Break Even Point (BEP): Điểm hòa vốn là gì?

Ngày đăng: 01/08/2024 lượt xem

Điểm hòa vốn là một khái niệm quan trọng trong quản lý tài chính và kinh doanh. Việc nắm vững BEP không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược kinh doanh mà còn hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc đánh giá tiềm năng lợi nhuận và quản lý rủi ro hiệu quả. Bài viết cung cấp kiến thức về điểm hòa vốn là gì và cách tính điểm hòa vốn, xây dựng quyết định tài chính thông minh và nền tảng kinh doanh vững chắc.

Điểm hòa vốn là gì?

Định nghĩa của điểm hòa vốn (BEP)

Điểm hòa vốn là gì? Break-even point (BEP) hay điểm hòa vốn là mức doanh thu mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, tức là doanh nghiệp không lãi cũng không lỗ. Hiểu rõ điểm hòa vốn sẽ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả và hạn chế rủi ro.

điểm hòa vốn

Các thành phần cần thiết để tính điểm hòa vốn

Công thức tính điểm hòa vốn là một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp xác định số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cần bán để không bị lỗ. Công thức này bao gồm các thành phần chính sau:

  • Định phí (Fixed Costs): Đây là các chi phí cố định mà doanh nghiệp phải trả hàng tháng, không thay đổi theo số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ bán ra. Ví dụ: tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên cố định, chi phí điện nước, bảo hiểm, v.v.
  • Biến phí (Variable Costs): Đây là các chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ bán ra. Ví dụ: chi phí nguyên liệu, hoa hồng cho nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo, marketing, v.v.
  • Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm: Đây là phần lợi nhuận thu được từ việc bán một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ, sau khi trừ đi các chi phí liên quan. Công thức để tính lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm là:
Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm =  Giá bán – Giá vốn – Biến phí

Công thức tính điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn được tính bằng cách lấy tổng định phí và biến phí chia cho lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm

Điểm hòa vốn (BEP) = (Định phí + Biến phí)/Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm

Ví dụ minh họa

Sau khi đã nắm được công thức tính điểm hòa vốn là gì, hãy cùng lấy ví dụ giả sử một doanh nghiệp sản xuất và bán sản phẩm A. Các thông tin tài chính như sau:

  • Định phí hàng tháng: 100 triệu đồng (bao gồm tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên cố định, chi phí điện nước, v.v.)
  • Biến phí trên một đơn vị sản phẩm: 200.000 đồng (bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất, v.v.)
  • Giá bán một đơn vị sản phẩm: 500.000 đồng

Bước 1: Tính lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm

Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm = Giá bán – Biến phí trên một đơn vị sản phẩm = 500.000 – 200.000 = 300.000 (đồng)

Bước 2: Tính điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn = Định phí/Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm = 100.000.000/300.000 = 334 đơn vị sản phẩm

Điều này có ý nghĩa là doanh nghiệp cần bán ít 334 đơn vị sản phẩm mỗi tháng để đạt điểm hòa vốn, tức tổng doanh thu bằng tổng chi phí và doanh nghiệp không lỗ cũng không lãi.

Lợi ích của việc tính điểm hòa vốn

  • Quản lý tài chính: Giúp doanh nghiệp xác định số lượng sản phẩm cần bán để không lỗ.
  • Lập kế hoạch kinh doanh: Giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất và bán hàng hiệu quả.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến lược kinh doanh hiện tại.

>>> Bỏ túi kiến thức đầu tư chứng khoán cơ bản cho người mới

Ý nghĩa của việc xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh

Điểm hòa vốn là mức doanh thu mà doanh nghiệp cần đạt được để bù đắp cho tất cả các chi phí, không phát sinh lợi nhuận cũng không thua lỗ. Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiều dự án khác nhau, họ cần lựa chọn các phương án có điểm hòa vốn nhỏ nhất để có thể tối đa hóa lợi nhuận và rủi ro nhận lại thấp nhất.

Ưu điểm của điểm hòa vốn là gì?

