Cách xác định xu hướng và giao dịch theo xu hướng dựa trên hệ thống các đường trung bình động

Ngày đăng: 11/12/2023 lượt xem

Hệ thống đường trung bình động là công cụ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ giúp nhà đầu tư cách xác định xu hướng thị trường. Bài viết này sẽ giới thiệu các nguyên lý cơ bản và chiến lược giao dịch hiệu quả dựa trên các đường trung bình động, giúp bạn tận dụng được những cơ hội đầu tư tốt nhất.

Cách xác định xu hướng

Trong Phân tích Kỹ thuật có nhiều cách xác định xu hướng vận động của giá. Tuy nhiên dù có áp dụng phương pháp nào cũng phải trả lời được 2 câu hỏi quan trọng đó là:

  • Xu hướng vận động của giá đang tăng hay giảm, trong ngắn hay dài hạn?
  • Độ mạnh của xu hướng đó như thế nào?

Sử dụng các hệ thống các đường trung bình động hoàn toàn có thế giúp giải quyết câu hỏi đầu tiên.

Cụ thể:

  • MA20 – Đường xu hướng ngắn hạn
  • MA100 – Đường xu hướng trung hạn
  • MA200 – Đường xu hướng dài hạn

Nếu MA20 hướng lên và đường giá cao hơn MA20, xu hướng vận động ngắn hạn của giá đang là tăng.

Nếu MA100 hướng lên và đường giá cao hơn MA100, xu hướng vận động trung hạn của giá đang là tăng.

Nếu MA200 hướng lên và đường giá cao hơn MA200, xu hướng vận động dài hạn của giá đang là tăng.

Vận dụng đường xu hướng tích cực dài hạn MA200 để giao dịch theo xu hướng tăng

Khi một cổ phiếu có cơ hội bước vào nhịp tăng dài hạn thì cơ hội Mua và giao dịch theo xu hướng sẽ cho hiệu quả giao dịch tích cực. Đường trung bình động MA200 chính là công cụ hiệu quả nhất để tận dụng. Dưới đây là cách xác định xu hướng tăng dựa trên đường MA200: 

  • Nếu đường MA200 hướng lên và giá nằm trên MA200, xu thế giá được coi là tăng trong dài hạn và các giao dịch thực hiện cũng dựa trên quan điểm dài hạn. Các điểm Mua vào thường có xác suất chính xác cao khi canh thời điểm giá chạm vào MA200 rồi bật tăng có kèm khối lượng giao dịch tăng mạnh.
  • Nếu giá nằm dưới MA200 hướng xuống và giá nằm dưới MA200, giá được coi là giảm trong xu hướng dài hạn và các giao dịch thực hiện cũng dựa trên quan điểm dài hạn. Các điểm Bán chốt lời đối với các vị thế lướt sóng cũng có xác suất chính xác cao khi giá chạm vào MA200 rồi đảo chiều giảm trở lại. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể áp dụng trên thị trường phái sinh để thực hiện các lệnh short trong xu hướng giảm của thị trường.
cách xác định xu hướng
Cách xác định xu hướng

Độ mạnh của xu hướng giúp gia tăng xác suất thành công trong giao dịch

Mỗi xu hướng tăng hay giảm đều có độ mạnh khác nhau nhưng chủ yếu được phân thành 03 loại chính:

  • Mạnh
  • Trung bình
  • Yếu

Xu hướng vận động mạnh

Một xu hướng tăng giá mạnh sẽ rất ít xuất hiện các cú điều chỉnh và luôn được hỗ trợ mạnh bởi đường trung bình động ngắn hạn MA20.

Trường hợp VCS là một ví dụ rõ rệt cho một cổ phiếu có xu hướng tăng giá mạnh. Trong giai đoạn 2016 đến đầu 2018, giá của VCS liên tục tăng và điều chỉnh nhẹ trên MA20 rồi tiếp tục xu hướng tăng dài hạn. Như vậy, các nhịp điều chỉnh tạo đáy tại MA20 chính là các điểm Mua vào tuyệt vời để bám theo xu hướng tăng mạnh dài hạn của VCS.

Xu hướng vận động mạnh
Xu hướng vận động mạnh

Xu hướng vận động trung bình

So với xu hướng mạnh thì xu hướng vận động ở mức trung bình không duy trì được các nhịp tăng liên tục và có thể xuất hiện các nhịp điều chỉnh nhiều hơn cũng như mức giảm mạnh hơn nhưng luôn duy trì được lực hỗ trợ tại đường trung bình động MA50.

Xu hướng vận động trung bình
Xu hướng vận động trung bình

Hiện tượng giá vận động tăng bền bỉ được phản ánh cụ thể qua diễn biến giá của cổ phiếu HPG giai đoạn 2013-2015. Các nhịp điều chỉnh về MA50 được coi như các nhịp căn chỉnh để tìm điểm Mua trở lại với HPG.

Xu hướng vận động yếu

Khi giá vận động phía trên đường trung bình động MA200 và dù xuất hiện đảo chiều giảm nhưng không xuyên thủng MA200 thì có thế xác nhận đó là một xu hướng tăng nhưng yếu. Theo đó, có thể coi MA200 như một ngưỡng hỗ trợ để xem xét điểm Mua trở lại khi giá giảm về đường MA2000.

Xu hướng vận động yếu
Xu hướng vận động yếu

Như vậy, thông qua quan sát và so sánh hệ thống đường MA gồm ngắn hạn (20 ngày), trung hạn (100 ngày), dài hạn (200 ngày) với đường giá, nhà đầu tư có thể xác định nhanh diễn biến của giá đang ở chiều tăng hay giảm và độ mạnh của xu thế đó. Việc lên các kịch bản giao dịch bám theo xu hướng và phân bổ tỷ trọng giải ngân cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ xác định được các vùng giá hỗ trợ và kháng cự cụ thể thông qua các đường trung bình động.

Bài viết cùng chuyên mục

phân tích kỹ thuật chứng khoán

4 chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Khi tiếp cận kênh đầu tư chứng khoán, bạn sẽ thường xuyên nghe về hai thuật ngữ đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Trong bài...

Quản lý rủi ro trong đầu tư cổ phiếu

Quản lý rủi ro trong đầu tư cổ phiếu (Phần 4)

Trong chứng khoán, rủi ro thường được hiểu là khả năng xảy ra thua lỗ trong đầu tư cổ phiếu. Rủi ro là yếu tố luôn song hành cùng lợi...

lợi nhuận gộp là gì

Lợi nhuận gộp – Gross Profit là gì? Tỷ suất lợi nhuận gộp bao nhiêu là tốt?

  Lợi nhuận gộp (gross profit) là gì? Gross Profit là gì? Gross Profit (Lợi nhuận gộp) là chỉ số thể hiện lợi nhuận mà một doanh nghiệp thu được sau...