Chỉ báo khối lượng và ứng dụng trong xác nhận xu hướng

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Chỉ báo khối lượng

Khối lượng là một tham số hữu ích và phổ biến trong các giao dịch chứng khoán, quyền chọn, hợp đồng chỉ số và thị trường hàng hóa. Nó đại diện cho số lượng người tham gia thị trường, số lượng cổ phiếu, số lượng hợp đồng, số lượng hàng hóa…. trong 1 khoảng thời gian giao dịch nhất định.

Khi tìm cách xác nhận thay đổi xu hướng, chúng ta có thể so sánh khối lượng thực tế với mức trung bình hoặc mức trung bình này với mức trung bình khác. Các quy tắc về khối lượng thường sẽ đi theo các quy tắc như sau:

  • Giá tăng đi cùng với khối lượng tăng dần hoặc trên trung bình: xác nhận xu hướng tăng của thị trường, xu hướng tăng đang được hỗ trợ bởi những người tham gia thị trường.
  • Giá đang tăng đi cùng khối lượng giảm dần hoặc dưới mức trung bình, một dấu hiệu cảnh báo rằng một đỉnh hoặc đang đi đến giai đoạn hợp nhất của xu hướng tăng trước đó (thời kỳ mà giá cả đi ngang trong một phạm vi giao dịch).
  • Giá giảm đi cùng khối lượng tăng lên hoặc trên trung bình xác nhận xu hướng giảm của thị trường; xu hướng giảm đang được hỗ trợ bởi những người tham gia thị trường với áp lực bán tăng lên
  • Giá giảm đi cùng khối lượng giảm hoặc dưới mức trung bình, một cảnh báo về đáy hoặc đang đi đến giai đoạn hợp nhất của xu hướng giảm trước đó.

Khối lượng giao dịch cao cho thấy sự quan tâm tăng lên và hào hứng của thị trường, trong khi mức khối lượng giao dịch thấp cho thấy sự thờ ơ và kém hào hứng của thị trường.

Tại vùng đáy

Khối lượng giao dịch thấp là đặc trưng của những kỳ vọng thiếu quyết đoán thường xảy ra trong các giai đoạn hợp nhất (nghĩa là, thời kỳ mà giá cả đi ngang trong một phạm vi giao dịch). Khối lượng thấp cũng thường xảy ra trong giai đoạn thiếu quyết đoán trong thời điểm đáy thị trường. Ngay trước khi chạm đáy thị trường, khối lượng thường sẽ tăng mạnh khi người bán tháo chạy do hoảng loạn.

Tại vùng đỉnh

Khối lượng giao dịch cao là đặc trưng của hững kỳ vọng  quyết đoán thường xảy ra trong các giai đoạn tăng trưởng, thị trường khi có sự đồng thuận mạnh mẽ rằng giá sẽ tăng cao hơn. Sau khi thị trường chạm đỉnh, giá sẽ vẫn ghi nhận các đỉnh cao mới nhưng khối lượng giao dịch sẽ thấp dần cho thấy dòng tiền mua vào không còn đủ lớn. Mức khối lượng cao cũng rất phổ biến khi bắt đầu các xu hướng mới (nghĩa là khi giá vượt ra khỏi vùng tích lũy trước đây).

Chỉ báo khối lượng có thể giúp xác định sức khỏe của một xu hướng hiện có.

  • Xu hướng tăng trưởng lành mạnh nên có khối lượng giao dịch lớn dần và khối lượng giao dịch thấp dần ở đáy của nhịp giảm (điều chỉnh kỹ thuật).
  • Một xu hướng giảm “lành mạnh” thường có khối lượng giao dịch lớn dần và khối lượng giao dịch thấp hơn ở các nhịp phục hồi (điều chỉnh kỹ thuật).
Mô hình chỉ báo khối lượng
Mô hình chỉ báo khối lượng

Giá cổ phiếu MERCK đạt đỉnh vào cuối năm 1991 sau một nhịp tăng dài. Tiếp sau đó là nhịp giảm giá (đường xu hướng “A1”). Lưu ý rằng khối lượng tương đối cao trong đợt giảm giá này (đường xu hướng “A2”). Sự gia tăng về khối lượng trong thời gian giảm giá cho thấy nhiều nhà đầu tư sẽ bán khi giá giảm. Xác nhận thị trường vào xu hướng giảm.

Giá sau đó đã có nhịp phục hồi (đường xu hướng “B1”). Tuy nhiên, khối lượng giảm đáng kể (đường xu hướng “B2”) trong đợt tăng này. Điều này cho thấy các nhà đầu tư không sẵn sàng mua, ngay cả khi giá đang tăng. Điều này cho thấy thì trườn sẽ tiếp tục xu hướng chính là giảm giá. Mô hình này tiếp tục trong suốt sự suy giảm vào năm 1992 và 1993. Điều này cho thấy, hết lần này đến lần khác, những con gấu đang kiểm soát và giá sẽ tiếp tục giảm.

Quý nhà đầu tư cũng có thể tham khảo thêm bài viết về Khái niệm và Nguyên tắc sử dụng Chỉ báo khối lượng hoặc khóa học Chứng khoán cơ bản để hiểu thêm về các chỉ báo

Bài viết cùng chuyên mục

cán cân thương mại

Cán cân thương mại: Định nghĩa, cách tính và ví dụ minh họa

Cán cân thương mại là gì? Cán cân thương mại (BOT – Balance of Trade) là sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của...

chu kỳ kinh tế

Các giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam

Có thể nhiều nhà đầu tư chưa biết thì thị trường chứng khoán cũng có tình chu kỳ. Chu kỳ chứng khoán có quan hệ cực kỳ mật thiết đối...

Chứng quyền là gì? Góc nhìn toàn cảnh trước khi đầu tư

Chứng quyền là gì? Góc nhìn toàn cảnh khi đầu tư

Chứng quyền là gì ? Chứng quyền, hay còn được gọi là Warrant, là một công cụ tài chính mà các công ty sử dụng để huy động vốn từ...