  • Giúp doanh nghiệp đưa ra các chỉ tiêu tài chính về mức độ hoạt động tối thiểu cần thiết để đạt được lợi nhuận. Là bước quan trọng để các chủ đầu tư bàn bạc, đưa ra các biện pháp cụ thể để đạt đến điểm hòa vốn trong thời gian ngắn nhất.
  • Giúp doanh nghiệp quyết định xem ý tưởng kinh doanh của mình có khả thi hay không.
  • Giúp doanh nghiệp nghiên cứu và hoạch toán về chi phí, cũng như có thể đưa ra chiến lược định giá, tính giá thành sản phẩm. Giúp lên kế hoạch cho các chi phí bổ sung khi thêm kênh bán hàng mới.
  • Giúp đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư.

Nhược điểm của việc tính toán điểm hòa vốn 

  • Quy mô lợi nhuận mà mỗi khi dự án lại không được trình bày rõ ràng và số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra cho dự án lại chưa chắc đem lại hiệu quả.
  • Khi có các biến số khác ngoài các thông số ban đầu như bổ sung vốn cho dự án cũng khiến cho các tính toán trở nên thiếu chính xác.

Ứng dụng của việc phân tích điểm hòa vốn là gì?

Phân tích điểm hòa vốn (BEP) là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt. Dưới đây là 4 trường hợp cụ thể mà việc áp dụng BEP mang lại nhiều lợi ích:

1. Khởi đầu kinh doanh mới

Đánh giá tính khả thi: Xác định BEP giúp bạn quyết định xem ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không.

Lập kế hoạch chi phí: BEP hỗ trợ nghiên cứu và hạch toán chi phí, từ đó xây dựng chiến lược định giá và giá thành sản phẩm phù hợp.

2. Ra mắt sản phẩm mới

Dự trù chi phí: BEP giúp dự tính chi phí biến đổi liên quan đến sản phẩm mới, thiết lập mức giá bán hợp lý.

Đánh giá hiệu quả: BEP đánh giá hiệu quả sản phẩm mới trước khi tung ra thị trường, tối ưu hóa lợi nhuận.

3. Mở rộng kênh bán hàng

Kiểm soát chi phí: BEP giúp lên kế hoạch cho chi phí bổ sung khi mở rộng kênh bán hàng mới (ví dụ: chi phí quảng cáo).

Đảm bảo lợi nhuận: BEP đảm bảo lợi nhuận khi mở rộng kênh bán hàng, tránh lãng phí nguồn lực.

4. Thay đổi mô hình kinh doanh

Đánh giá tác động: BEP giúp đánh giá tác động của việc thay đổi mô hình kinh doanh (ví dụ: từ bán hàng online sang offline) lên chi phí và lợi nhuận.

Lựa chọn tối ưu: BEP hỗ trợ lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài 4 trường hợp trên, BEP còn được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác như đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, tối ưu hóa sản xuất, hoặc điều chỉnh chiến lược marketing. Nhìn chung, BEP là công cụ phân tích quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt, gia tăng hiệu quả hoạt động và lợi nhuận.

Kết luận

Hy vọng những giải thích chi tiết của bài viết trên sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về điểm hòa vốn là gì và công thức tính điểm hòa vốn. Sử dụng các cách tính toán điểm hòa vốn để tối ưu hóa việc sản xuất kinh doanh. Đồng thời, nhà đầu tư cũng có thể dựa vào tính toán điểm hòa vốn để đánh giá chiến lược đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đem lại các quyết định góp vốn hoặc mua cổ phần sao cho hiệu quả nhất.

Thiện Vũ
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Quy tắc 72

Quy tắc 72 là gì? Áp dụng quy tắc này trong lập kế hoạch tài chính

Bài viết này giới thiệu và trình bày chi tiết về “Quy tắc 72,” một công cụ hữu ích trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân và đầu...

yoy là gì?

YOY là gì? Giải nghĩa và cách dùng chỉ số YOY cho nhà đầu tư mới

  Yoy là gì, vai trò trong đầu tư chứng khoán YOY là gì? YOY (Year Over Year) là một cách đánh giá sự thay đổi trong dữ liệu hoặc...

Khủng hoảng kinh tế là điều không mong muốn đối với tất cả quốc gia. Khủng hoảng sẽ để lại hậu quả nặng nề và lâu dài đối với sự phát triển của một đất nước.

Khủng hoảng kinh tế là gì? 5 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế là gì? Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng mà nền kinh tế của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc toàn cầu đột ngột...