Cổ phiếu OTC là gì? Ưu và nhược điểm của cổ phiếu OTC

Ngày đăng: 14/03/2023 lượt xem

Cổ phiếu OTC là gì?

Cổ phiếu OTC (Over The Counter) là các cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chính thức, mà thay vào đó được giao dịch trên các thị trường không chính thức, bao gồm các quầy giao dịch không qua trung tâm trao đổi chứng khoán chính thức của các công ty phát hành cổ phiếu, ngân hàng hoặc các công ty chứng khoán.

Phương thức giao dịch chủ yếu đối với cổ phiếu OTC mua bán trực tiếp theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán“. Giá của cổ phiếu OTC không được công khai và không được niêm yết cố định trên sàn. Rủi ro cao cũng đồng nghĩa là cơ hội mang lại lợi nhuận rất lớn.

Cổ phiếu OTC có tên tiếng Anh là Over The Counter
Cổ phiếu OTC có tên tiếng Anh là Over The Counter

Phân loại cổ phiếu OTC

Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi còn được gọi là cổ phiếu hạn chế. Đây là cổ phiếu thường được chỉ bán cho nhân viên của công ty trước khi được chính thức lên sàn. Loại cổ phiếu này có đặc trưng là hạn chế quyền chuyển nhượng. Thông thường, giá cổ phiếu ưu đãi thấp hơn so với các loại cổ phiếu khác. Sau thời gian hạn chế chuyển nhượng thì người sở hữu có thể chuyển nhượng cho người khác hay bán lại cho công ty. Cổ phiếu ưu đãi phù hợp với những nhà đầu tư có kinh phí lớn và dự định đầu tư lâu dài, vì lợi nhuận thu về sẽ khá cao.

Cổ phiếu ủy thác

Các công ty có thể nhờ công ty chứng khoán làm đại diện phát hành, thay mặt nhà đầu tư tổ chức đấu giá. Sau khi đấu giá xong, nhà đầu tư sẽ phải trả cho công ty chứng khoán một khoản tiền phí ủy thác, từ 1 đến 2%. Khi mua bán cổ phiếu ủy thác, người mua và người bán sẽ gặp nhau ở đơn vị ủy thác đầu tư để xác nhận và thực hiện quyền chuyển nhượng cho người mua.

Cổ phiếu trực tiếp

Cổ phiếu trực tiếp hay còn được biết đến là cổ phiếu tự do. Ngược lại với cổ phiếu ủy thác thì công ty sẽ tự mình phát hành chứng khoán, và giá cổ phiếu trực tiếp cũng thường cao hơn so với cổ phiếu ủy thác. Bù lại thì cổ phiếu trực tiếp có tính thanh khoản cao hơn, đồng thời doanh nghiệp không mất các khoản phí phát sinh từ quá trình ủy thác.

Ưu và nhược điểm của cổ phiếu OTC

Ưu điểm

  • Giá cổ phiếu OTC không niêm yết chính xác trên sàn mà lên xuống liên tục phụ thuộc vào cung cầu thị trường. Chính vì vậy, cổ phiếu OTC có thể đem lại lợi nhuận vô cùng lớn cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể mua được cổ phiếu tiềm năng chỉ với mức giá rất thấp.
  • Thị trường OTC hoạt động không ngừng nghỉ, giao dịch liên tục từ thứ hai đến chủ nhật, cả những ngày lễ tết. Nếu như cuối tuần là thời điểm mà các sàn giao dịch tập trung tạm nghỉ, thì lại là lúc thị trường OTC hoạt động sôi nổi nhất.
  • Tại thị trường cổ phiếu OTC, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của các công ty thậm chí chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Nhà đầu tư có thể sở hữu những cổ phiếu chưa được đưa lên sàn, điều này là hoàn toàn không được cho phép ở các sàn giao dịch tập trung.
  • Quy trình và thủ tục giao dịch OTC vô cùng đơn giản, chỉ cần “thuận mua vừa bán” là giao dịch được tiến hành ngay, nhanh chóng và dễ dàng.

Nhược điểm

  • Để giao dịch OTC có thể diễn ra, cần có sự tham gia của bên trung gian. Mức phí phải trả cho bên trung gian thường cao hơn nhiều so với việc tham gia các sàn giao dịch tập trung.
  • Thông tin giá cổ phiếu không đồng nhất, phụ thuộc vào người mua bán và các bên trung gian, nên có thể xảy ra những trường hợp nhà đầu tư mua “hớ”.
  • Các công ty vừa và nhỏ chưa đưa cổ phiếu lên sàn, nên có khả năng là không có báo cáo tài chính được kiểm toán như các công ty đã niêm yết. Vì vậy, thông tin có thể thiếu minh bạch và chính xác, gây rủi ro cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu OTC.
  • Thị trường OTC là sân chơi dành cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng phân tích thật tốt.
OTC là loại cổ phiếu có rất nhiều ưu điểm
OTC là loại cổ phiếu có rất nhiều ưu điểm

Cổ phiếu OTC khác với các cổ phiếu khác như thế nào?

  • Giá cổ phiếu OTC là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, chứ không được niêm yết cố định trên bảng điện tử như các cổ phiếu tập trung ở trên sàn giao dịch.
  • Giá cổ phiếu OTC thay đổi liên tục và không có biên độ như cổ phiếu niêm yết trên các sàn.
  • Cổ phiếu OTC không giao dịch qua các sàn mà chủ yếu thông qua nền tảng số ví dụ như website hay diễn đàn.
  • OTC mang lại lợi nhuận cao nhưng đi kèm với đó là mức độ rủi ro cao hơn. Ngược lại, cổ phiếu tập trung lợi nhuận hay mức độ rủi ro sẽ thấp hơn nhiều.

Thị trường cổ phiếu OTC ở Việt Nam

Tại Việt Nam, giao dịch cổ phiếu OTC là hoàn toàn hợp pháp. Các sàn OTC uy tín đều nằm dưới sự kiểm soát của Luật chứng khoán, có đầy đủ giấy phép kinh doanh hoạt động. Thế nhưng, các nhà đầu tư vẫn nên cảnh giác, bởi vì có một số đối tượng đã thực hiện các hành vi làm giá hay lừa đảo. Chính vì thế, nhà đầu tư OTC cần phải tỉnh táo để đưa ra quyết định đúng đắn, cũng như lựa chọn địa chỉ uy tín để đầu tư.

Lời kết

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về cổ phiếu OTC. Tìm hiểu các bài viết hay và thú vị hơn ở mục tìm kiếm của Stock Insight nhé. Nếu bạn có nhu cầu mở tài khoản, có thể truy cập vào ảnh dưới đây và thực hiện mở tài khoản chỉ với 3 phút!

mở tài khoản chứng khoán

Bài viết cùng chuyên mục

Tìm hiểu về trạng thái sideway là gì trong chứng khoán

Tìm hiểu về trạng thái sideway trong chứng khoán

Trạng thái Sideway là gì? Cách xác định sideway Trạng thái sideway là khi giá chứng khoán di chuyển ngang trong một phạm vi biên độ ổn định mà không...

uptrend là gì

Uptrend là gì? Downtrend là gì? Cách nhận biết đơn giản

Uptrend là gì? Uptrend (tạm dịch là “đà tăng”) là một thuật ngữ trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán và phân tích kỹ thuật, dùng để mô tả một...

Chỉ số Nikkei là gì?

Chỉ số Nikkei 225 là gì? Yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa

Chỉ số Nikkei 225 là gì? Chỉ số Nikkei 225 (Japan’s Nikkei 225 Stock Average) là một chỉ số trọng lượng của giá, có nghĩa là các công ty với...