Cổ phiếu ngân hàng là gì? Các mã cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa thị trường lớn

Ngày đăng: 14/03/2023 lượt xem

Cổ phiếu ngân hàng là gì?

Cổ phiếu ngân hàng là tên gọi của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Tại Việt Nam có nhiều hình thức ngân hàng khác nhau như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng doanh nghiệp,…đều hoạt động dưới sự giám sát của ngân hàng trung ương và quốc gia.

Ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho cá nhân và doanh nghiệp bao gồm cung cấp dịch vụ tài chính và lưu trữ tiền mặt của khách hàng. Các ngân hàng cũng cung cấp các cơ hội tín dụng cho cá nhân và tổ chức. Tiền gửi ngân hàng và tiền mặt ngắn hạn sẽ được sử dụng để cho người khác vay các khoản nợ dài hạn giúp tạo ra tính thanh khoản trên thị trường và duy trì nguồn cung tiền.

Đặc điểm nhóm cổ phiếu ngân hàng

Khép lại năm 2022 đầy biến động với sự xuất hiện hàng loạt “thiên nga đen” như căng thẳng địa chính trị Ukraine, Trung Quốc theo đuổi chính sách zero-covid, xu hướng tăng lãi suất của ngân hàng trung ương để kiểm soát lạm phát hay những vụ án kỷ luật trên thị trường chứng khoán trái phiếu và cổ phiếu,…Thông qua các sự kiện này, ngân hàng nhà nước đã đưa ra những mục tiêu trong năm 2023 để điều khiển chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế như sau:

  • Điều hành chính sách tiền tệ, chủ động, linh hoạt, đồng bộ và chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát mục tiêu lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
  • Kiểm soát tăng trưởng tín dụng để góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro.
  • Đẩy nhanh xử lý, thu hồi nợ xấu, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu  dưới 3%.
  • Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.
  • ….
Ngành ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2023
Ngành ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2023

2 Mã cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa thị trường lớn, tiềm năng trên thị trường hiện nay

Mặc dù gặp phải nhiều biến động nhưng nhờ sự linh hoạt, xử lý đồng bộ của đội ngũ quản lý đã giúp nhiều ngân hàng lãi lớn trong năm 2022. Dưới đây là những mã cổ phiếu ngân hàng quốc doanh Việt Nam có vốn hoá thị trường lớn, tiềm năng trên thị trường hiện nay mà nhà đầu tư có thể tham khảo:

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB)

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam thường được gọi với cái tên Vietcombank thành lập vào tháng 4/1963 thuộc sự quản lý của ngân hàng nhà nước. Mạng lưới chi nhánh Vietcombank phủ rộng khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam và khu vực Tây Nguyên như Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk, Kon Tum. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, Vietcombank cung cấp đa dạng loại hình dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng như khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng ưu tiên,…

Thông tin cổ phiếu được niêm yết (cập nhật ngày 12/2/2023)

  • Mã chứng khoán: VCB
  • Sàn niêm yết: HOSE
  • Khối lượng cổ phiếu niêm yết hiện tại: 4.732.516.571,00
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 4.732.516.571,00
  • Vốn hoá thị trường tính đến ngày 12/2/2023: 442,490.30 tỷ đồng
Vietcombank là doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán
Vietcombank là doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán

Năm 2022 được xem là một năm thành công của Vietcombank khi báo lãi khủng với doanh thu, lợi nhuận đều tăng cao. Cụ thể:

  • Huy động vốn thị trường đạt 1,26 triệu tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn (CASA) bình quân đạt 34% , tăng 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
  • Huy động vốn bán buôn tăng 10,4% và huy động vốn bán lẻ tăng trưởng 8,0% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Tăng trưởng tín dụng vượt 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Tín dụng bán buôn và bán lẻ đều tăng lần lượt 18,5% và 19,4% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Tổng dư nợ xấu là 7.662 tỷ đồng tương đương ở mức 0,67%.
  • Số dư quỹ dự phòng rủi ro là 35.603 tỷ đồng, đồng thời tỷ lệ trích lập dự phòng nợ xấu trên bảng cân đối kế toán đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng.
  • NIM đạt 3,51%, tăng 0,24 điểm % so với cùng kỳ năm 2021.
  • ROA và ROE duy trì ở mức cao, lần lượt là 1,84% và 24,25%.

Trong 2023, Vietcombank tiếp tục thực hiện các trọng tâm bao gồm tăng trưởng tín dụng gắn với cơ cấu lại tín dụng hiệu quả, bền vững, tăng tỷ trọng và chất lượng tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ, tăng trưởng tín dụng bán buôn gắn với phát triển khách hàng và dịch vụ, tăng trưởng tín dụng bán lẻ và tín dụng Sở giao dịch đồng thời với đảm bảo chất lượng tín dụng. Đồng thời phấn đấu nâng cao tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên kênh số,….

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tên viết tắt là BIDV được thành lập vào tháng 4/1957. Đây là một trong 4 ngân hàng thương mại có nguồn vốn, vốn hoá, quy mô tài sản, doanh thu lớn nhất Việt Nam bao gồm Vietinbank, Agribank, Vietcombank.

