Cách đọc biểu đồ thanh trong giao dịch chứng khoán

Ngày đăng: 28/11/2024 lượt xem

Yếu tố quan trọng hình thành nên các chỉ báo phân tích kỹ thuật là sự biến động của giá. Giá được thể hiện qua dạng biểu đồ và sẽ có 3 dạng biểu đồ giá phổ biến như: nến đặc (candles), thanh (bars), đường (lines). Mỗi dạng biểu đồ sẽ có cách đọc và hiểu khác nhau. Nhà đầu tư có thể tự chọn cho mình biểu đồ quen thuộc và thuận tiện sử dụng nhất. Ở bài viết này, Stock Insight sẽ giới thiệu nhà đầu tư về cách sử dụng và nét phong phú của dạng biểu đồ thanh (bars). 

Để vừa đọc vừa thực hành tìm hiểu về biểu đồ Thanh, hãy mở ứng dụng HSC ONE và cùng Stock Insight khám phá minh họa trực quan: https://one.hsc.com.vn/

Biểu đồ thanh là gì?

Biểu đồ thanh (bar chart) được hiểu là giá được hiển thị theo dạng thanh thẳng đứng mỗi thanh giá thể hiện mốc thời gian cụ thể tùy cách bạn muốn nó hiển thị như phút, giờ, ngày, tuần, tháng. 

Biểu đồ thanh theo ngày của cổ phiếu HCM
Hình 1: Biểu đồ thanh theo ngày của cổ phiếu HCM (nguồn: vietstock.vn)

Cách đọc biểu đồ thanh chính xác

biểu đồ thanh là gì - Quan sát 2 thanh ngày 17.10.2024 và ngày 21.10.2024
Hình 2: Quan sát 2 thanh ngày 17.10.2024 và ngày 21.10.2024
  • Giá mở cửa (open price): được thể hiện qua thanh ngang nhỏ nằm bên trái. Tức là giá mở cửa đầu phiên lúc 9h15 ở HOSE và lúc 9h ở HNX và UPCOM.
  • Giá đóng cửa (close price): được thể hiện qua thanh ngang nhỏ nằm bên phải. Tức là giá đóng cửa cuối phiên lúc 14h45 ở HOSE và HNX, 15h với UPCOM.
  • Đỉnh của thanh dọc (highest price): giá đạt được cao nhất trong phiên.
  • Đáy của thanh dọc (lowest price): giá chạm thấp nhất trong phiên. 

Có 2 màu sắc phổ biến:

  • Màu xanh: thể hiện giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa hoặc giá đóng cửa bằng với giá mở cửa.
  • Màu đỏ: thể hiện giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Vai trò của biểu đồ thanh trong giao dịch chứng khoán

Hiểu được xu hướng và biến động giá cả

Trong biểu đồ thanh, ta quan sát sự chuyển động của các thanh giá để dự đoán được xu hướng của thị trường/cổ phiếu. Từ các vùng đỉnh hoặc đáy của thanh có khả năng xác định được vùng kháng cự hoặc hỗ trợ của thị trường/cổ phiếu. 

Xác định điểm mua và điểm bán, tín hiệu giao dịch

 Khi giá về vùng kháng cự/hỗ trợ từ đó hình thành được điểm mua trong ngắn hạn

  • Kết hợp thêm khối lượng giao dịch: để đánh giá được sự quan tâm của dòng tiền và nhà đầu tư với thị trường/cổ phiếu.
  • Kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật cơ bản như các đường MA, cặp chỉ báo MACD + RSI để tối ưu hóa trong giao dịch. 

Đánh giá mức độ dao động trong phiên

Chiều dài thanh càng dài cho thấy biên độ trong phiên đó càng lớn, ngược lại chiều dài càng nhỏ cho thấy biên độ diễn biến trong phiên hẹp → Từ đó điều chỉnh chiến lược giao dịch hợp để quản trị rủi ro tốt nhất.  

Chiến lược giao dịch với biểu đồ thanh 

Quan sát thật chặt xu hướng của cổ phiếu qua sự dịch chuyển của các thanh giá và màu sắc của các thanh liên tiếp để xác định xung lực, sự đồng thuận của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. 

Đọc mẫu hình giá trên biểu đồ thanh → Phân tích chiến lược giao dịch phù hợp với các mẫu hình này (tương tự với biểu đồ nến).

Xác định điểm rủi ro trong giao dịch và xác định thời điểm chốt lợi nhuận thông qua các dữ liệu trên biểu đồ thanh trong lịch sử. 

Kết luận

Biểu đồ dạng nào cũng thể hiện đúng bản chất của giá giao dịch trong phiên. Nhà đầu tư có thể sử dụng dạng biểu đồ nào cũng được miễn hợp với phong cách và góc nhìn của mình. Mong là ở bài viết này cung cấp những nền tảng kiến thức tổng quát về dạng biểu đồ thanh. Tuy nhiên, để tối ưu hơn trong việc giao dịch nhà đầu tư cần kết hợp thêm vài chỉ báo kỹ thuật khác nữa.

Nếu bạn đang là một nhà đầu tư mới, chưa biết nhiều về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư thì việc sử dụng app chứng khoán HSC ONE là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Chúc nhà đầu tư giao dịch thành công!

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Xây dựng kế hoạch học chứng khoán (Phần 4)

Xây dựng kế hoạch học chứng khoán (Phần 4)

Xây dựng một kế hoạch học chứng khoán bài bản là bước đầu tiên để trở thành nhà đầu tư thành công. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ...

Lợi nhuận ròng là gì

Lợi nhuận ròng là gì? Công thức và cách tính lợi nhuận ròng

  Lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng (Net Profit) là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí...

Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Khác gì so với sổ tiết kiệm

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit – CD) là một trong những sản phẩm tài chính phổ biến và an toàn mà người gửi tiền thường chọn để đầu...