Chi phí chìm là gì? Tại sao chi phí chìm không nên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
Chi phí chìm là những khoản chi phí đã chi ra và không thể thu hồi, khi tham gia đầu tư thì nhà đầu tư cần nhìn nhận đúng về chi phí này, tránh việc tính nó vào chi phí đầu tư, ảnh hưởng tới ra quyết định. Bài viết này sẽ giải thích chi phí chìm là gì, tại sao chi phí này không nên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và cách tránh bẫy chi phí chìm trong thực tế.
Mục Lục
Chi phí chìm là gì?
Khái niệm chi phí chìm
Chi phí chìm (Sunk Cost) là những khoản chi phí đã được bỏ ra trong quá khứ và không thể thu hồi dù có làm gì đi nữa. Trong quá trình đầu tư hay kinh doanh, một khi chi phí này đã chi ra, nó sẽ không còn ảnh hưởng đến quyết định tương lai. Thay vì để chi phí chìm làm thay đổi hướng đi, các nhà đầu tư được khuyến khích tập trung vào lợi ích và chi phí tương lai.
Ví dụ cụ thể: Nhà đầu tư đang có khoản đầu tư vào cổ phiếu POW vào thời điểm cuối năm 2023. Sau khi nắm giữ cổ phiếu 7 tháng, khoản đầu tư vẫn đang quanh mức giá mua. Chi phí chìm ở đây là: phí mua đã mất, và thời gian 7 tháng.
Đặc điểm của chi phí chìm
Không thể thu hồi: Khoản chi phí này không thể lấy lại bằng bất kỳ cách nào.
Không tác động đến quyết định tương lai: Chi phí chìm chỉ là một khoản đã mất, không còn ảnh hưởng đến lợi ích tiềm năng của các quyết định mới.
Dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý: Nhiều người bị “dính mắc” vào chi phí chìm và cố gắng tiếp tục đầu tư để “gỡ gạc” lại.
>> Xem thêm: 9 tâm lý nhà đầu tư chứng khoán hay mắc phải và cách khắc phục
Chi phí chìm bao gồm những gì?
Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cho các sản phẩm thất bại.
Các chi phí quảng cáo hoặc tiếp thị cho chiến dịch không đạt kết quả.
Chi phí đào tạo và tuyển dụng cho nhân viên đã nghỉ việc.
Phân biệt chi phí chìm với chi phí cơ hội
>> Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Cách tính và ví dụ minh họa dễ hiểu
Nguyên nhân và ảnh hưởng của chi phí chìm đến kinh doanh
Nguyên nhân của chi phí chìm:
- Đầu tư vào dự án mà chưa tính toán kỹ lưỡng: Do thiếu thông tin hoặc sai lầm trong dự báo mà doanh nghiệp có thể đầu tư vào những dự án không mang lại lợi ích lâu dài, ẩn chứa nhiều rủi ro.
- Thay đổi môi trường kinh doanh: Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, xu hướng thị trường, hay các chính sách, quy định pháp luật khiến các khoản đầu tư chưa kịp thu hồi vốn đã trở nên lỗi thời và không còn khả năng sinh lời trong môi trường kinh doanh mới.
- Quản lý kém hiệu quả: Thiếu kỹ năng quản lý, giám sát không chặt chẽ dẫn tới lãng phí nguồn nhân lực.
- Khảo sát/ phân tích không đầy đủ: Các quyết định đầu tư căn cứ trên dữ liệu khảo sát sao hoặc nguồn tin không đầy đủ, dẫn tới các quyết định đầu tư vào dự án/ tài sản không khả thi.
Ảnh hưởng của chi phí chìm đến kinh doanh:
- Ảnh hưởng tâm lý và bẫy chi phí chìm: Chi phí chìm có thể tạo ra cảm giác tiếc nuối hoặc sự dính mắc tâm lý (sunk cost fallacy), khiến doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào một dự án không khả thi. Thay vì dừng lại, họ lại muốn “gỡ gạc” từ khoản đã chi, dẫn đến sự lãng phí tài nguyên.
- Làm méo mó quá trình ra quyết định: Các nhà quản lý hoặc nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi chi phí chìm khi ra quyết định. Thay vì tập trung vào các lợi ích và chi phí tương lai, họ lại để những khoản chi đã mất ảnh hưởng đến sự đánh giá khách quan.
- Giảm khả năng cạnh tranh: Khi doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào các dự án không hiệu quả, các nguồn lực bị lãng phí và không thể dùng vào những dự án tiềm năng khác. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh và sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh.
- Lãng phí nguồn lực: Doanh nghiệp sẽ không còn nguồn lực để đầu tư vào các cơ hội kinh doanh tốt hơn nếu tập trung vào những dự án đã thất bại. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Tăng rủi ro tài chính: Việc tiếp tục đổ vốn vào những dự án không hiệu quả có thể làm tăng rủi ro tài chính, thậm chí dẫn đến khủng hoảng hoặc phá sản nếu doanh nghiệp không đủ khả năng duy trì dòng tiền.
- Mất cơ hội: Thời gian, nguồn lực, vốn đều bị khóa lại vào dự án/ tài sản hiện tại, dẫn tới nhà đầu tư phải bỏ qua cơ hội khác dù nó có tiềm năng sinh lời cao hơn.
Bẫy chi phí chìm là gì? Làm sao để phòng tránh?
Bẫy chi phí chìm là gì?