Ngân hàng BIDV chính thức lên sàn chứng khoán vào năm 2014 với mã chứng khoán là BID. Tính đến ngày 13/2/2023 cổ phiếu ngân hàng BID đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán với mức giá cao nhất là 44.400 đồng, với 1,589,700 khối lượng cổ phiếu lưu hành. Các hệ số P/E, P/B, EPS lần lượt là 10.55, 2.08 và 3,608.

Thông tin cổ phiếu được niêm yết (cập nhật ngày 12/2/2023)

  • Mã chứng khoán: BID
  • Sàn niêm yết: HOSE
  • Khối lượng cổ phiếu niêm yết hiện tại: 5.058.523.816,00
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 5.058.523.816,00
  • Vốn hoá thị trường tính đến ngày 12/2/2023: 224,598.46 tỷ đồng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và biến động khó lường trong năm 2022 nhưng toàn hệ thống Ngân hàng BIDV vẫn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu và đạt được những kết quả như sau:

  • Tổng tài sản đạt hơn 2,08 triệu tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam.
  • Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 21,1% so với đầu năm 2022. Trong đó, huy động vốn từ tổ chức và dân cư đạt 1,62 triệu tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm và chiếm gần 13,6% thị phần huy động toàn ngành ngân hàng.
  • Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,96 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Tỷ lệ nợ xấu theo kiểm soát ở mức 0,9%.
  • Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng thương mại đạt 22.560 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 23.190 tỷ đồng.
  • Các chỉ số ROA, ROE lần lượt đạt 0,95%, 20,2%
  • Ngoài ra giá trị cổ phiếu BID tăng gần 4% so với đầu năm.

Cách mua cổ phiếu ngành ngân hàng

Trước khi mua cổ phiếu ngân hàng, nhà đầu tư cần xác định được mục tiêu, quan điểm đầu tư, chiến lược đầu tư phù hợp và mã cổ phiếu ngân hàng muốn mua. Tiếp đó nhà đầu tư thực hiện các bước như sau:

  • Mở tài khoản chứng khoán: Để có thể giao dịch trên sàn chứng khoán và mua cổ phiếu ngân hàng, nhà đầu tư cần phải có tài khoản chứng khoán. Nhà đầu tư có thể mở tài khoản chứng khoán online tại HSC. Chỉ cần có căn cước công dân vả 3 phút thao tác nhanh chóng trên giao diện của HSC là nhà đầu tư có thể đăng ký tài khoản chứng khoán.
  • Cài đặt ứng dụng giao dịch chứng khoán: Khi lựa chọn giao dịch chứng khoán tại HSC, nhà đầu tư truy cập vào HSC ONE để đăng nhập vào tài khoản.
  • Nộp tiền vào tài khoản để mua cổ phiếu: Để bắt đầu giao dịch mua/bán cổ phiếu ngân hàng nhà đầu tư cần nộp tiền vào tài khoản chứng khoán. Nhà đầu tư có thể chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng hoặc trực tiếp nộp tiền tại công ty chứng khoán.
  • Đặt lệnh mua cổ phiếu: Khi đã có tiền trong tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư có thể tiến hành đặt lệnh mua cổ phiếu. Nhà đầu tư cần lựa chọn loại lệnh, mức giá đặt mua cổ phiếu phù hợp. Tại giao diện màn hình đặt lệnh trên website my.hsc.com.vn, nhà đầu tư nhập mã chứng khoán, số lượng, giá muốn đặt và click vào ô mua. Sau đó màn hình website sẽ hiện lên bảng thông báo xác nhận đặt lệnh, nhà đầu tư nhập mã OTP được gửi về điện thoại và tiến hành xác nhận để hoàn tất quá trình.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên Stock Insight đã chia sẻ đến nhà đầu tư thông tin cơ bản nhất về cổ phiếu ngân hàng, các mã cổ phiếu ngân hàng trên sàn HOSE, HNX và UPCOM. Mở tài khoản chứng khoán online HSC để đầu tư cổ phiếu ngay thôi nào!

Bài viết cùng chuyên mục

Cổ phiếu phân bón là gì? Danh sách các mã hiện có tại Việt Nam

Cổ phiếu ngành phân bón (cổ phiếu phân bón) là nhóm cổ phiếu thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Vậy đặc điểm cổ phiếu phân bón là...

quan ly danh muc

Các công cụ quản lý danh mục đầu tư hiệu quả (Phần 4)

Chắc hẳn phần lớn nhà đầu tư trên thị trường đã từng nghe đến câu “đừng bao giờ cho hết trứng vào một rổ”- câu này khá dễ hiểu trong...

DCA là gì? Giải thích thuật ngữ DCA

DCA là gì trong đầu tư chứng khoán? 8 cách áp dụng DCA cho hiệu quả đầu tư

  DCA là gì? Giải thích thuật ngữ DCA DCA là gì? DCA (Dollar-Cost Averaging) là một chiến lược đầu tư mà nhà đầu tư sẽ chia nhỏ nguồn vốn...