M&A là gì? Thương vụ M&A (Mua bán và sáp nhập) tác động như thế nào đến giá cổ phiếu?

Ngày đăng: 14/01/2025 lượt xem

Trong thị trường tài chính, thuật ngữ M&A (Mua bán và sáp nhập) ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Các thương vụ M&A không chỉ là những chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo ra những biến động mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán.

Vậy M&A là gì, và các thương vụ này ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, cách thức hoạt động và những tác động đáng kể mà M&A mang lại.

M&A là gì? Khái niệm và các hình thức M&A phổ biến

Định nghĩa M&A

M&A (Mergers & Acquisitions – Sáp nhập và mua lại) là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh. Chúng liên quan đến thỏa thuận giữa các doanh nghiệp mà qua đó, các công ty hợp nhất tài sản, hoạt động kinh doanh hoặc quyền sở hữu của họ để mở rộng thị phần hoặc tạo lợi thế cạnh tranh. 

Mục tiêu của M&A là gì? Chính là tạo ra một thực thể mới, hoạt động hiệu quả hơn so với các công ty ban đầu. Từ đó, mang lại lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu của các công ty ban đầu và công ty mới.

Các hình thức M&A là gì?

Sau khi đã hiểu hơn về khái niệm M&A là gì thì câu hỏi tiếp theo chính là về các hình thức của thương vụ M&A. M&A là sự kết hợp giữa “Sáp nhập – Mergers” và “Mua lại – Acquisitions”, cụ thể là:

  • Sáp nhập (Merger): Sự liên kết và hợp nhất giữa hai hay nhiều doanh nghiệp tương đồng về quy mô bằng hình thức chuyển nhượng tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập sang doanh nghiệp sáp nhập để hình thành một doanh nghiệp thống nhất với tư cách pháp nhân mới. Đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. (Luật Doanh Nghiệp 2020)
  • Mua lại (Acquisition): Đây là một hành động “thâu tóm”, khi một doanh nghiệp có ưu thế kinh doanh vượt trội hơn mua quyền kiểm soát một doanh nghiệp nhỏ hơn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bị mua lại sẽ trở thành công ty con và doanh nghiệp mua lại vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. 

Mua bán và sáp nhập theo chiều dọc, chiều ngang và kết hợp là những hình thức M&A diễn ra phổ biến, được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

  • M&A theo chiều dọc (Vertical M&A): là hình thức mua bán và sáp nhập giữa hai hay nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại những giai đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi giá trị. M&A theo chiều dọc mang lại ưu thế trong việc cắt giảm chi phí sản xuất và phân phối, tăng cường kiểm soát chất lượng, đảm bảo nguồn cung do tự chủ trong quá trình sản xuất.
  • M&A theo chiều ngang (Horizontal M&A): là hình thức mua bán và sáp nhập giữa hai hay nhiều doanh nghiệp đang hoạt động ở cùng một giai đoạn sản xuất tại cùng một lĩnh vực hoặc cung cấp những dịch vụ tương tự nhau. M&A theo chiều ngang giúp các doanh nghiệp kết hợp mở rộng quy mô, cộng hưởng năng lực và hạn chế cạnh tranh trực tiếp.  
  • M&A kết hợp (Conglomerate M&A): là hình thức mua bán và sáp nhập giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp tại các ngành khác nhau thành một công ty mẹ duy nhất. M&A kết hợp có thể giúp doanh nghiệp tăng vốn hóa thị trường, củng cố bảng cân đối kế toán, phát triển, đa dạng sản phẩm và gia tăng thị phần.

Quy trình của một thương vụ M&A là gì?