Đây là hiện tượng khi các nhà đầu tư tiếp tục “dính mắc” vào một khoản đầu tư dù nó không mang lại kết quả tốt, vì họ đã chi ra một khoản đáng kể. Hiệu ứng này có thể do tâm lý muốn gỡ gạc hoặc lầm tưởng rằng sẽ có sự thay đổi nếu tiếp tục đầu tư.
Ví dụ: Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu PVD giá 27.000 với kịch bản giao dịch mục tiêu 30.200, cắt lỗ khi đóng cửa thấp hơn 26.000. Khi cổ phiếu giảm về 25.000 (lỗ hơn 9%) với tâm lý gỡ gạc, nhà đầu tư không cắt lỗ ở đây theo như kịch bản giao dịch ban đầu, mà tiếp tục mua vào thêm để chờ hòa vốn sẽ bán.
Khoảng lỗ 9% là chi phí chìm, nhà đầu tư đã “dính mắc” vào khoản lỗ 9% này mà không đưa ra quyết định giao dịch như đúng kịch bản ban đầu.
Cách phòng tránh bẫy chi phí chìm
Tập trung vào lợi ích và chi phí tương lai: Khi đối diện với quyết định tiếp tục hay dừng một dự án, điều quan trọng là không để chi phí đã bỏ ra ảnh hưởng đến quyết định. Hãy tập trung vào tiềm năng lợi ích và chi phí dự kiến trong tương lai, từ đó đánh giá xem liệu quyết định tiếp tục đầu tư có mang lại giá trị xứng đáng hay không. Đây là cách để nhìn xa hơn và không để những khoản đã chi làm cản trở khả năng đánh giá khách quan.
Phân tích lợi ích: Cần xây dựng một phân tích lợi ích rõ ràng, dựa trên dữ liệu thực tế và các dự báo có căn cứ. Đánh giá xem dự án có tiềm năng phát triển và sinh lời hay không, bằng cách phân tích các yếu tố như thị trường, nhu cầu, cạnh tranh và chi phí duy trì. Phân tích này sẽ giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp có được bức tranh chính xác về khả năng sinh lời thực sự, tránh để chi phí chìm ảnh hưởng đến quyết định.
Tự đánh giá tâm lý: Hiểu rõ tâm lý của bản thân là bước quan trọng để tránh bẫy chi phí chìm. Các nhà quản lý và nhà đầu tư cần nhận thức được sự dính mắc cảm xúc mà chi phí chìm có thể gây ra, đặc biệt là cảm giác tiếc nuối hoặc mong muốn gỡ gạc lại. Rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thay vì cảm giác cá nhân sẽ giúp giảm thiểu các quyết định không hợp lý và giữ cho chiến lược đầu tư luôn bám sát mục tiêu dài hạn.
Tại sao chi phí chìm không nên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư?
Tính không thể thu hồi: Vì chi phí chìm không thể lấy lại, nó không còn ảnh hưởng đến giá trị hiện tại hay tương lai của bất kỳ khoản đầu tư nào. Dựa vào chi phí đã mất để ra quyết định sẽ làm méo mó khả năng đánh giá của nhà đầu tư và dẫn đến việc lãng phí tài nguyên cho những khoản đầu tư không hiệu quả.
Quyết định dựa trên lợi ích tương lai: Một quyết định đầu tư sáng suốt nên dựa vào lợi ích và chi phí có thể xảy ra trong tương lai. Nếu tiếp tục duy trì một dự án thất bại chỉ vì đã chi tiền cho nó, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ cơ hội tối ưu hóa lợi nhuận trong các dự án khác có tiềm năng hơn.
Hiệu ứng tâm lý: Tâm lý “tiếc nuối” hay “tránh tổn thất” (loss aversion) thường khiến nhà đầu tư hay doanh nghiệp có xu hướng cố gắng duy trì các khoản đầu tư thất bại chỉ vì đã chi tiền cho nó. Để tránh điều này, các nhà đầu tư nên rèn luyện khả năng ra quyết định dựa trên lý trí và dữ liệu thực tế.
Ví dụ thực tế: Nhà đầu tư đang có khoản đầu tư vào cổ phiếu POW vào thời điểm cuối năm 2023. Sau khi nắm giữ cổ phiếu 7 tháng, khoản đầu tư vẫn đang quanh mức giá mua. Cuối tháng 4 năm 2024, nhận thấy ngành phân bón sắp được hưởng lợi từ nhiều thay đổi chính sách, cũng như do thiếu cung trên thế giới. Trong khi POW vẫn đang tiếp tục tích lũy, và chưa có dấu hiệu nào cho xu hướng tăng, các chỉ báo kinh doanh vẫn bình thường.
Thay vì tiếp tục nắm giữ POW do dã tốn phí mua, và mất thời gian 7 tháng để nắm giữ. Thì nhà đầu tư đưa ra quyết định bán POW và chuyển hướng sang nhóm phân bón được dự báo tăng trưởng mạnh trong quý 2.
Kết luận
Hiểu và nhận thức rõ về chi phí chìm giúp nhà đầu tư tránh mắc phải những quyết định sai lầm. Việc không để chi phí chìm ảnh hưởng đến lựa chọn đầu tư giúp tối ưu hóa nguồn lực và tập trung vào các cơ hội tiềm năng, từ đó tăng hiệu quả đầu tư. Các nhà đầu tư nên luôn đặt ra câu hỏi về giá trị tương lai của quyết định, thay vì tập trung vào những khoản đã mất.
Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về kinh tế thị trường cũng như đầu tư chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!
Nguyễn Thị Vui
Account Manager