Fibonacci là gì? Cách sử dụng trong giao dịch chứng khoán

Ngày đăng: 04/01/2023 lượt xem

 

Fibonacci là gì
Fibonacci là gì? Cách sử dụng dãy fibonacci để chốt lời chủ động

Fibonacci trong chứng khoán là gì?

Fibonacci là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật chứng khoán có nguồn gốc từ một lý thuyết toán học của Leonardo Fibonacci sống ở thế kỷ 12. Theo lý thuyết này, Fibonacci là một chuỗi các chữ số, bắt đầu là 0 và 1, các số phía sau là tổng 2 số đứng liền trước.

Trông dãy số như thế này: 0, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610…

Từ dãy số này, người ta chia các số trong dãy số cho nhau và phát hiện ra các tỷ lệ: 161.8% (là tỷ lệ vàng), 23.6%, 38.2%, 61.8%. Các tỷ lệ này một cách tình cờ rất phổ biến trong tự nhiên và người ta nghĩ rằng nó là các mức nổi bật trong giao dịch & phân tích kỹ thuật.

Ý nghĩa của chỉ báo Fibonacci

Dưới đây là ý nghĩa chính của chỉ báo Fibonacci:

  1. Xác định Hỗ trợ và Kháng cự: giúp xác định vùng giá có thể xuất hiện hỗ trợ và kháng cự. Nhà giao dịch thường tìm các điểm mua gần mức hỗ trợ và đặt lệnh bán hoặc chốt lời khi giá gần các mức kháng cự.
  2. Tạo Tự tin cho Quyết định Giao dịch: cung cấp một hệ thống cụ thể để xác định các vùng giá quan trọng, giúp nhà giao dịch đưa ra quyết định dựa trên phân tích kỹ thuật chính xác.
  3. Hỗ trợ Quản lý Rủi ro: được sử dụng để đặt lệnh dừng lỗ và xác định tỷ lệ rủi ro-toàn bộ. Điều này giúp quản lý rủi ro và bảo vệ vốn đầu tư.
  4. Phân tích Điểm Vào và Ra: cung cấp các điểm tiềm năng để vào và ra khỏi thị trường. Nhà giao dịch thường sử dụng chúng để định vị các điểm mua và bán tiềm năng.

3 Loại Fibonacci chính trong đầu tư

Fibonacci retracement (Fibonacci thoái lui)

Fibonacci retracement (Fibonacci thoái lui) là một công cụ hữu ích để dự đoán các điểm đảo chiều trong biểu đồ giá. Đợt thoái lui thường là sự điều chỉnh tạm thời của giá, giữ nguyên xu hướng chính.

Công cụ này sử dụng các tỷ lệ Fibonacci như 38.2%, 50%, và 61.8% để đo lường mức độ điều chỉnh của giá theo đợt sóng tăng gần nhất. Trong một xu hướng tăng, giá thường không điều chỉnh quá 2/3 của đợt tăng trước đó, giá sẽ hiếm khi điều chỉnh quá thang Fibonacci 61.8%. Người giao dịch có thể tận dụng công cụ này để xác định vùng đảo chiều tiềm năng và quyết định điểm mua.

fibonacci thoái lui - retracement

Việc vẽ Fibonacci Retracement khá đơn giản. Chọn điểm khỏi đầu là đỉnh của đợt tăng và điểm kết thúc là chân của đợt tăng. Các tỷ lệ Fibo sẽ hiển thị trên biểu đồ, giúp theo dõi mức điều chỉnh của giá. Tuy nhiên, việc giá về các vùng đảo chiều không đồng nghĩa với việc giá sẽ tự động đảo chiều, đây chỉ là những vùng tiềm năng để quan sát.

Như ở ví dụ bên dưới, việc giá điều chỉnh về Fibonacci 61.8% & tích lũy quanh khu vực này, sau đó MACD cắt lên trên đường tín hiệu, RSI cắt lên 50 và đi kèm với khối lượng mở ra điểm mua trong ngắn hạn.

Sử dụng Fibonacci Retracement

Fibonacci fans (Fibonacci quạt)

Fibonacci Fans, hay còn gọi là Fibonacci Quạt, là một công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng trong giao dịch chứng khoán và thị trường tài chính. Nó dựa trên dãy số Fibonacci và được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng trên biểu đồ giá.

Cụ thể, Fibonacci Fans sử dụng các mức Fibo quan trọng như 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, và 100% để tạo ra một quạt hoặc các đường chéo trên biểu đồ giá. Các đường này giúp nhà giao dịch xác định các mức giá tiềm năng mà giá có thể gặp khó khăn (kháng cự) hoặc tìm được hỗ trợ.

fibonacci fans

Công cụ này hoạt động như sau:

  1. Chọn đỉnh và đáy: Đầu tiên, bạn cần xác định một đỉnh (peak) và một đáy (trough) trên biểu đồ giá của một tài sản cụ thể. Đỉnh là mức giá cao nhất trong một thời kỳ, trong khi đáy là mức giá thấp nhất trong cùng một thời kỳ.
  2. Áp dụng Fibonacci Fans: Bạn sẽ áp dụng Fibonacci Fans từ đáy đến đỉnh hoặc từ đỉnh đến đáy, tùy theo chiều xu hướng bạn muốn xác định.
  3. Xác định mức hỗ trợ và kháng cự: Các đường chéo sẽ tạo ra các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng trên biểu đồ. Nhà giao dịch sẽ sử dụng các mức này để đưa ra quyết định mua hoặc bán tùy thuộc vào vị trí của giá so với các đường chéo này. Đối với Fibonacci Fans, các đường chéo có thể hoạt động như các “đường xác định” cho việc xác định các điểm mua và bán.

Fibonacci arc (Fibonacci vòng cung)

Fibonacci Arc, hay Fibonacci Vòng Cung, dựa trên dãy số Fibonacci và được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng trên biểu đồ giá, tương tự như Fibonacci Fans và Fibonacci Retracement.

Cụ thể, Fibonacci Arc sử dụng các mức Fibonacci quan trọng như 38.2%, 50%, và 61.8% để tạo ra một loạt vòng cung trên biểu đồ giá. Các vòng cung này giúp nhà giao dịch xác định các mức giá tiềm năng mà giá có thể gặp khó khăn (kháng cự) hoặc tìm được hỗ trợ.

Fibonacci vong cung

Áp dụng Fibonacci để xác định điểm chốt lời

Điểm mạnh của công cụ Fibonacci chính là khả năng dự đoán các ngưỡng có thể xảy ra các điểm đảo chiều trong một xu hướng vận động của giá. Chỉ cần 02 điểm, đỉnh và đáy việc xác lập một kịch bản vận động của xu hướng giá tương lại được xây dựng khá cụ thể và rõ ràng.

Cách sử dụng công cụ này cũng rất đơn giản bằng cách nhấp giữ chuột từ đỉnh cao và kéo thả tại vùng đáy được giả định là vùng giá sẽ hồi phục từ đây đi lên.

cách sử dụng fibonacci để tìm điểm chốt lời

Trong trường hợp của cổ phiếu PPC, sau khi xác định vùng đỉnh tại giá 21k vào thời điểm đầu năm 2018 và dự đoán đáy đang hình thành tại vùng 15k thì một kịch bản với các ngưỡng kháng cự được thiết lập. Trong đó, các ngưỡng kháng cự tại các mức Fibo 38,2%, 50%, 61,8%, 100% là các mức giá mà tại đó khả năng đảo chiều giảm có thể sẽ xảy ra với giá của PPC.

Với kịch bản này, các ngưỡng Fibo được xác định như các ngưỡng kháng cự tiềm năng và dựa theo đó là các ngưỡng giá để có thể chốt lời. Quan sát diễn biến giá của cổ phiếu PPC, có thể thấy được sự vận động rất sát giữa đường giá và các ngưỡng Fibo.

Như vậy, sau mỗi nhịp tăng, giá có thể đảo chiều giảm và hướng trở lại các ngưỡng kháng cự gần nhất mà vừa vượt qua và hiện trở thành ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn.

Nếu tận dụng các nhịp điều chỉnh, nhà đầu tư sẽ rất chủ động với việc mua và chốt lời và tiếp tục chu kỳ này khi vùng đáy lại xuất hiện. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm nhà đầu tư có chiến lược giao dịch bám theo xu hướng.

Một quy luật được đúc kết cho thấy rằng, các ngưỡng Fibo càng lớn càng tiềm ẩn rủi ro đảo chiều mạnh hơn và thậm chí là khiến xu hướng giá tăng bị bẻ gẫy. Với đồ thị cập nhật cho PPC ngưỡng kháng cự tương lai tiếp theo sẽ là kháng cự tạo bởi Fibo 100%, tương đương vùng đỉnh cũ đầu năm 2018.

Theo đó, mức giá 21k có thể sẽ là vùng chốt lời mạnh tiếp theo của nhà đầu tư trong tương lai và chờ đón một nhịp điều chỉnh mới để đánh giá lại cơ hội cho nhịp đầu tư khác với PPC hoặc chuyển sang các cơ hội với cổ phiếu khác có dư địa tăng giá hấp dẫn hơn.

Lưu ý quan trọng

Các công cụ Fibonacci được đánh giá có khả năng dự đoán hành vi thị trường với tỉ lệ thành công lên đến 70%, đặc biệt là khi áp dụng cho mức giá cụ thể. Tuy nhiên, có quan điểm rằng tính toán nhiều mức thoái lui có thể tốn thời gian và khó sử dụng.

Nhược điểm lớn của phương pháp Fibonacci là sự phức tạp trong việc đọc kết quả, dẫn đến việc nhiều nhà giao dịch khó hiểu rõ chúng. Do đó, không nên hoàn toàn dựa vào các mức Fibonacci làm mức hỗ trợ và kháng cự. Thực tế, chúng có thể coi là một “khung” thoải mái về mặt tâm lý và một cách để nhìn vào biểu đồ.

Mặc dù có sự ảnh hưởng từ các nghiên cứu Fibonacci trong cộng đồng giao dịch, nhưng chúng không phải là giải pháp kỳ diệu. Cần lưu ý rằng chúng được tạo ra bởi con người nhằm giảm bớt sự không chắc chắn. Do đó, không nên sử dụng chúng như là cơ sở duy nhất cho quyết định giao dịch. Các nhà giao dịch nên hiểu rõ nhu cầu thị trường thực sự và không phụ thuộc quá mức vào các công cụ Fibonacci để tránh rủi ro không cần thiết.

Kết luận

Như vậy, với công cụ Fibonacci nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong việc lên kế hoạch mua và bán chốt lời. Đây là lợi thế rất lớn khi tham gia đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đặc biệt là trong các giao dịch ngắn hạn với tần suất liên tục.

>> Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về công cụ Fibonacci và các chỉ báo trong Phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể tham gia khóa học Xây dựng chiến lược giao dịch ngắn hạn hiệu quả tại HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán online miễn phí, dành riêng cho khách hàng có tài khoản đầu tư chứng khoán tại HSC.

Bài viết cùng chuyên mục

Chứng khoán phái sinh là gì? Những quy định về đầu tư chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là gì? Những quy định về đầu tư chứng khoán phái sinh (Phần 1)

Thị trường chứng khoán phái sinh (CKPS) tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển đáng kể kể từ khi ra mắt vào năm 2017. Với sự đa dạng...

All in là gì

All in (Tất tay) là gì trong chứng khoán? 05 lưu ý cần cân nhắc trước khi all in tài khoản

  All in là gì All in là gì trong đầu tư chứng khoán? All in (hay còn được gọi là “tất tay”) là một chiến lược đầu tư tập...

Hành trình của nhà đầu tư chứng khoán: Giai đoạn đầu tiên (Phần 1)

Hành trình của nhà đầu tư chứng khoán: Giai đoạn đầu tiên (Phần 1)

Khi bắt đầu hành trình vào thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư mới thường đối mặt với thách thức lớn: xác suất thành công không cao. Nguyên nhân...