Quá trình M&A rất phức tạp vì có nhiều yếu tố liên quan, thời gian trung bình để hoàn tất một giao dịch M&A là 2.1 năm. Quy trình của các thương vụ M&A thường không cố định, chúng có thể khác nhau, tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của từng thương vụ. Nhưng nhìn chung mỗi thương vụ đều sẽ trải qua các giai đoạn, gồm: 

  • Chuẩn bị và lập kế hoạch: thường là những cuộc thảo luận ban đầu để phác thảo sơ bộ khuôn khổ chiến lược, tìm kiếm đối tác và thu nhập những dữ liệu thô cần thiết cho quá trình ra quyết định.
  • Định vị mục tiêu: xác định và đánh giá công ty mục tiêu phù hợp với kế hoạch đã đề ra.
  • Đàm phán: trao đổi và thỏa thuận giữa các bên liên quan (các công ty, cố vấn tài chính, ngân hàng đầu tư, cơ quan quản lý cổ đông).
  • Thẩm định (due diligence): đánh giá chi tiết về tình hình tài chính, pháp lý và hoạt động kinh doanh, định giá doanh nghiệp trước khi tiến hành M&A.
  • Ký kết: ký hợp đồng và hoàn tất giao dịch.
  • Tích hợp sau mua bán và sáp nhập: cơ cấu, hợp nhất giữa các tổ chức sau khi đạt được thỏa thuận giúp nhận diện được các điểm tương đồng và dung hòa khác biệt văn hóa giữa hai hay nhiều doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập.

Những lợi ích của thương vụ M&A là gì?

Một trong những lợi ích hấp dẫn mà M&A mang lại là tính kinh tế về quy mô. Việc chia sẻ các nguồn lực như: công nghệ, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng sẽ làm giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ đó gia tăng biên lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh. 

Hiểu M&A là gì còn giúp doanh nghiệp gia tăng mức độ nhận diện trên thị trường và đa dạng hóa sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông qua cộng hưởng để tạo ra một mô hình kinh doanh mạnh mẽ và đa dạng hơn, có khả năng chống chọi với những thách thức của thị trường và nắm bắt cơ hội kinh doanh tốt hơn.

Tác động đến giá cổ phiếu của thương vụ M&A là gì?

Cổ phiếu của bên mua có thể giảm trong ngắn hạn do chi phí sáp nhập hoặc sự không chắc chắn về hiệu quả của thương vụ. Tuy nhiên, giá cổ phiếu có thể tăng nếu thị trường tin rằng thỏa thuận này mở ra cơ hội tăng trưởng. Đồng thời, nếu phi vụ chứng minh được hiệu quả thì nó sẽ phản ánh vào giá cổ phiếu trong tương lai.

Giá cổ phiếu của công ty được mua lại có thể tăng mạnh trong ngắn hạn tương ứng với mức giá mà bên mua dự kiến mua lại, đặc biệt nếu giá mua lại cao hơn giá thị trường. Một số trường hợp giá sẽ giảm nếu việc mua lại bị xem là tiêu cực hoặc công ty gặp các vấn đề về tài chính.

Cách để định giá các thương vụ M&A là gì?

Dựa vào tỷ suất P/E (Price to Earnings)

Tỷ lệ Giá trên thu nhập (P/E) đo lường giá cổ phiếu của công ty so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS – Earning per share) thường được dùng để đánh giá tương đối giá trị cổ phiếu so với hiệu suất kinh doanh trong lịch sử của công ty và so với các công ty khác trong cùng ngành. Từ đó, đưa ra mức giá hợp lý cho một cổ phiếu để ra thỏa thuận mua bán và sáp nhập.

>> Xem thêm: Chỉ số P/E là gì? Lựa chọn cổ phiếu phù hợp với chỉ số P/E

Dựa vào tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales)

Giá trị doanh nghiệp trên doanh thu là thước đo định giá giá trị doanh nghiệp (EV – Enterprise Value) của một công ty so với doanh số hàng năm (Sales). Tỷ số EV/Sales thấp, nhiều khả năng đây là một khoản đầu tư hấp dẫn vì doanh nghiệp đang bị định giá thấp. 

Công thức tính tỷ số EV/Sales: 

m&a là gì - Công thức EV/Sale

Trong đó: 

  • MC: Market Capitalization
  • D: Debt
  • CC: Cash to cash equivalents

Dựa vào chi phí thay thế

Một số trường hợp định giá doanh nghiệp trong M&A được xác định bằng phương pháp Chi phí thay thế. Nói một cách đơn giản là giá trị doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc mua lại tương ứng với tổng chi phí thiết bị và chi phí vận hành của doanh nghiệp đó.

Dựa vào phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)

Ngoài ra, một công cụ định giá quan trọng trong việc xác định và hiểu M&A là gì chính là phương pháp chiết khấu dòng tiền. Phương pháp này xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp dựa trên ước tính giá trị tương lai của dòng tiền. Dự báo dòng tiền tự do (FCF – Free Cash Flow) được chiết khấu thành giá trị hiện tại bằng cách sử dụng chi phí vốn trung bình có trọng số (WACC) của công ty. Đây là một phương pháp khá phức tạp nhưng ít phương pháp nào có thể thay thế được.

Một số thương vụ mua bán và sáp nhập tiêu biểu

Việc mua lại Instagram của Facebook vào năm 2012 được xem là một thương vụ M&A mang lại nhiều lợi ích, được xem là một tình huống thực tế cho việc sáp nhập và mua lại thành công. Sau thương vụ, Facebook mở rộng sự hiện diện của mình trong không gian mạng xã hội, dẫn đến sự tăng trưởng đáng kể khi được tích hợp trên cả hai nền tảng. Instagram đã mang lại nguồn doanh thu khổng lồ, tương đương khoảng 16% tổng doanh thu của Facebook.

Tuy nhiên, không phải thương vụ nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Giống như việc Microsoft mua lại Nokia năm 2014 nhằm thâu tóm và tái khẳng định vị thế của mình trên thị trường điện thoại thông minh. Việc mua lại này đã không đạt được mục tiêu do hiệu suất kém và những bước đi sai lầm về mặt chiến lược. Microsoft đã phải trả giá bằng việc sa thải hàng nghìn nhân viên và ghi nhận lỗ sau thương vụ này.

Kết luận

Thị trường vốn toàn cầu luôn luôn vận động và có những biến chuyển để không ngừng đi lên. Trong đó, giao dịch M&A là một phương thức phổ biến, mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng để các công ty mở rộng, tăng trưởng và để lại dấu ấn trên thị trường. M&A đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn lớn trên thế giới, luôn là chất xúc tác quan trọng trong quá trình tạo ra những doanh nghiệp tiên phong và định hình lại thị trường.

Những doanh nghiệp M&A thành công không những đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho họ mà còn đem lại lợi ích cao cho các cổ động. Vì thế, đây cũng là một cơ hội mà nhà đầu tư có thể nhận diện để gia tăng hiệu suất của mình.

Hy vọng, bài viết trên phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm thương vụ M&A là gì. Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về kinh tế thị trường cũng như đầu tư chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Đức Phú
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

nguồn vốn FDI là gì

Vốn FDI là gì? Ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán?

Vốn FDI là gì? Vốn FDI (Foreign Direct Investment) là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào một quốc gia cụ thể, thông qua việc mua sắm cổ...

Kinh nghiệm từ những người tự học chứng khoán thành công

Kinh nghiệm từ những người tự học chứng khoán thành công (Phần 5)

Hành trình tự học chứng khoán thành công đòi hỏi sự kiên trì và phương pháp đúng đắn. Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá những kinh nghiệm quý...

Học cách quản lý rủi ro để đầu tư trái phiếu an toàn

Học cách quản lý rủi ro để đầu tư trái phiếu an toàn (Phần 3)

Trong đầu tư trái phiếu, việc quản lý rủi ro là yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn. Những nhà đầu tư khôn ngoan không...