NPL là gì? Tỷ lệ NPL (Non Performing Loan) cao có phải là tín hiệu cảnh báo rủi ro cho nhà đầu tư?

Ngày đăng: 02/01/2025 lượt xem

Nợ xấu (Non Performing Loan) đang là vấn đề được thảo luận rất nhiều thời gian qua trong ngành ngân hàng, nợ xấu có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho cả nền kinh tế. Như vậy nợ xấu là gì? Hãy cùng Stock Insight tìm hiểu cụ thể NPL là gì trong bài viết sau đây!

NPL là gì
NPL là gì?

NPL là gì?

Định nghĩa NPL (Non-Performing Loan)

Non-Performing Loan (Nợ xấu) là khoản nợ mà người vay không có khả năng thanh toán cho tổ chức tín dụng khi đến hạn thanh toán.

Các cấp độ phân loại của NPL là gì?

Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, nợ xấu được chia thành 5 nhóm như sau: 

  • Nhóm dư nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1): Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn (dưới 10 ngày).
  • Nhóm nợ cần phải chú ý (Nhóm 2): Nợ quá hạn từ 10-90 ngày, hoặc điều chỉnh kỳ hạn lần đầu, được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
  • Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3): Nợ quá hạn 91-180 ngày, được gia hạn nhưng vẫn chưa trả đủ lãi.
  • Nhóm nợ nghi ngờ (Nhóm 4): Nợ quá hạn 181-360 ngày, có khả năng khó thu hồi.
  • Nhóm nợ có khả năng mất vốn cho vay (Nhóm 5): Nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên, có nguy cơ mất vốn cao.
npl trong ngân hàng là gì
Dư nợ xấu tại một số ngân hàng. Nguồn: Tạp chí Thương gia.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ NPL là gì?

Tình trạng kinh tế suy thoái: Khi nền kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn về mặt kinh tế hoặc kinh doanh khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ suy giảm hình thành nên nợ xấu.

Quản trị rủi ro tín dụng yếu kém: Việc cấp tín dụng không kiểm soát chặt chẽ, quy trình đánh giá rủi ro không chặt chẽ, có thể dẫn đến việc tăng tỷ lệ NPL.

Thiếu chiến lược thu hồi nợ hiệu quả: Nếu ngân hàng không có quy trình thu hồi nợ tốt, tỷ lệ NPL sẽ tăng.

Môi trường pháp lý và quản lý lỏng lẻo: Những quy định lỏng lẻo có thể khiến ngân hàng dễ dãi hơn trong cấp tín dụng, dẫn đến rủi ro nợ xấu.

Cách tính và ý nghĩa của tỷ lệ NPL là gì?

Công thức tính tỷ lệ NPL

Tỷ lệ NPL được tính bằng cách chia tổng giá trị nợ xấu cho tổng dư nợ của ngân hàng.

Công thức NPL - non performing loan

Ví dụ: một ngân hàng có tổng nợ xấu là 5.000 tỷ đồng và dư nợ cho vay là 200.000 tỷ đồng, khi đó tỷ lệ nợ xấu sẽ là: 

NPL = 5.000 / 200.000 = 2.5%

Ý nghĩa của tỷ lệ NPL là gì?

Tỷ lệ NPL càng cao thường cho thấy ngân hàng đang gặp vấn đề về khả năng thu hồi nợ, phản ánh sức khỏe tài chính yếu kém, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động. Bên cạnh đó tỷ lệ NPL cao làm giảm khả năng cung cấp tín dụng cho khách hàng và từ đó làm giảm lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tương lai.

Tỷ lệ NPL cao có phải là tín hiệu cảnh báo rủi ro cho nhà đầu tư?

Đối với nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ngân hàng, tỷ lệ NPL cao là một trong những tín hiệu cảnh báo rủi ro. Nợ xấu tác động đến sức khỏe tài chính và khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải trích lập các khoản dự phòng cho nợ xấu làm giảm lợi nhuận. Đây là những rủi ro trong đầu tư, nhà đầu tư cần xem xét cẩn trọng.

npl là gì - Tỷ lệ NPL tại một số ngân hàng.
Tỷ lệ NPL tại một số ngân hàng. Nguồn: Tạp chí Thương gia.

Làm thế nào để nhà đầu tư phòng tránh rủi ro khi tỷ lệ NPL cao?

Phân tích kỹ lưỡng báo cáo tài chính của ngân hàng: Đọc và hiểu rõ các khoản mục về nợ xấu trong báo cáo tài chính để đánh giá tình hình nợ xấu. 

Theo dõi chỉ số NPL và các chỉ báo tài chính liên quan: Nhà đầu tư cần theo dõi không chỉ tỷ lệ NPL mà còn các chỉ số khác như tỷ lệ dự phòng nợ xấu.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nên phân bổ vốn vào nhiều lĩnh vực thay vì tập trung vào các ngân hàng có tỷ lệ NPL cao.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên phần nào đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm NPL là gì. Tỷ lệ NPL cao là một yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần theo dõi khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng. Tình trạng NPL không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà còn là tín hiệu cảnh báo cho sự ổn định của hệ thống tài chính.

Nhà đầu tư nên thường xuyên đọc báo cáo và theo dõi các thông tin về nợ xấu để đầu tư vào nhóm ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về kinh tế thị trường cũng như đầu tư chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Quốc Dil
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Vốn cố định là gì? Cách phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là gì? Cách phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Nguồn vốn là mạch máu của doanh nghiệp, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Không có...

nguồn vốn FDI là gì

Vốn FDI là gì? Ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán?

Vốn FDI là gì? Vốn FDI (Foreign Direct Investment) là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào một quốc gia cụ thể, thông qua việc mua sắm cổ...

Bull Trap là gì? Cách phòng tránh Bull Trap khi đầu tư chứng khoán

Bull Trap là gì? Cách phòng tránh Bull Trap khi đầu tư chứng khoán

Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán không bao giờ là dễ dàng với các nhà đầu tư mới vì thị trường và cổ phiếu luôn biến...