: Sau khi tín hiệu thứ 4 về FTD xuất hiện nhà đầu tư cần quan sát tiếp tục 4-5 phiên sau đó nếu thị trường chung xuất hiện phiên giảm trên 1% và số đông cổ phiếu trên sàn giảm trở về đáy thì khả năng cao FTD sẽ thất bại.

Chiến lược giao dịch bùng nổ theo đà

Nhà đầu tư không nên lầm tưởng FTD là giá phải tăng và kéo mạnh mẽ mà FOMO bất chấp các vị thế mua giá cao. Theo thống kê có tới ⅓ nhịp FTD thất bại, nên nhà đầu tư hạn chế mua tại phiên FTD vì sau khi FTD được thiết lập thì các phiên sau đó thị trường luôn chậm lại giúp nhà đầu tư tìm cơ hội nên cần có chiến lược GIẢI NGÂN TỪNG PHẦNQUẢN TRỊ RỦI RO

Chiến lược chọn cổ phiếu: 

  • Cổ phiếu có thanh khoản tốt và mang tính tiên phong, dẫn dắt tâm lý. Ưu tiên nhóm cổ phiếu dẫn dắt tâm lý. 
  • Cổ phiếu vẫn có yếu tố cơ bản, tin tức hỗ trợ.
  • Kết hợp nhiều mẫu hình giá + nến + chỉ báo.  

Lưu ý khi giao dịch theo bùng nổ theo đà

FTD là chuỗi các phiên thị trường giao dịch rất sôi động và nhà đầu tư dễ dàng FOMO theo tâm lý đám đông, do đó, sự linh động, chủ động và đôi khi cần có sự cảnh giác để điều chỉnh chiến lược giao dịch dựa trên tình hình và diễn biến cụ thể của cổ phiếu mà nhà đầu tư nắm giữ từ đó quản trị thật chặt rủi ro và tối ưu nhất các vị thế trên tài khoản. 

Ví dụ ở trên đồ thị VNIndex 

Ở đồ thị dưới đây kết hợp các chỉ báo kỹ thuật như MACD, cụm nến, MA20 MA50 MA100 MA200 cho thấy những tín hiệu đã nêu ra ở trên.

Khi histogram được thu hẹp, đường MACD cắt lên đường signal kèm theo giá tăng diện rộng, thanh khoản tăng cao tạo ra nhịp FTD thành công.

Điểm mua được hình thành bởi các nhịp chững lại của thị trường và đường giá ngắn hạn quay lại mức MA20 (tín hiệu giao dịch ngắn hạn). 

→ Nhà đầu tư xem thêm tín hiệu về chỉ báo MACD Histogram và MA. 

Đây là thời điểm diễn ra Covid 19 khiến VNIndex rơi vào trạng thái giảm giá mạnh với khối lượng giao dịch rất lớn. Sau đó chững lại tạo thành cụm đáy với biên độ ngày càng thu hẹp.

Phiên 01.04.2020 bùng nổ giá tăng mạnh kèm theo thanh khoản, VNIndex tăng hơn 4% và xung quanh các mã đều ghi nhận giá trần rất nhiều. Và đây cũng là lúc cụm từ “Bùng nổ theo đà– FTD” tiếp cận rộng rãi đến các nhà đầu tư. 

bùng nổ theo đà - Biểu đồ Vnindex giai đoạn tạo đáy cho uptrend lớn
Hình 1: Biểu đồ Vnindex giai đoạn tạo đáy cho uptrend lớn khoảng thời gian tháng 4.2020 tới tháng 1.2022

Giai đoạn thị trường tạo đáy lớn kết thúc downtrend từ đỉnh 1500 điểm được thiết lập đầu năm 2022 được bắt đầu bằng một phiên washout khi đầu phiên giảm hơn 4% so với nến đóng cửa phiên trước và cuối phiên hồi mạnh 3.8%. Biên độ giá giao dịch trong phiên này rất lớn (16/11/2022). 

Tuy nhiên có thể thấy FTD này rất nhẹ nhàng và với xung lực không mạnh khi mà giảm không quá gấp → dễ dàng tìm điểm mua hơn so với ví dụ trước. 

Xem minh họa trực quan trên HSC ONE

bùng nổ theo đà là gì - Đồ thị VNIndex giai đoạn tạo đáy
Hình 2: Đồ thị VNIndex giai đoạn tạo đáy tháng 11.2022

Trường hợp FTD thất bại: Phiên tăng điểm đầu tiên thỏa tiêu chí về khối lượng và giá (17/05/2022) các tín hiệu khác đều rất uy tín. Tuy nhiên, sau quá trình tích lũy chưa đủ kèm xung lực chưa mạnh và yếu tố thị trường như quả bom trái phiếu lập tức ngay sau đó phủ nhận chuỗi FTD bằng phiên giảm điểm trên 2% (13/06/2022).

→ Như vậy, cơ hội trading vẫn có nhưng không dành cho tất cả mà sẽ chọn lọc theo từng phân lớp cổ phiếu. Đòi hỏi nhà đầu tư cần nên trang bị cho mình đầy đủ kinh nghiệm thực chiến để quản trị thật tốt cảm xúc và vị thế trên thị trường. 

phiên bùng nổ theo đà - Đồ thị VNIndex giai đoạn tháng 5.2022 chững đà giảm và sau đó vào nhịp giảm mới 
Hình 3: Đồ thị VNIndex giai đoạn tháng 5.2022 chững đà giảm và sau đó vào nhịp giảm mới

Kết luận

Bùng nổ theo đà – FTD là một trong những nhịp sóng rất tốt mang lại hiệu suất lợi nhuận khá cao tuy nhiên trước khi xảy ra FTD thì là quá trình giảm giá rất dài, tâm lý rất chán nản và hầu như không muốn quan sát diễn biến giá nữa, không phải nhà đầu tư nào cũng đủ kinh nghiệm thoát được nhịp giảm đó để chờ FTD. 

Nếu quản trị rủi ro không chặt chẽ thì trước khi FTD xảy ra thì tài khoản đã bị bào mòn và không còn sức mua (đặc biệt nhà đầu tư nào sử dụng margin).

Như vậy, bám theo sóng FTD không phải là chiến lược dành cho tất cả nhà đầu tư tham gia trên thị trường mà dành cho những nhà đầu quản trị tốt tài khoản, cân đối được dòng tiền và có chiến lược giao dịch hợp lý. 

Mong là ở bài viết này, giúp nhà đầu tư nắm bắt được thêm các kiến thức bổ ích để hỗ trợ cho việc đầu tư của mình. Xem thêm các bài viết khác tại Stock Insight.

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Bảng cân đối kế toán là bức tranh thể hiện tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán là gì? Cách lập bảng cân đối kế toán theo mẫu mới nhất

Bảng cân đối kế toán là gì? Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) là một trong ba báo cáo tài chính chính của một doanh nghiệp, cùng với báo...

Cổ phiếu Midcap là gì?

Cổ phiếu Midcap là gì? Danh sách mã cổ phiếu Midcap hiện nay

Nếu như cổ phiếu Bluechip và cổ phiếu Penny thường sẽ đối lập nhau về mức độ rủi ro khi đầu tư thì cổ phiếu Midcap là nhóm cổ phiếu...

gross margin là gì

Gross Margin là gì? Ý nghĩa và cách tính biên lợi nhuận gộp 2023

Gross Margin là gì? Gross Margin (biên lợi nhuận gộp) là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản...